Nhỏ Bình thường Lớn

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ngoại giao phải luôn đi đầu, phát hiện sớm, nhanh và đúng các nguy cơ và thách thức

Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an), tình hình khu vực và thế giới ngày càng phức tạp, ngoại giao sẽ là lực lượng đầu tiên phát hiện sớm, phát hiện nhanh và phát hiện đúng những thời cơ và thách thức trong chuyển biến, vận động của mối quan hệ quốc tế lớn.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ngoại giao phải luôn đi đầu, phát hiện sớm, nhanh và đúng các nguy cơ và thách thức
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an. (Nguồn: Lao động)

Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, trong bối cảnh tác động của quá trình toàn cầu hóa trên thế giới và Việt Nam hội nhập sâu rộng - chính thức từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa với Mỹ giữa những năm 1990 - vấn đề an ninh-quốc phòng và đối ngoại trở nên gắn liền với nhau không tách rời. Ông cho rằng, vấn đề đối ngoại thực chất xét đến cùng đó là vấn đề an ninh quốc gia.

Mối quan hệ gắn chặt giữa quốc phòng an ninh và đối ngoại do đó chính là vấn đề khách quan của thời đại toàn cầu, hội nhập quốc tế sâu rộng. Đây cũng là vấn đề toàn cầu chứ không phải của riêng Việt Nam.

Không chỉ có vậy, cũng theo ông Lê Văn Cương, vai trò của đối ngoại còn bao trùm lên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục...

Thế giới hiện nay đứng trước nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống mà một quốc gia không thể tự mình giải quyết. Theo ông, đối ngoại có vai trò như thế nào để giải quyết các thách thức an ninh này?

Trước đây, an ninh truyền thống là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quốc phòng, thông qua phương tiện là vũ khí chiến tranh.

Còn hiện nay, việc cả thế giới với hơn 200 quốc gia hiện đang gồng mình chống dịch Covid-19, rồi cuộc chiến đang diễn ra trên không gian mạng giữa các cường quốc - giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Mỹ và Nga - sục sôi, quyết liệt nhưng âm thầm không có tiếng súng, tiếng đạn pháo. Đó là an ninh phi truyền thống.

Trong bối cảnh hiện nay, khi các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống ngày càng mở rộng thì đối ngoại càng quan trọng, có vai trò dẫn đầu, có tính chất quyết định trong phát triển của đất nước.

Đơn cử, việc kiểm soát đại dịch Covid-19 cần phải có hợp tác quốc tế, thông qua các hoạt động đối ngoại là chủ yếu, chứ không thể dùng súng đạn, điệp viên tình báo…

Một năm thực thi EVFTA: Việt Nam-EU cùng ‘rinh trái ngọt’, chưa hết thách thức nếu muốn đón 'gió lành'
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Việt Nam tham gia hai FTA lớn là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Các thách thức an ninh mới, mở rộng hơn so với trước thì cũng dẫn đến yêu cầu phải có những hình thức mới của đối ngoại. Ý kiến của ông như thế nào?

Nhớ lại trong lịch sử Việt Nam, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là do có sự lãnh đạo của Đảng – yếu tố đóng vai trò quyết định, sự đồng thuận đoàn kết chặt chẽ của hàng chục triệu người như một.

Nhưng trong đó, có một nguyên nhân không bao giờ được bỏ qua, là sự hỗ trợ quốc tế. Nếu không có sự viện trợ vũ khí, đạn dược từ Liên Xô, Trung Quốc thì Việt Nam cũng sẽ giải phóng được đất nước, nhưng không phải là ngày 30/4/1975 mà sẽ bị đẩy lùi xa hơn với nhiều tổn thất hơn nữa.

Ngày nay, khi các khái niệm an ninh mở rộng thì chúng ta phải mở rộng phạm trù hoạt động ngoại giao, và phải sử dụng những biện pháp tổng hợp phi vũ trang.

Đó là ngoại giao văn hóa để lôi cuốn sự chú ý và và tôn trọng của đối tác. Đó là ngoại giao vaccine để thúc đẩy chuyển giao công nghệ vaccine… Như vậy đối ngoại ở đây không chỉ trong lĩnh vực văn hoá, mà còn cả y tế, xã hội...

Đối ngoại phải luôn đi đầu, là hoa tiêu

Đánh giá của ông về vai trò của ngoại giao nói chung?

Trong thời kỳ kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt thực hiện mặt trận ngoại giao. Chính nhờ mặt trận ngoại giao mà chúng ta đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi, tạo điều kiện cho Việt Nam giảm bớt thương vong, rút ngắn thời gian giải phóng đất nước.

Hiện nay cũng vậy. Không phải ngẫu nhiên mà ta thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với tất cả các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây chính là mặt trận ngoại giao.

Không phải ngẫu nhiên mà 192/193 quốc gia bỏ phiếu cho Việt Nam trúng cử vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2019.

Phải nói rằng hoạt động ngoại giao đã giúp nâng tầm vị thế trên toàn cầu của Việt Nam. Thế giới đã biết đến Việt Nam thông qua hoạt động ngoại giao, chứ không phải là biết đến Việt Nam có bao nhiêu tàu ngầm hay bao nhiêu tên lửa.

Ngoại giao đã trực tiếp góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới. Cũng chính ngoại giao đã góp phần giữ ổn định quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và tiếp tục duy trì phát triển mở rộng quan hệ Việt Nam với Mỹ.

Đà Nẵng đón chào lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
Việc tổ chức thành công APEC ở Đà Nẵng năm 2017 là một điểm son của đối ngoại trong thành tựu chung của đất nước.

Chính trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng, ngoại giao đã góp phần rất lớn trong những thành tựu chung của đất nước. Ngoại giao cùng với quốc phòng an ninh đã tạo ra dấu ấn trong nhiệm kỳ XII với những “điểm son” như: Năm 2017 tổ chức thành công APEC ở Đà Nẵng, năm 2018 tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Hà Nội mà mới đây ông Giám đốc Diễn đàn nhấn mạnh rằng, trong 27 năm qua chưa bao giờ có một điễn đàn kinh tế thành công như ở Hà Nội.

Tháng 2/2019, Việt Nam bảo vệ thành công cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un - sự kiện lôi cuốn cả thế giới chú ý theo dõi lần đầu tiên từ năm 1945 với hơn 2.700 nhà báo quốc tế đã đến Hà Nội để đưa tin.

Việc chúng ta bảo vệ thành công hàng trăm cuộc họp các cấp của ASEAN trong suốt năm đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên năm 2020 cũng tạo ra dấu ấn đặc biệt quan trọng.

Những hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao - quốc phòng - an ninh như vậy đã khiến cả thế giới thừa nhận Việt Nam là một đất nước thanh bình, an toàn, ổn định và mến khách.

"Chưa bao giờ ngoại giao lại có thể xuyên thủng mọi hàng rào để mở rộng hợp tác như vậy. Trong những điều kiện nhất định, có nước hỗ trợ chúng ta hàng chục triệu liều vaccine, có nước hàng trăm nghìn liều. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã tận dụng được lòng tin của cộng đồng quốc tế, góp phần chống dịch".

Chính vì điều này mà đầu năm 2021, dù dịch Covid-19 vẫn phức tạp nhưng đầu tư vào Việt Nam và ASEAN vẫn tăng.

Như vậy, trên trục đối ngoại an ninh - quốc phòng, kinh tế thì ngoại giao gần như là một mũi đi trước hợp tác với an ninh và quốc phòng, mở đường cho đất nước phát triển, ngược lại, an ninh-quốc phòng hỗ trợ và gắn chặt với ngoại giao.

Ông có nghĩ rằng bởi vậy mà định hướng đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt vấn đề phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại?

Đây là sự phát triển về nhận thức mới của Đảng. Lần đầu tiên Nghị quyết Đại hội xác định vai trò tiên phong của đối ngoại.

Nhưng thực tế thời gian vừa qua, ngoại giao đã thực sự đi tiên phong, nhất là trong trực tiếp góp phần vào cuộc chiến chống Covid-19 thông qua ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine.

Đã có sự vào cuộc của không chỉ Bộ trưởng Ngoại giao, mà với tất cả các lãnh đạo cấp cao nhất, từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, và cả hệ thống chính trị, mà trong đó Bộ Ngoại giao đóng vai trò tham mưu, tổ chức.

Chống dịch như chống giặc. Chưa bao giờ ngoại giao lại có thể xuyên thủng mọi hàng rào để mở rộng hợp tác như vậy. Trong những điều kiện nhất định, có nước hỗ trợ chúng ta hàng chục triệu liều vaccine, có nước hàng trăm nghìn liều. Nhưng điều quan trọng là chúng ta đã tận dụng được lòng tin của cộng đồng quốc tế, góp phần chống dịch.

Không chỉ nhấn mạnh vai trò tiên phong của đối ngoại, Đại hội Đảng cũng đặt vấn đề xây dựng một nền ngoại giao toàn diện và hiện đại. Ông quan niệm thế nào là một nền ngoại giao toàn diện, hiện đại?

Trước đây khi nói đến ngoại giao chỉ là nói đến Bộ Ngoại giao, nhưng ngày nay ngoại giao đã trở thành hoạt động của tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, và của nhân dân.

Ngoại giao cũng là của các ngành, của các Bộ: ngoại giao, quốc phòng, công an, kế hoạch-đầu tư, tài chính, văn hóa...

Tính toàn diện được đặt ra là như vậy. Chỉ trong vòng 7, 8 tháng đầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII, chúng ta đã thấy các hoạt động ngoại giao được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, kể cả cấp địa phương.

Cần phát hiện sớm, nhanh và đúng các chuyển biến

Theo ông, bối cảnh mới, tình hình mới đang đặt ra những yêu cầu mới nào với các hoạt động đối ngoại?

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định phông chung của thế giới là hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Nhưng trong xu thế chung đó, vẫn tồn tại nhiều xung đột khu vực, xung đột trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, chủ quyền lãnh thổ, tôn giáo, sắc tộc…

Bức tranh chung là như vậy. Nhưng cũng có nhiều điểm mới. Đó là từ năm 2021, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra hợp tác và cạnh tranh mang tính đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Khi quan hệ Mỹ-Trung vừa hợp tác vừa cạnh tranh và cạnh tranh mang tính đối đầu và ngày càng gay gắt đặt ra cả thời cơ cũng như thách thức cho Việt Nam. Khó khăn của Việt Nam là không cẩn thận sẽ phải chọn bên, cũng như sẽ khó khăn trong hợp tác nội bộ ASEAN.

Nhưng ngược lại, trong căng thẳng đó, ASEAN sẽ có cơ hội phát huy vai trò trung tâm kết nối, và vai trò của Việt Nam cũng sẽ được đánh giá cao. Các cường quốc muốn hay không cũng phải thiết kế quan hệ với Việt Nam. Về kinh tế, rất nhiều tập đoàn khi tìm đất mới để đầu tư cũng sẽ đến Việt Nam.

Xét trên những khía cạnh đó thì theo tôi, trong bối cảnh mới của khu vực và thế giới, Việt Nam có cả thách thức và cơ hội nhưng nhìn tổng thể thì cơ hội lớn hơn thách thức. Vấn đề là Việt Nam làm sao để tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức này.

Tin liên quan
Lấy địa phương làm trung tâm phục vụ, phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại địa phương trong bối cảnh mới Lấy địa phương làm trung tâm phục vụ, phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại địa phương trong bối cảnh mới

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cho rằng, môi trường an ninh phát triển của nước ta trong thời gian tới đứng trước nhiều vấn đề mới khó khăn và phức tạp hơn và đặt ra yêu cầu phải bảo vệ bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa. Theo ông, tại sao lại phải đặt ra vấn đề này?

Thật ra mà nói đây là một vấn đề lớn, được đặt ra không phải bây giờ mà từ cách đây hơn 2.000 năm. Trong thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Trung Quốc, những “người khổng lồ” như Khổng Tử, Tôn Tử, Mạnh Tử… từ những năm 400, 500 trước Công Nguyên đã đặt ra vấn đề “giữ nước từ khi còn chưa nguy”.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay, các nguy cơ an ninh phi truyền thống và truyền thống cùng tác động vào an ninh Việt Nam nói riêng và các nước nói chung, khơi lại vấn đề “bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa” có ý nghĩa quan trọng.

Và trong khi bảo vệ đất nước một cách tổng thể, và cả từ sớm, từ xa như vậy, ngoại giao thực sự có vai trò đi tiên phong, giống như “mắt thần” phát hiện những chuyển biến mới trên thế giới và trong khu vực, phát hiện nguy cơ để cảnh báo Đảng, Nhà nước điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại và có phương án ứng phó kịp thời, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức.

Vậy trong thời tới, làm thế nào để phối hợp tốt hơn giữa an ninh và đối ngoại?

Quan trọng nhất là phải tỉnh táo, nhận rõ những chuyển biến lớn của khu vực và thế giới, phán đoán được rung lắc của những mối quan hệ đặc biệt quan trọng.

Do tình hình khu vực và thế giới ngày càng phức tạp nên vai trò của ngoại giao càng ngày càng lớn và sẽ là lực lượng đầu tiên giúp phát hiện sớm, phát hiện nhanh và phát hiện đúng những thời cơ và thách thức trong chuyển biến, vận động của mối quan hệ quốc tế lớn, từ đó tham mưu cho Đảng, Nhà nước có những kế sách để tận dụng tối đa ra những cơ hội và vượt qua thách thức.

Trân trọng cảm ơn ông!

Việt Nam-Thụy Sỹ: Biểu tượng cho quan hệ bền chặt vì hòa bình

Việt Nam-Thụy Sỹ: Biểu tượng cho quan hệ bền chặt vì hòa bình

Tháng 10/2021 là một tháng đặc biệt ý nghĩa trong năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Sỹ (11/10/1971-11/10/2021). ...

Sẵn sàng cho kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN cuối tháng 10

Sẵn sàng cho kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN cuối tháng 10

Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các Cấp cao liên quan, ...

Việt Nam-New Zealand: Phối hợp tốt chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2021

Việt Nam-New Zealand: Phối hợp tốt chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2021

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta nhằm trao đổi về việc hai bên ...