Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của HĐBA LHQ về hòa bình và an ninh quốc tế

Bảo Chi
TGVN. Ngày 6/1, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) do Tổng thống Tunisia Kais Saied, Chủ tịch HĐBA tháng 1/2021 chủ trì với chủ đề “Các thách thức trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong bối cảnh nhiều bất ổn”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của HĐBA LHQ về hòa bình và an ninh quốc tế
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) do Tổng thống Tunisia Kais Saied, Chủ tịch HĐBA tháng 1/2021 chủ trì. (Ảnh: Tuấn Anh)

Cuộc họp có sự tham dự của Tổng Thư ký LHQ (TTK LHQ) Antonio Guterres, Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Phi (AU) Abdel Fattah el-Sisi.

Tham gia thảo luận, TTK LHQ nhận định tình hình xung đột trên thế giới ngày càng trở nên phức tạp, khó giải quyết; cho rằng đây sẽ là nguyên nhân có thể khiến triển vọng hòa bình, ổn định bền vững của thế giới chịu tác động tiêu cực trong nhiều năm tới, ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), thúc đẩy bình đẳng giới và bảo đảm nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho các quốc gia gặp bất ổn.

TTK nhấn mạnh tình hình tội phạm vũ trang, nạn đói nghèo, thất nghiệp, bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới tiếp tục là những trở lực tạo ra sự chênh lệch trong xã hội, cản trở LHQ hỗ trợ các nước, đặc biệt là các nước Châu Phi ứng phó và phục hồi hậu Covid-19; đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế và khu vực tăng cường thực hiện các chính sách xây dựng hòa bình để hỗ trợ các quốc gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Cộng đồng quốc tế cần tăng cường hợp tác để khắc phục các cuộc khủng hoảng, ủng hộ các nỗ lực bình ổn xung đột, tái thiết hậu xung đột của AU và các nước châu Phi. Chủ tịch Ủy ban AU cho rằng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia châu Phi, đặc biệt khi tình hình xung đột, khủng bố, cực đoan, tội phạm xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, đại dịch đang là các tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia dễ bị tổn thương, tạo ra nhiều hệ lụy đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội; kêu gọi các quốc gia phối hợp tăng cường các chính sách đảm bảo an ninh, xây dựng chiến lược tái thiết hậu xung đột, cùng đoàn kết để tiến tới hòa giải và giải quyết triệt để các cuộc xung đột, tích cực ủng hộ việc thực hiện Khuôn khổ hợp tác LHQ-AU; hoan nghênh các Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ, các Đặc phái viên của LHQ đã và đang đóng vai trò tích cực để thực hiện các mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững ở khu vực.

Nguyên Tổng thống Liberia đánh giá 2021 sẽ là năm cả thế giới cùng lạc quan nếu như có thể chấm dứt các cuộc chiến tranh và xung đột, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả của các lực lượng gìn giữ hòa bình và tăng cường hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; cho rằng đây là những vấn đề mà chủ nghĩa đa phương cần giải đáp để giúp các quốc gia thành viên nhanh chóng thích ứng với những thách thức và phát huy mạnh mẽ hơn vai trò, đóng góp của các tổ chức quốc tế và khu vực.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của HĐBA LHQ về hòa bình và an ninh quốc tế

Phát biểu tại Phiên thảo luận, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nhận định trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã cho thấy rõ bất ổn của thế giới cũng như những hạn chế trong khả năng ứng phó của thế giới trước những thách thức toàn cầu, đặc biệt khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình hình xung đột, bạo lực chưa có hồi kết ở nhiều khu vực.

Cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất trong thế kỷ qua đã tạo nên cú sốc khiến nhiều cuộc xung đột ở châu Phi trở nên trầm trọng, tình trạng đói nghèo toàn cầu lần đầu tiên gia tăng trở lại sau nhiều thập kỷ, nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo vẫn hoành hành, tác động sâu sắc tới cuộc sống của người tị nạn và những người bị buộc rời khỏi nơi cư trú; nhiều bất ổn có nguồn gốc sâu xa từ nghèo đói kéo dài, mất an ninh nguồn nước, lương thực, biến đổi khí hậu, trong khi các hành động chính trị cường quyền, cưỡng ép, áp đặt đơn phương và những vi phạm luật pháp quốc tế cũng đặt nền hòa bình và an ninh quốc tế trước nhiều nguy cơ hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là nguyện vọng chính đáng của loài người, thay vì xung đột và chủ nghĩa đơn phương; chưa bao giờ nhu cầu tăng cường hợp tác đa phương và quốc tế lại mạnh mẽ và rõ ràng đến vậy; do đó, việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong bối cảnh đầy bất ổn như trên sẽ đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện, bao trùm và có hệ thống, ở tất cả các giai đoạn của tiến trình hòa bình và với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

Bất kỳ giải pháp lâu dài nào cũng cần phải đặt nguyên nhân gốc rễ của xung đột tại trung tâm và những nguyên nhân đó phải được giải quyết một cách tổng thể thay vì đơn lẻ; phát huy mạnh mẽ năng lực tự chủ quốc gia với sự hỗ trợ phù hợp, tùy thuộc theo hoàn cảnh của cộng đồng quốc tế; các nước đang phát triển và các quốc gia gặp bất ổn cần được hỗ trợ đầy đủ nguồn lực, tiếp cận thị trường và tăng cường năng lực trong ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Là cơ quan đóng vai trò chính trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Hội đồng Bảo an cần theo đuổi cách tiếp cận toàn diện và bao trùm, duy trì đoàn kết và khả năng ứng phó, và tăng cường hợp tác với các cơ quan LHQ khác và các tổ chức khu vực để tạo nên những thay đổi tích cực trên thực địa; tận dụng hiệu quả các công cụ như hỗ trợ ngăn ngừa xung đột, ngoại giao phòng ngừa, kiến tạo, gìn giữ và xây dựng hòa bình; quan tấm đích đáng đến việc giải quyết những hệ lụy của xung đột đối với cuộc sống của con người và phát triển bền vững, như xử lý vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh.

Các nguy cơ gây bất ổn có mối quan hệ liên thông và do vậy, hệ thống đa phương với LHQ đóng vai trò trung tâm cần tiếp tục là cơ chế quan trọng để điều phối nỗ lực ở cấp độ toàn cầu; đồng thời, các quốc gia cần tăng cường cam kết tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định Việt Nam luôn thấu hiểu sâu sắc những nguy cơ đối với hòa bình trong các bối cảnh dễ trở nên bất ổn, dù là trước, trong, hay sau xung đột, dù là những thách thức mới như biến đổi khí hậu, dịch bệnh hay những cuộc khủng hoảng khu vực và quốc tế khác.

Nhân dịp này, Thứ trưởng nhấn mạnh trong vai trò thành viên tích cực của ASEAN và Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam tiếp tục ưu tiên tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, đặc biệt liên quan đến vấn đề ngăn ngừa xung đột và sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế vì một thế giới tốt đẹp, ổn định hơn.

Bối cảnh dễ trở nên bất ổn (Fragile Contexts) là thuật ngữ được sử dụng nhiều bởi các thể chế tài chính quốc tế có chức năng cung cấp viện trợ cho phát triển, chưa từng được thảo luận tại HĐBA, song đã được đề cập trong nhiều văn kiện, thảo luận của HĐBA về các vấn đề khu vực, đặc biệt là Châu Phi và hầu hết các vấn đề chủ đề cụ thể như nạn đối do xung đột, dịch bệnh, người tị nạn, tội phạm xuyên biên giới, khủng bố...

Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào các nỗ lực chung của HĐBA đối phó với các mối đe dọa đến hòa bình an ninh quốc tế trong các bối cảnh dễ trở nên bất ổn, dù trước, trong hay sau xung đột, dù đối mặt với những thách thức mới nổi như biến đổi khí hậu, dại dịch hay các cuộc khủng hoảng quốc tế và khu vực, trong đó có các cuộc Thảo luận mở trực tuyến cấp cao của HĐBA về Biến đối khí hậu và An ninh ngày 24/7/2020, về “Đại dịch và các thách thức đối với giữ vững hòa bình” ngày 12/8/2020, về “Xây dựng và Giữ vững hòa bình: Các tác nhân đương đại dẫn đến xung đột và mất an ninh" ngày 3/11/2020.

Trong các phiên thảo luận, Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp các nội dung thuộc quan tâm, lợi ích của các nước đang phát triển, các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, người tị nạn, tội phạm xuyên biên giới… như kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước này, trong đó nổi bật là sáng kiến về việc thúc đẩy Đại Hội đồng LHQ khóa 75 quyết định thành lập “Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh” vào ngày 27/12 hàng năm nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng quốc tế về phòng chống dịch bệnh.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Ba kết quả lớn của Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Ba kết quả lớn của Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

TGVN. Nhân dịp bế mạc Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã ...

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: 'Vị thế của Việt Nam được khẳng định khi thúc đẩy vấn đề mà cộng đồng quốc tế quan tâm như Covid-19'

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: 'Vị thế của Việt Nam được khẳng định khi thúc đẩy vấn đề mà cộng đồng quốc tế quan tâm như Covid-19'

TGVN. Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã đánh giá ý nghĩa của việc Đại hội đồng LHQ thông qua Ngày Quốc tế sẵn ...

Việt Nam tham gia phiên thảo luận của Đại hội đồng Liên hợp quốc về đại dương và Luật biển

Việt Nam tham gia phiên thảo luận của Đại hội đồng Liên hợp quốc về đại dương và Luật biển

TGVN. Ngày 8/12, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra phiên họp toàn thể của Đại hội đồng ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar mong muốn mời các công ty và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào thị trường Qatar, hưởng lợi từ môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Theo Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ song phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE: Nâng tầm quan hệ song phương, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm UAE: Nâng tầm quan hệ song phương, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến UAE sau 15 năm, do vậy, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Qatar: Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, tạo đột phá cho đầu tư, thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Qatar: Thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, tạo đột phá cho đầu tư, thương mại

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam đánh giá cao tiềm lực và vai trò của Qatar tại khu vực Trung Đông.
Đơm hoa kết trái cho quan hệ Việt Nam-Saudi Arabia

Đơm hoa kết trái cho quan hệ Việt Nam-Saudi Arabia

Việt Nam và Saudi Arabia đang 'vun trồng' cho quan hệ ngày càng phát triển, gắn kết nhờ các giá trị chung và hợp tác kinh tế cùng có lợi.
Phiên bản di động