Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc: Bắc Kinh không tuân thủ cam kết, Washington có thể đơn phương trả đũa?

Hải An
Sau gần 2 năm thực thi Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc giai đoạn 1, đã phát sinh các khiếu nại về việc Bắc Kinh không hoàn thành cam kết. Washington có thể làm gì?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ-Trung Quốc. (Nguồn: Adobe stock)
Thống kê cho thấy, Bắc Kinh chỉ mới đạt được 62% cam kết theo Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc giai đoạn 1. (Nguồn: Adobe stock)

Trong bài viết trên E-International Relations ngày 16/12, Giáo sư Luật tại Đại học Arizona (Mỹ) Bashar H. Malkawi đã nhận định về hướng đi tiếp theo của Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên không ngừng gia tăng thời gian gần đây.

Theo Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, có hiệu lực vào ngày 14/2/2020, Trung Quốc đồng ý mua từ Mỹ ít nhất 32 tỷ USD hàng nông sản trong vòng 2 năm; hơn 52 tỷ USD các sản phẩm năng lượng như dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng và nhiên liệu hóa dầu từ Mỹ; gần 40 tỷ USD các dịch vụ, bao gồm dịch vụ tài chính và khoảng 77,7 tỷ USD các hàng hóa công nghiệp Mỹ.

Như vậy, Trung Quốc cam kết sẽ mua tổng cộng hơn 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

Đổi lại, Mỹ cam kết sẽ không áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc nhưng sẽ không dỡ bỏ ngay hoàn toàn các mức thuế quan đã áp.

Mức thuế 25% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ được giữ nguyên. Trong khi đó mức thuế 15% được áp ngày 1/9/2019 lên 120 tỷ hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm xuống mức 7,5%.

Tuy nhiên, sau gần hai năm, đã phát sinh các khiếu nại về việc Bắc Kinh không đáp ứng nghĩa vụ của mình theo cam kết đã ký.

Thống kê cho thấy, Trung Quốc chỉ mới đạt được 62% cam kết. Vì thỏa thuận hết hạn vào tháng 12/2021, nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan tới tương lai và việc tuân thủ thực thi thỏa thuận này.

Cách tiếp cận mới?

Thỏa thuận giai đoạn 1 diễn ra vào thời điểm căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bùng phát. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2018, khi Mỹ áp thuế đối với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chẳng hạn như các bộ phận máy bay.

Đáp lại, Bắc Kinh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm cả nông sản.

Trong những năm qua, hai nước đã trao đổi quyền miễn trừ thuế quan đối với một số mặt hàng nhất định. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang khi Mỹ gia hạn lệnh cấm đầu tư vào các công ty Trung Quốc - những doanh nghiệp mà Washington cho rằng có quan hệ với quân đội.

Tin liên quan
Cạnh tranh Mỹ-Trung tại Đông Á: Cuộc chiến Cạnh tranh Mỹ-Trung tại Đông Á: Cuộc chiến 'mượn tay kẻ khác' hay sự đối đầu chiến lược giữa hai siêu cường?

Việc miễn trừ thuế quan và các biện pháp thương mại khác của cả hai bên có vẻ có tác dụng làm dịu quan hệ căng thẳng. Cách tiếp cận từng phần này có thể sẽ được Mỹ và Trung Quốc tiếp tục áp dụng trừ khi hai bên nhất trí được về một thỏa thuận mới. Tuy nhiên, rất khó để đàm phán được thỏa thuận giai đoạn 2.

Thế nên, Thỏa thuận giai đoạn 1 có thể được gia hạn với việc điều chỉnh các cam kết về số lượng hàng hóa mỗi bên mua của nhau. Bằng cách này, Washington có thể chuyển trọng tâm sang việc kiểm soát thực thi cam kết của Bắc Kinh.

Theo văn bản đã ký, Mỹ và Trung Quốc đồng ý với một cách tiếp cận sáng tạo về việc tuân thủ và thực thi thỏa thuận. Chương 7 của Thỏa thuận quy định các bước cần thiết để đảm bảo việc thực hiện thỏa thuận có hiệu quả.

Thỏa thuận đã tạo ra một nhóm khung thương mại để thảo luận về việc thực hiện cam kết, do Đại diện Thương mại và Phó Thủ tướng Trung Quốc được chỉ định, cùng Văn phòng đánh giá và giải quyết tranh chấp song phương mỗi bên làm đại diện.

Trong một hiệp định thương mại điển hình, bên khiếu nại có thể gửi đơn đến Văn phòng đánh giá và giải quyết tranh chấp song phương của bên bị khiếu nại khi có vấn đề liên quan đến hiệp định. Nếu vấn đề này không được giải quyết, nó có thể được đưa ra Phó Đại diện Thương mại Mỹ được chỉ định và Phó Thủ tướng Trung Quốc được chỉ định.

Thỏa thuận nêu rõ rằng nếu mối quan tâm của bên khiếu nại không được giải quyết cả ở cấp Đại diện Thương mại Mỹ và Phó Thủ tướng được chỉ định của Trung Quốc, thì “các bên sẽ tham gia vào các cuộc tham vấn khẩn cấp về cách ứng phó với các thiệt hại hoặc tổn thất do bên khiếu nại chịu. Nếu các bên đạt được sự đồng thuận về một giải pháp, giải pháp này sẽ được thực hiện”.

Nhưng nếu các bên không đạt được sự đồng thuận, bên khiếu nại có thể sử dụng hành động, bao gồm đình chỉ nghĩa vụ theo Thỏa thuận này hoặc áp dụng một biện pháp xử lý theo cách tương ứng mà bên khiếu nại cho là phù hợp.

Đáng chú ý, Điều 7.4 của Thỏa thuận cho phép một trong hai bên đơn phương trả đũa bằng cách đình chỉ nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả một "cách tương xứng" nhằm ngăn chặn sự leo thang của tình hình và duy trì mối quan hệ thương mại song phương bình thường, miễn là hành động đó đã được thực hiện một cách "thiện chí".

Trực tuyến thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc: Nút thắt kinh tế sẽ được gỡ?. (Nguồn: Globaltimes)
Bằng chứng cho thấy việc tiếp tục thực thi theo Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc giai đoạn 1 có thể không xảy ra. (Nguồn: Global Times)

Đơn phương đáp trả?

Tuy nhiên, thay vì đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận là quản lý thương mại một cách hòa bình, ngôn ngữ được dùng trong thỏa thuận để giải quyết tranh chấp (như "cách tương xứng" và "thiện chí") có thể dẫn đến leo thang căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Điều này càng trở nên trầm trọng hơn bởi theo Thỏa thuận, chính bên khiếu nại có quyền xác định rằng có sự vi phạm thỏa thuận. Không có hội đồng độc lập hoặc hội đồng trọng tài nào cùng chứng thực và đưa ra quyết định đó.

Thỏa thuận không nêu rõ về các biện pháp xử lý mà bên khiếu nại có thể thực hiện, cho dù đó là việc tạm dừng áp thuế quan, cắt giảm hạn ngạch hoặc áp đặt thuế quan bổ sung và các biện pháp này có thể được thực hiện trong bao lâu.

Tóm lại, Mỹ có thể đơn phương xác định rằng Trung Quốc có vi phạm Thỏa thuận hay không và xác định mức độ vi phạm đó.

Điều này khiến các chuyên gia kinh tế đặt ra câu hỏi liệu cả hai bên, chủ yếu là Mỹ, có thể thực hiện các biện pháp đơn phương để thực thi Thỏa thuận hay không? Tuyên bố của các quan chức Mỹ cho thấy điều này có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, cho đến nay, bằng chứng cho thấy việc thực thi theo Thỏa thuận giai đoạn 1 có thể không xảy ra vì một số lý do.

Thứ nhất, khi Mỹ thực hiện một hành động, Trung Quốc có thể chấp nhận biện pháp khắc phục hậu quả, kèm theo lời hứa không trả đũa hoặc rút khỏi Thỏa thuận.

Thứ hai, từ góc độ kinh tế học, bất kỳ hành động nào nhằm đạt mục tiêu theo thỏa thuận đều tốt hơn là không có gì hoặc quay lại chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Thứ ba, từ góc độ địa chính trị, có rất ít cơ quan có đủ quyền lực để buộc Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ thương mại mà nước này đã ký với Mỹ.

Do đó, bỏ qua khía cạnh chính trị sang một bên, việc đàm phán điều chỉnh Thỏa thuận giai đoạn 1 giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có vẻ là lựa chọn hợp lý trong ngắn hạn. Có thể nói, thỏa thuận đã thành công, bất chấp một vài "lỗ hổng" trong một số điều khoản.

Không một quốc gia nào bị ép buộc phải nhập khẩu từ một quốc gia khác. Tuy nhiên, Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu từ Mỹ với số lượng ngày càng tăng.

Trong ngắn hạn, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện quyền miễn trừ thuế quan đối với một số hàng hóa. Sau đó, Mỹ nên một lần nữa dùng biện pháp ngoại giao và đàm phán để hóa giải căng thẳng.

Nợ toàn cầu tăng mạnh nhất từ Thế chiến 2, tập trung tại những nước này

Nợ toàn cầu tăng mạnh nhất từ Thế chiến 2, tập trung tại những nước này

Báo cáo ngày 15/12 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, mức nợ toàn cầu đã tăng 28.000 tỷ USD, lên 226.000 tỷ ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (10-16/12): Lạm phát ở Nga 8%; Thượng đỉnh EU nóng vì giá năng lượng, Gazprom xong nghĩa vụ với Ukraine, Moldova hết nợ

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (10-16/12): Lạm phát ở Nga 8%; Thượng đỉnh EU nóng vì giá năng lượng, Gazprom xong nghĩa vụ với Ukraine, Moldova hết nợ

Du lịch thế giới trước triển vọng lạc quan trong năm 2022, Moldova hoàn thành trả nợ khí đốt cho Nga, Thượng đỉnh EU sẽ ...

(theo E-International Relations)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

XSMB 3/7, kết quả xổ số miền Bắc thứ 4 ngày 3/7/2024. dự đoán XSMB 3/7/2024

XSMB 3/7, kết quả xổ số miền Bắc thứ 4 ngày 3/7/2024. dự đoán XSMB 3/7/2024

XSMB 3/7 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 3/7/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 3/7. xổ số hôm nay 3/7. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/7/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 7 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/7/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 7 năm 2024

Lịch âm 3/7. Lịch âm hôm nay 3/7/2024? Âm lịch hôm nay 3/7. Lịch vạn niên 3/7/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/7/2024: Tuổi Hợi tài chính dồi dào

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/7/2024: Tuổi Hợi tài chính dồi dào

Xem tử vi 3/7 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/7/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Vietlott 3/7, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 3/7/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 3/7, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 3/7/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 3/7 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 3/7/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSST 3/7, kết quả xổ số Sóc Trăng thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số Sóc Trăng ngày 3 tháng 7

XSST 3/7, kết quả xổ số Sóc Trăng thứ 4 ngày 3/7/2024. Xổ số Sóc Trăng ngày 3 tháng 7

XSST 3/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 3/7/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMN 3/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 3/7/2024. xổ số hôm nay 3/7

XSMN 3/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 3/7/2024. xổ số hôm nay 3/7

XSMN 3/7 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/7/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 3/7. xổ số hôm nay 3/7. kết quả xổ số ngày 3 ...
Giá tiêu hôm nay 3/7/2024, lý do giá tăng nhưng người trồng không hưởng lợi cao, thị trường chưa hấp dẫn để ồ ạt bán ra

Giá tiêu hôm nay 3/7/2024, lý do giá tăng nhưng người trồng không hưởng lợi cao, thị trường chưa hấp dẫn để ồ ạt bán ra

Giá tiêu hôm nay 3/7/2024 tại thị trường trong nước tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.000 - 157.000 đồng/kg.
IFN Group và đối tác Hàn Quốc ký kết hợp tác chiến lược, mở đường phát triển dịch vụ du lịch cao cấp

IFN Group và đối tác Hàn Quốc ký kết hợp tác chiến lược, mở đường phát triển dịch vụ du lịch cao cấp

Trong lễ tiếp đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thăm Hàn Quốc, IFN Group đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy dịch vụ du lịch cao cấp ...
Thương mại 2 chiều Việt Nam-Trung Quốc phục hồi ấn tượng

Thương mại 2 chiều Việt Nam-Trung Quốc phục hồi ấn tượng

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ.
Giá cà phê hôm nay 2/7/2024: Giá cà phê theo kịch bản khác, một quốc gia châu Á hưởng lợi nhờ nguồn cung robusta thiếu hụt

Giá cà phê hôm nay 2/7/2024: Giá cà phê theo kịch bản khác, một quốc gia châu Á hưởng lợi nhờ nguồn cung robusta thiếu hụt

Giá cà phê hôm nay 2/7/2024: Giá cà phê theo kịch bản khác, một quốc gia châu Á không phải Việt Nam hưởng lợi nhờ nguồn cung robusta thiếu hụt...
FTA - 'đôi cánh' cho doanh nghiệp Quảng Ninh bay xa

FTA - 'đôi cánh' cho doanh nghiệp Quảng Ninh bay xa

Quảng Ninh đã và đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến thực thi và khai thác hiệu quả các FTA để hỗ trợ doanh nghiệp.
Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Lo ngại xung đột Trung Đông leo thang, giá dầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Lo ngại xung đột Trung Đông leo thang, giá dầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 2/7, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/7, giá dầu tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong 2 tháng qua.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất, đề xuất giảm giá thành nhà ở xã hội, 5 trường hợp không được cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất, đề xuất giảm giá thành nhà ở xã hội, 5 trường hợp không được cấp sổ đỏ

Chính phủ rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất; HoREA đề xuất giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Bảng hàng chung cư sơ cấp tại Hà Nội hết sạch sau mỗi lần mở bán, 4 phương pháp định giá đất

Bất động sản mới nhất: Bảng hàng chung cư sơ cấp tại Hà Nội hết sạch sau mỗi lần mở bán, 4 phương pháp định giá đất

Hà Nội thu hồi, bãi bỏ 153 dự án; giá chung cư Hà Nội tăng vọt; 4 phương pháp định giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về 4 dự thảo nghị định liên quan đến đất đai

Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về 4 dự thảo nghị định liên quan đến đất đai

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng yêu cầu Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến liên quan.
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phụng Hiệp, Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phụng Hiệp, Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phụng Hiệp, huyện Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng.
Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Chỉ số nhà ở tại Hà Nội tăng 8 điểm phần trăm, đề xuất phải công bố xếp hạng chung cư trước khi mở bán… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Chính phủ họp rà soát dự thảo Nghị định quy định về giá đất, đất nền ven Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá… là những tin bất động sản mới nhất.
Lãi suất ngân hàng tiếp tục nhích tăng từ 0,1-0,6%/năm, không còn dư địa giảm

Lãi suất ngân hàng tiếp tục nhích tăng từ 0,1-0,6%/năm, không còn dư địa giảm

Biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm mới nhất áp dụng tại các ngân hàng từ ngày 1/7 đã có nhiều điều chỉnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7: USD tăng lên mức cao mới trong 38 năm so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7: USD tăng lên mức cao mới trong 38 năm so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7 ghi nhận USD giảm so với các loại tiền tệ khác, song đã tăng lên mức cao mới so với Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6: Yen Nhật bật tăng từ đáy 38 năm, USD giảm nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6: Yen Nhật bật tăng từ đáy 38 năm, USD giảm nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6 ghi nhận USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ do bị áp lực bởi dữ liệu kinh tế ảm đạm ở ...
ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7%

ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7%

Theo ADB, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã phục hồi với mức tăng trưởng 7,7% so với quý trước.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6 ghi nhận đồng USD tăng nhờ những bình luận 'diều hâu' từ các quan chức Fed.
MB nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

MB nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

Ngày 18/6/2024, Tạp chí Fortune (Mỹ) chính thức công bố bảng xếp hạng (BXH) FORTUNE Southeast Asia 500, trong đó vinh danh MB là một trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á.
Phiên bản di động