Thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ chết yểu?

Một năm đã trôi qua kể từ ngày ký kết, nhưng Thỏa thuận về người tị nạn giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ đang bên bờ vực sụp đổ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thoa thuan eu tho nhi ky chet yeu Quốc hội Hy Lạp phê chuẩn thỏa thuận tị nạn EU – Thổ Nhĩ Kỳ
thoa thuan eu tho nhi ky chet yeu Thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ: Khó thực thi
thoa thuan eu tho nhi ky chet yeu
Ảnh minh họa. (Nguồn: Politico.eu)

Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào con số, các nhà lãnh đạo EU có lý do để nói rằng thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ đã hạn chế được tình trạng người tị nạn tuồn vào “lục địa già”. Trước khi ký kết thỏa thuận, mỗi tháng có khoảng 50.000 người vượt biển Aegean đến Hy Lạp trên những con tàu ọp ẹp. Tuy nhiên, từ tháng 12/2016-2/2017, chỉ có khoảng 3.500 người thực hiện chuyến đi như vậy.

Dù Thỏa thuận là một thành công chính trị, thể hiện rằng EU có thể kiểm soát biên giới, nhưng nó chẳng mang lại nhiều tác động về mặt nhân đạo. Từ khi thỏa thuận được ký kết, khoảng 2,9 triệu người Syria và hàng trăm nghìn người Afghanistan và Iraq vẫn phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 10% số đó đang ở trong các trại của Liên hợp quốc, trong khi đa số sống tạm bợ ở Istanbul hoặc các thị trấn ở phía Đông Nam, gần biên giới Syria. Thổ Nhĩ Kỳ hiện có số lượng người tị nạn lớn nhất thế giới.

Số phận của những người di cư vô cùng bấp bênh. Từ tháng 1/2016, người Syria đã được tạo điều kiện để nhận giấy phép lao động dễ dàng hơn, nhưng chỉ khoảng 10.000 người có cơ hội làm việc. Mặc dù hơn nửa triệu trẻ em đã được đến trường, rất nhiều em vẫn chưa thể đi học. Đáng chú ý, những tệ nạn như lao động trẻ em hay tảo hôn không phải là hiếm gặp.

Việc ký kết thỏa thuận về người tị nạn phần nào khiến EU phụ thuộc vào thiện chí của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Các quan chức Thổ đã nhiều lần dọa hủy bỏ thỏa thuận nếu châu Âu không thực hiện cam kết miễn thị thực du lịch cho công dân của mình.

Ngược lại, EU cáo buộc Chính phủ của ông Erdogan ngày càng trở nên chuyên quyền, đồng thời lo ngại ông sẽ mở cửa biên giới cho người tị nạn tràn sang các nước châu Âu. Nhiều nước thành viên EU cũng cho rằng nên “đóng băng” việc Ankara gia nhập Liên minh vì nước này chưa đủ tiêu chuẩn.

Nghiêm trọng hơn, căng thẳng trong quan hệ EU - Thổ đang leo thang trước việc một số nước EU, trong đó có Đức và Hà Lan, cấm các Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức mít tinh, vận động kiều bào ở nước sở tại cho lần sửa đổi Hiến pháp sắp tới. Trước những lời đe dọa phá vỡ thỏa thuận từ Ankara, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas De Maiziere ngày 18/3 lên tiếng kêu gọi Chính phủ của ông Erdogan tôn trọng những gì đã được cam kết giữa hai nước.

Trong khi đó,  Ankara tiếp tục chĩa mũi dùi về phía Brussels. Tổng thống Erdogan đã gọi Đức là những kẻ theo chủ nghĩa phát xít, tố cáo EU đứng đằng sau cuộc đảo chính ở nước này hồi tháng 7/2016, đồng thời đe dọa sẽ gửi 15.000 người tị nạn sang biên giới EU mỗi tháng.

EU dường như không muốn hành động phụ thuộc vào thái độ của Ankara nữa. Cuối tháng 2 vừa qua, Liên minh này đã đàm phán với Ai Cập và Tunisia về việc tiếp nhận người tị nạn. Theo đó, EU sẽ tăng cường hỗ trợ về kinh tế, đồng thời đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh cho công dân của hai nước này. Đổi lại, Cairo và Tunis cần kiểm soát biên giới và tăng tốc độ tái bố trí người tị nạn bị từ chối từ EU.

Bất chấp những động thái tích cực của EU, khả năng thỏa thuận EU - Thổ sụp đổ sẽ khiến những người tị nạn từ Syria và Libya không biết đi về đâu. Năm 2017 đối với những người tị nạn sẽ tiếp tục là một năm khó khăn và đầy bất trắc.

thoa thuan eu tho nhi ky chet yeu Thổ Nhĩ Kỳ-EU: Liệu có tránh được một cuộc chia tay?

Tờ Le Monde số ra ngày 20/3 nhận định, bất chấp căng thẳng dâng cao, Liên minh châu Âu (EU) vẫn không muốn cắt đứt ...

thoa thuan eu tho nhi ky chet yeu Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu gia tăng căng thẳng

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các nước châu Âu vốn đã căng thẳng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, lại được các ...

thoa thuan eu tho nhi ky chet yeu Thỏa thuận EU – Thổ Nhĩ Kỳ bị tố phạm luật

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã bày tỏ mối quan tâm về thỏa thuận vừa đạt được giữa EU và ...

Minh Quân (theo The Economist)

Đọc thêm

Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngợi khen

Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngợi khen

Ngày 3/5, nữ diễn viên đoạt giải Oscar Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do từ Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng.
Man City: Sao trẻ Phil Foden và đam mê câu cá cùng bố dịp cuối tuần

Man City: Sao trẻ Phil Foden và đam mê câu cá cùng bố dịp cuối tuần

Phil Foden có sở thích cùng bố đi đâu cá dịp cuối tuần, từng bỏ lỡ buổi ăn mừng vô địch Ngoại hạng Anh 2018 vì chuyến đi câu đã ...
Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Chỉ chưa đầy 3 tháng sau lần trúng số độc đắc đầu, Christine Wilson tiếp tục nhận giải thưởng 1 triệu USD lần thứ hai.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học ...
Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động