Liên Minh châu Âu:

Thông điệp "sống còn" từ kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu

Chu Văn
TGVN. Khi các kết quả đầu tiên của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) công bố vào đêm 26/5, thì cũng là lúc nỗi lo ngại rằng xu hướng dân túy sẽ trở thành một thế lực mạnh mẽ trong Liên minh châu Âu (EU) trở nên lắng dịu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thong diep song con tu ket qua bau cu nghi vien chau au Kết quả sơ bộ bầu cử Nghị viện châu Âu: EPP đang dẫn đầu
thong diep song con tu ket qua bau cu nghi vien chau au Cử tri hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu bỏ phiếu bầu nghị viện
thong diep song con tu ket qua bau cu nghi vien chau au
Cử tri đi bỏ phiếu bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) 2019 tại một điểm bỏ phiếu ở Remire-Montjoly, ngày 25/5. (Nguồn: AFP)

Tham khảo Phân tích của TG&VN:

thong diep song con tu ket qua bau cu nghi vien chau au Thường lệ hay định mệnh? Lý do bầu cử Nghị viện châu Âu 2019 không còn đơn điệu và nhàm chán

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cứ “đến hẹn lại lên”, nhưng trong năm 2019 này, sự kiện này không còn đơn điệu và ...

Từ 23-26/5, người dân 28 quốc gia thành viên EU đã tham gia bỏ phiếu bầu EP với tỷ lệ cử tri đi bầu chạm mốc 51%, mức kỷ lục trong 20 năm qua. Lần cuối cùng cuộc bầu cử này thu hút trên 50% cử tri là năm 1994 (56,6%).

Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, phe dân túy giành được khoảng 25% trong tổng số 751 ghế, tăng so với 20% trong cuộc bầu cử cách đây 5 năm, nhưng không đủ để tạo nên chiến thắng vang dội như nhiều người từng phỏng đoán.

Thêm sóng gió cho Brexit

Trước hết, với người Anh và kể cả với người dân EU, kết quả nói trên được cho sẽ “nhấn chìm” hy vọng của Vương quốc Anh rằng Liên minh châu Âu sẽ "hạ giọng" trong vấn đề Brexit.

Bởi lẽ, các ứng cử viên thay thế Thủ tướng Anh Theresa May đang kỳ vọng EU tái đàm phán về thỏa thuận rút khỏi Liên minh của Vương quốc Anh, đồng thời đưa ra những nhượng bộ về thỏa thuận liên quan đến biên giới Ireland. Các chính trị gia bảo thủ ở “xứ sở sương mù” luôn mong đợi một "làn gió mới" trong cán cân quyền lực ở châu Âu sẽ khiến những toan tính của họ có thêm hậu thuẫn để trở thành hiện thực.Tuy nhiên, dù phiếu bầu dành cho các đảng trung hữu và trung tả truyền thống sụt giảm, lượng phiếu này lại được chuyển cho các nhóm thân EU khác như các đảng tự do và đảng Xanh.

Cụ thể, các đảng thân EU dự kiến giành được 2/3 số ghế tại EP. Trong khi đó, các đảng của lãnh đạo dân túy như ông Matteo Salvini (ở Italy) và bà Marine Le Pen (ở Pháp), các nhóm dân túy cánh hữu đạt kết quả khá vững chắc nhưng vẫn sẽ chỉ chiếm khoảng 1/4 Nghị viện mới.

Tại Italy, các kết quả sớm cho thấy đảng Liên đoàn của Phó Thủ tướng Matteo Salvini giành 28% số phiếu, tăng so với tỷ lệ 17% trong cuộc bầu cử quốc gia năm ngoái và 6% trong cuộc bầu cử EU 2014. Bà Marine Le Pen của Pháp cũng đã giành được 23,5% số phiếu.

Điều này đồng nghĩa với việc các đảng truyền thống của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, nhà đàm phán Brexit Michel Barnier và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk vẫn sẽ giữ vững và có tiếng nói quyết định trong việc bổ nhiệm những người kế nhiệm, có tầm ảnh hưởng chi phối đến việc hoạch định đường hướng phát triển của khối trong thời gian tới.

Các nhà lãnh đạo ở Brussels đã nhiều lần khẳng định sẽ không sửa đổi thỏa thuận Brexit cũng như nhấn mạnh không có gì trong kết quả bầu cử EP cho thấy sự thống nhất của EU bị rạn nứt.

Cử tri tăng, vấn đề không giảm

Nhiều chuyên gia cho rằng, đến thời điểm hiện tại, các kết quả kiểm phiếu sớm không cho thấy sự thay đổi lớn nào ở EU.

“Châu Âu sẽ tiếp tục hỗn loạn. Với những kết quả kiểm phiếu sớm và các dự báo, bầu cử EU sẽ tạo ra một Nghị viện còn chia rẽ hơn với sự ảnh hưởng tăng nhẹ của các đảng cánh hữu hoài nghi châu Âu”, CNBC dẫn lời ông Holger Schmieding - chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Berenberg (Đức).CNN bình luận, kết quả bầu cử đặt ra thách thức cho việc xây dựng sự đồng thuận không chỉ giữa 28 nước thành viên EU, mà cả trong nội bộ những nước này. Việc các nhà lãnh đạo diễn giải những kết quả này sẽ lập tức tác động đến những quyết định quan trọng trong tương lai.

"Sẽ không có biến động lớn trong chính trường nội bộ các nước, dù một số đảng cầm quyền, đặc biệt là ở Đức, Pháp hay Hà Lan, sẽ phải điều chỉnh một vài chính sách", Báo Politico nhận định.

Lâu nay, EU vẫn bị chỉ trích là quá áp đặt các nước thành viên, làm tổn hại chủ quyền quốc gia cũng như không quan tâm đến các bức xúc trực tiếp của nhiều tầng lớp người dân châu Âu, đặc biệt là giới lao động và nhóm dân bản địa lo lắng khi chính trị, an ninh, văn hóa châu Âu bị ảnh hưởng.

Chắc chắn sau cuộc bầu cử, các lo ngại này sẽ lại được nêu lên và Nghị viện châu Âu cũng như Hội đồng và Ủy ban châu Âu phải xem xét một cách nghiêm túc. Vì vậy, có thể nói, bầu cử EP 2019 là bước ngoặt quan trọng, đóng vai trò mật thiết với tương lai của khối trong thời điểm các quốc gia thành viên đang bị chia rẽ mạnh bởi chủ nghĩa dân tộc, dân túy.

Nghị viện châu Âu là cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu (EU), gồm 751 thành viên do cử tri bầu 5 năm một lần. Nghị viện gồm 8 nhóm dựa trên các mối liên kết chính trị và ý thức hệ sẽ đại diện cho lợi ích của công dân các nước thành viên. Một trong những vai trò lập pháp chính của Nghị viện châu Âu là xem xét và thông qua các luật do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất. Nghị viện cũng chịu trách nhiệm bầu chủ tịch EC và phê duyệt ngân sách EU.

thong diep song con tu ket qua bau cu nghi vien chau au Bầu cử Nghị viện châu Âu: Đối mặt với nhiều vấn đề, cử tri CH. Czech mong muốn cải cách EU

Bầu cử Nghị viện châu Âu diễn ra trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như Brexit, chủ nghĩa ...

thong diep song con tu ket qua bau cu nghi vien chau au Bầu cử Nghị viện châu Âu 2019: Tương lai chung, quyền lợi riêng

Giữa những bất ổn và chia rẽ trong nội bộ, kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu được nhận định sẽ tác động đến ...

thong diep song con tu ket qua bau cu nghi vien chau au Kết quả thăm dò bầu cử Nghị viện châu Âu tại Hà Lan gây bất ngờ lớn

Theo kết quả một cuộc thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu, phe cánh tả tại Hà Lan đã đạt được thành công bất ngờ, khi ...

Đọc thêm

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động