Thỏa thuận lịch sử về cải cách thuế toàn cầu: Bao giờ cho được công bằng?

Phan Thanh
Gọi sự kiện G7 đạt thỏa thuận lịch sử về cải cách thuế toàn cầu là một “khoảnh khắc lịch sử” nhưng nó vẫn là điều “rất không công bằng”, bởi Giám đốc điều hành Mạng lưới tư pháp thuế (TJN) Alex Cobham cho rằng, mức thuế đó ít nhất phải 25%.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một số ông lớn công nghệ góp mặt tại một trong những thiên đường thuế lớn nhất thế giới Dublin, Ireland. (Nguồn: Placetech)
Một số ông lớn công nghệ góp mặt tại một trong những thiên đường thuế lớn nhất thế giới Dublin, Ireland. (Nguồn: Placetech)

Lãnh đạo các nước G7, gồm: Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Vương quốc Anh, và Mỹ đã ủng hộ mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% do Mỹ đề xuất, nhằm tạo sân chơi bình đẳng trong thu hút những tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, với tư tưởng cốt lõi là hướng tới giảm thiểu tình trạng các công ty đa quốc gia chuyển lợi nhuận về các thiên đường thuế (nơi có thuế suất thấp, hoặc miễn thuế).

Đồng thời, một số nền kinh tế hy vọng sẽ thu được thêm nhiều tiền thuế hơn khi doanh thu phát sinh ở nước họ.

Điểm khởi đầu hy vọng

Như vậy sau gần 10 năm thảo luận (bắt đầu từ 2013) Mỹ và các nước G7 đã đạt được một thỏa thuận lịch sử để cải cách hệ thống thuế toàn cầu phù hợp với kỷ nguyên kỹ thuật số và quan trọng là đảm bảo công bằng rằng, “doanh nghiệp phải trả thuế tương xứng về đúng nơi quy định”, như cách mà Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak phát biểu.

Theo đó, tiến bộ quan trọng về thuế lần này là “một cách đánh thuế công bằng hơn”. Bởi Thỏa thuận buộc các công ty đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận nhiều nhất sẽ bị đánh thuế ở quốc gia mà họ có hoạt động kinh doanh, chứ không phải nơi đăng ký kinh doanh, hay đặt trụ sở.

Tin liên quan
Cải cách thuế Mỹ tạo sức ép nợ nần lên các nước khác Cải cách thuế Mỹ tạo sức ép nợ nần lên các nước khác

Như vậy, với thỏa thuận mới, các công ty phải đóng nhiều thuế hơn ở quốc gia mà công ty trực tiếp bán sản phẩm hoặc dịch vụ, bằng ít nhất 10% lợi nhuận biên. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nói trên, 20% của các khoản lợi nhuận trên mức lợi nhuận biên 10% này, sẽ được phân bổ lại và đánh thuế tại các quốc gia mà công ty đăng ký hoạt động.

Theo đó, tình trạng “hội nhà giàu” như Google, Microsoft, Amazon, Facebook... đang tận dụng “lỗ hổng” đặt trụ sở ở những thiên đường thuế để phải trả rất ít thuế hoặc thậm chí là không mất đồng nào, cần phải được chấm dứt.

Ở khía cạnh khác, G7 muốn thống nhất một mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% để tránh việc các nước cạnh tranh nhau bằng một “cuộc chạy đua xuống đáy”- các nước đua nhau hạ thuế suất để cạnh tranh thu hút các công ty về mở trụ sở nhằm thu được thuế.

Mỹ đã chấp nhận nhượng bộ không ít trong vấn đề này, vì các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn chính là các ông lớn ngành công nghệ của Mỹ. Đổi lại, có thể các nước châu Âu sẽ bỏ đi một số khoản thuế đánh lên các giao dịch số. Mặt khác, với việc đồng ý thỏa thuận thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu giữa các nước G7, Mỹ có thể yên tâm tăng thuế trong nước mà không sợ bị các nước khác hạ thuế quá thấp khiến các doanh nghiệp rời khỏi nước Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng, cam kết của G7 đối với mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% là “điểm khởi đầu”, đồng thời khẳng định “sẽ đấu tranh để đảm bảo rằng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu này càng cao càng tốt”.

Với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, động thái này sẽ “giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh, bằng tạo sân chơi công bằng cho doanh nghiệp và khuyến khích các nước cạnh tranh trên những cơ sở tích cực”. Đề xuất của Mỹ tập trung vào hai mục đích chính là thiết lập một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu và thay đổi các quy tắc đặc biệt về thu thuế doanh nghiệp và nơi nộp thuế.

Về phía doanh nghiệp, các ông lớn công nghệ như Facebook, Google hay “gã khổng lồ” bán lẻ Amazon đều tỏ thái độ ủng hộ mạnh mẽ việc cập nhật các quy tắc đánh thuế quốc tế, gọi cam kết của G7 là “tiến bộ quan trọng”, bất luận rủi ro phải đóng thuế nhiều hơn và ở các nơi khác nhau.

Nhưng với quan điểm, “mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất phải 25%. Ông Alex Cobham cho rằng, cách G7 đang thực hiện cải cách thuế với mức thuế thấp như vậy… có nghĩa là lợi ích sẽ vẫn nhỏ hơn nhiều so với những gì họ có thể có được.

“Những cánh cửa khó rộng mở”

Theo thống kê, chi nhánh Microsoft tại Ireland đã không trả một đồng thuế nào từ lợi nhuận 315 tỷ USD trong năm 2020 vì đăng ký trụ sở ở Bermuda. Trong khi đó, chính “thiên đường thuế” Ireland sẽ mất hơn 2,4 tỷ USD trong tổng tiền thu thuế doanh nghiệp (gần 14,6 tỉ USD), nếu Thỏa thuận của G7 được hiện thực hóa.

Bởi vậy, trên thực tế, nếu được thực thi thì dù với 15% - Thỏa thuận trên đã là một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực thuế toàn cầu. Tiếc rằng, đồng thuận này của G7 dù rất đáng ghi nhận thì vẫn còn thật sự phức tạp, hiện tại mới chỉ là bước đi đầu tiên.

Đây là một thỏa thuận khó khăn và chắc còn khá xa mới có thể tới đích. Hiện không có gì đảm bảo Thỏa thuận có thể vượt qua “cửa” quốc hội ở nhiều nước. Một trong những cánh cửa lớn chính là Quốc hội Mỹ - nơi nhiều đối tượng sẽ bị ảnh hưởng và cũng là nơi các đại công ty sẽ lobby để các nghị sĩ yêu cầu có những điều chỉnh có lợi hoặc phủ quyết thỏa thuận này.

Thỏa thuận trên hiện còn phải chờ được thông qua nhiều vòng đàm phán nữa, gần nhất là tháng 7/2021 tại hội nghị Nhóm các nước G20.

Hiện nhiều quốc gia không đáp ứng nhu cầu về mức thuế suất tối thiểu 15%. Cũng không lạc quan quá nhiều, rằng tất cả lợi nhuận phát sinh ở một quốc gia thì sẽ được tính thuế. Mà lợi ích lớn nhất của thỏa thuận này có lẽ là việc Mỹ đã sẵn sàng hợp tác với các nước trong vấn đề thuế quan, cũng như về hoạt động của các công ty đa quốc gia. Từ đó, hy vọng các nguy cơ bất hợp tác, gây chiến tranh thương mại và thuế quan giữa các nền kinh tế có thể được giảm dần.

Đối với những nền kinh tế nhỏ, Việt Nam tham gia thỏa thuận này thì có lợi gì? Có thể số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng lên. Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ tác động đến kinh tế, Thỏa thuận sẽ nảy sinh các vấn đề quan trọng khác như ổn định công ăn việc làm cho người lao động, môi trường kinh doanh có thể sẽ kém hấp dẫn hơn…

Đối với những nền kinh tế nhỏ, Việt Nam tham gia thỏa thuận này thì có lợi gì? Có thể số thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng lên. Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ tác động đến kinh tế, Thỏa thuận sẽ nảy sinh các vấn đề quan trọng khác như ổn định công ăn việc làm cho người lao động, môi trường kinh doanh có thể sẽ kém hấp dẫn hơn…

Mặt khác, một loạt các tập đoàn lớn nước ngoài vào Việt Nam đang được hưởng mức thuế ưu đãi, như Samsung, nếu nâng thuế thu nhập cao hơn 10% như đang áp dụng thì có ổn không?...

Phân tích về những tác động với Việt Nam, TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol (Anh), một gợi ý tốt cho Việt Nam là đàm phán với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore - những quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều tập đoàn đầu tư hoặc hoạt động ở Việt Nam để tránh tình trạng chuyển giá. Tuy nhiên, một câu hỏi khó là Việt Nam có thể ưu đãi thêm những gì để đổi lại một thỏa thuận thuế quan có lợi hơn?, khi chúng ta đã dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài.

TIN LIÊN QUAN
130 quốc gia đồng ý thỏa thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu​
Thỏa thuận thuế toàn cầu của G7: Có thật sự là 'đòn đau' với các 'gã khổng lồ'?
OECD: Thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu của G7 không 'thiên vị' nước Mỹ
G7 đạt được thoả thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu, quy định mức tối thiểu 15%
Bộ Tài chính Mỹ đề xuất thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ở mức sàn 15%

Đọc thêm

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động