TIN LIÊN QUAN | |
Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh EU | |
Lại chuyện tị nạn và khủng bố ở Đức |
“Hai châu Âu trong một”
Năm 2017 có hai sự kiện được dự báo tác động mạnh đến tình hình châu Âu, đó là các cuộc bầu cử ở Pháp và Đức. Bên cạnh đó, việc Vương quốc Anh quyết định “chia tay” với Liên minh châu Âu (EU) chắc chắn cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng tới tương lai của châu lục. Một kịch bản Brexit “cứng” đang khiến dư luận lo ngại, sau khi Thủ tướng Anh Theresa May công bố kế hoạch hạn chế người nhập cư, bất chấp điều này đồng nghĩa với việc London sẽ không thể tiếp cận thị trường chung châu Âu.
Trong một bài viết mới đây trên The Financial Times (Anh), Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng vấn đề mà các nhà lãnh đạo châu Âu đang phân vân là liệu nên “từ bỏ và để dự án châu Âu cáo chung” hay “cải tổ EU”. Theo ông Valls, việc cải cách liên minh không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không chỉ đòi hỏi một tầm nhìn thể chế mới cho châu Âu mà cần tái cấu trúc chính trị của châu lục chứ không riêng ở Pháp và Đức.
Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho rằng việc cải cách EU không phải là chuyện dễ dàng. (Nguồn: Le Figaro) |
Một tầm nhìn thể chế mới, như đã được nói đến thậm chí trước khi Anh trưng cầu dân ý về Brexit, là việc xây dựng “hai châu Âu trong một”. Theo đó, các quốc gia thuộc Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) có thể thành lập một “châu Âu A” kết nối sâu sắc hơn, trong khi các quốc gia khác lại hình thành nên “châu Âu B” dựa trên những mối quan hệ lỏng lẻo và ít ràng buộc hơn. Hai “châu Âu” này cần được gắn kết một cách chặt chẽ, và trở thành các yếu tố cấu thành “quan hệ đối tác châu lục” thời kỳ hậu Brexit, thậm chí có thể cùng nhau thay thế EU.
Quyết tâm chung
Sáng kiến "hai châu Âu trong một" là một góc nhìn khá mới mẻ hiện nay, và chỉ có thể được hiện thực hóa nếu các nước quyết tâm cùng nhau thực hiện, chứ không chỉ riêng hai "đầu tàu" Đức và Pháp. Giới lãnh đạo chính trị ở mỗi quốc gia cần hiểu rõ về những biện pháp “cứu” châu Âu, đặc biệt là việc theo đuổi chính sách kinh tế cân bằng giữa thị trường cạnh tranh và sự gắn kết xã hội, cũng như ưu tiên cho đa dạng địa phương.
Ở cả Đức và Pháp, sự năng động chính trị phụ thuộc nhiều vào liên minh giữa phe trung hữu (chống EU) và phe trung tả (ủng hộ EU), qua đó góp phần hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn của các nhân tố cực đoan cũng như đảm bảo những xu hướng chính trị chống EU không ngăn cản tiến trình phát triển của liên minh. Chẳng hạn như trước đây, Tổng thống Pháp theo đường lối trung hữu Alain Juppe đã gác bỏ những mâu thuẫn trong quá khứ và tiến hành liên minh với Thủ tướng Emmanuel Macron.
Ở Đức, đảng trung hữu “Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo” (CDU) cầm quyền dường như không thể toàn tâm toàn ý ủng hộ EU. Đường lối của đảng này bị hạn chế phần nào bởi những thành viên có quan điểm bảo thủ, không phù hợp với chủ trương phát triển dài hạn của châu Âu. Trong khi đó, CDU cũng đang gặp nhiều bất lợi trước đối thủ là đảng “Sự lựa chọn khác cho nước Đức” (AfD), vốn ngày càng nhận được sự ủng hộ của người dân.
Những người thuộc đảng CDU cầm biểu ngữ ủng hộ Thủ tướng Angela Merkel. (Nguồn: Financial Times) |
Trong bối cảnh đó, cho dù đảng CDU của Thủ tướng Angela Merkel tiếp tục giành chiến thắng trong kỳ bầu cử năm sau, Đức vẫn phải nhờ đến sự hỗ trợ của các nước có trách nhiệm trong nhóm “châu Âu A”, đồng thời đạt được những thỏa thuận linh hoạt với các nước trong “châu Âu B”, để qua đó xây dựng nên một châu Âu mới. Bên cạnh đó, những người ủng hộ EU trong CDU sẽ phải liên kết với các phe phái cánh tả ở Đức như đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh. Những liên minh không chính thức như vậy sẽ tạo điều kiện cho những kế hoạch của bà Merkel nhận được sự ủng hộ tại Quốc hội, bất chấp sự phản đối từ các đảng cánh hữu.
Tầm nhìn thể chế mới
Nhu cầu tập hợp các lực lượng chính trị không chỉ là hiện tượng đơn lẻ ở Đức và Pháp. Những người mang tư tưởng cải cách và ủng hộ toàn cầu hóa ở các nước châu Âu khác cũng nên liên kết lại để hạn chế tác động của những phong trào dân túy, vốn mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và hướng đến xây dựng một nền chính trị bản sắc (identity politics).
Thế giới đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ trong những thập kỷ vừa qua, và châu Âu không phải là ngoại lệ. Những liên minh cũ không còn đủ sức ứng phó với thách thức hiện nay. Trong bối cảnh đó, việc cải cách chính trị là điều nên làm. Tuy nhiên, cải cách có thể kéo theo hàng loạt hệ quả khôn lường.
Trụ sở của EU tại Brussels, Bỉ. (Nguồn: Techworld) |
Nhằm đảm bảo một tương lai sáng lạn và thịnh vượng cho châu Âu, các đảng phái chính trị cầm quyền cần nhận thức được những lợi ích kinh tế - chính trị của các xã hội mở (open society) cũng như việc triển khai những chính sách công ở cấp độ quốc gia và toàn cầu nhằm thúc đẩy liên kết.
Tuy nhiên, cho dù các lực lượng tiến bộ có thể liên kết với nhau thì điều đó vẫn chưa đủ. Những cấu trúc chính trị truyền thống luôn trong tình trạng bị đe dọa phá vỡ bởi những người theo chủ nghĩa dân túy. Vì vậy, các nhóm chính trị cấp tiến ở châu Âu cần có một tầm nhìn mới mang tính thể chế cho châu lục.
Tái cấu trúc nền chính trị châu Âu thực sự là một công việc khó khăn và không thể thành công trong một sớm một chiều. Thế nhưng đó có lẽ lựa chọn duy nhất của châu lục trong tình hình hiện nay. Nếu không cải cách chính trị, Liên minh châu Âu có thể sớm sụp đổ, kéo theo những hệ lụy về kinh tế và chính trị khủng khiếp.
* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu với nhiều thách thức Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp trong hai ngày 20-21/10 tại thủ đô Brussels - Vương quốc Bỉ, tập trung ... |
Châu Âu thời “hậu Merkel” Châu Âu sẽ đi về đâu trong trường hợp “bà đầm thép” Angela Merkel không còn lãnh đạo nước Đức? Đó là vấn đề được ... |
Anh hứng chịu nhiều chỉ trích về những điều khoản rời EU Chính phủ Anh đang đối mặt với những chỉ trích từ phía doanh nghiệp về những điều khoản trong tiến trình rời Liên minh châu ... |