Nhỏ Bình thường Lớn

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung: Giáo dục để kiến tạo tương lai bền vững

TGVN. Phát biểu tại Diễn dàn Giáo dục vì Sự phát triển bền vững và Công dân toàn cầu của UNESCO, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhấn mạnh: “Giáo dục dưới mọi hình thức, ở mọi mức độ đóng vai trò không thể thiếu trong kiến tạo tương lai bền vững”.
TIN LIÊN QUAN
thu truong ngoai giao le hoai trung giao duc kien tao tuong lai Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung: Thành tựu đổi mới của Việt Nam được khẳng định
thu truong ngoai giao le hoai trung giao duc kien tao tuong lai Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tiếp Tỉnh trưởng Vân Nam Nguyễn Thành Phát
thu truong ngoai giao le hoai trung giao duc kien tao tuong lai
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ tịch UB UNESCO Việt Nam và các đại biểu tại Diễn đàn (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Lần đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội, Diễn đàn Giáo dục vì Sự phát triển bền vững và Công dân toàn cầu 2019 của UNESCO được đón chào hào hứng. Tại đây, 350 đại biểu là lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà giáo dục và đại diện của các bên liên quan đến từ hơn 100 quốc gia đã hội tụ ở Việt Nam để thảo luận và tìm giải pháp thiết thực cho giáo dục vì một thế giới bền vững.

Trong khuôn khổ sự kiện từ 2-3/7, các đại biểu chia sẻ những phương thức tiếp cận sáng tạo, có tính khả thi để giải quyết những tồn tại nhằm đạt mục tiêu Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, trong đó có liên quan chặt chẽ tới Giáo dục vì Sự phát triển bền vững và Giáo dục công dân toàn cầu.

Giáo dục là quốc sách

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Lê Hoài Trung - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá cao chủ đề của Diễn đàn với việc đề cập, trao đổi về các vấn đề quan trọng hàng đầu mà các quốc gia đều quan tâm là hòa bình, phát triển bền vững và giáo dục.

Thứ trưởng khẳng định tại Việt Nam, ngay buổi đầu lập quốc, các triều đại đã luôn coi con người là nguồn sức mạnh to lớn nhằm chinh phục thiên nhiên và xây dựng đất nước. Tư tưởng “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được khắc vào bia đá đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam từ thế kỷ XI. Sau khi thành lập nhà nước Việt Nam hiện đại vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và huy động toàn dân tham gia cuộc chiến “diệt giặc dốt”.

Theo Thứ trưởng, trong thời đại hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày nay, Việt Nam xác định “Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Vì vậy, năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững và kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định việc Việt Nam cùng UNESCO đăng cai tổ chức Diễn đàn lần này một mặt thể hiện Việt Nam coi trọng hợp tác với UNESCO trên các lĩnh vực trong đó có giáo dục, mặt khác cũng phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, việc Diễn đàn được tổ chức ở Việt Nam cũng là sự khẳng định lại quan điểm về “trách nhiệm kép” của Việt Nam mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73: “Mỗi quốc gia có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công dân toàn cầu”, “đoàn kết, phấn đấu vì thế giới hoà bình, công bằng và phát triển bền vững”.

“Diễn đàn năm nay một lần nữa thể hiện sức sáng tạo và vai trò của UNESCO, tạo ra những định hướng mới, tầm nhìn mới cho hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Diễn đàn sẽ góp phần thiết thực vào sự hình thành thế hệ công dân toàn cầu ngày mai-những nhân tố không thể thiếu của xã hội bền vững và hòa bình”, Thứ trưởng nói.

Con đường để thay đổi

Với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, sự phát triển bền vững không thể đạt được chỉ bằng các thỏa thuận chính trị, giải pháp tài chính hoặc công nghệ mà cần phải thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng. Theo ông, giáo dục chính là giải pháp và con đường dẫn đến sự thay đổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng sau một thập kỷ theo đuổi mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc từ năm 2005 - 2014, những gì làm được vẫn chỉ là khởi đầu nhằm tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và tầm nhìn dài hơn.

“Kể từ năm 2013, Việt Nam đang tiến hành cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2018 cũng dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học hướng tới việc giúp cho học sinh có được những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn huy động giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả các mục tiêu phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.

Từ góc độ cơ quan nghiên cứu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh cũng hy vọng các kết quả trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tại Diễn dàn sẽ đưa đến, đề xuất những mô hình giáo dục mới, những giải pháp để giáo dục là chìa khóa then chốt. “Khi bàn về giáo dục vì sự phát triển bền vững không đơn giản là đưa các nội dung phát triển bền vững vào lớp học, mà quan trọng hơn là làm sao để sử dụng giáo dục như chìa khóa, công cụ để giải quyết được một cách toàn diện nhất tất cả các mục tiêu của sự phát triển bền vững”, ông Lê Anh Vinh trao đổi.

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft:

UNESCO tổ chức diễn đàn lần này với sứ mệnh là cơ quan hoạt động, hỗ trợ nhiều chương trình giáo dục và đang dẫn đầu trong thực hiện mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững. Giáo dục vì sự phát triển bền vững sẽ giúp chúng ta có những cách nhìn để làm sao chung sống hài hòa với hành tinh này, còn giáo dục công dân toàn cầu là làm thế nào để chúng ta chung sống hài hòa với nhau.

thu truong ngoai giao le hoai trung giao duc kien tao tuong lai Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tiếp nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc

Ngày 18/4, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã tiếp Luật sư Ahn Chong Ghee, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao ...

thu truong ngoai giao le hoai trung giao duc kien tao tuong lai Việt Nam trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc: Đối tác vì một nền hoà bình bền vững

Việt Nam có kinh nghiệm của nhiệm kỳ thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) năm 2008-2009 và ...

thu truong ngoai giao le hoai trung giao duc kien tao tuong lai Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung: Việt Nam đang chuẩn bị tốt cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai

“Cho đến nay, có thể nói về cơ bản các công việc chuẩn bị đã triển khai theo đúng tiến độ và hai nước Mỹ ...