Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Hồ sơ di cư. (Ảnh: Quang Hoà) |
Tham dự Hội thảo có đoàn công tác của Lào do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sthabandith Insisienmay làm Trưởng đoàn, Phái đoàn đại diện IOM tại Lào và Việt Nam, các cơ quan chức năng của Việt Nam trực tiếp tham gia xây dựng Hồ sơ di cư của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, di cư quốc tế là vấn đề quan trọng, trong đó vai trò của di cư đã được nhấn mạnh trong Thoả thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Thỏa thuận GCM).
Thoả thuận GCM khuyến khích các quốc gia xây dựng và sử dụng Hồ sơ di cư, do đây là một trong những công cụ hữu ích và cần thiết để cập nhật, đánh giá tình hình di cư quốc tế của quốc gia, hỗ trợ công tác hoạch định chính sách, pháp luật về di cư quốc tế, cải thiện việc thu thập dữ liệu di cư, thúc đẩy quản trị di cư quốc tế theo hướng hiện đại, bền vững, hiệu quả, nhất là trong bối cảnh di cư quốc tế đang phục hồi trở lại khi dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định, với kinh nghiệm xây dựng hai Hồ sơ di cư trong hơn 10 năm qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với phía Lào cách thức thực hiện, những thực tiễn tốt, những khó khăn, thách thức và một số bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng Hồ sơ di cư.
Tiến sỹ Sthabandith Insisienmay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào phát biểu tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Hồ sơ di cư. (Ảnh: Quang Hoà) |
Trong bài phát biểu tại Hội thảo, Tiến sỹ Sthabandith Insisienmay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cũng cho rằng, việc xây dựng Hồ sơ di cư sẽ góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội của Lào, nâng cao năng lực bảo vệ người di cư.
Ông Sthabandith Insisienmay đánh giá cao sự hỗ trợ và phối hợp của IOM và Bộ Ngoại giao Việt Nam trong việc tổ chức Hội thảo để phía Lào tìm hiểu và học tập kinh nghiệm xây dựng Hồ sơ di cư, cũng như công tác quản lý di cư của Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Hồ sơ di cư. (Ảnh: Quang Hoà) |
Tại Hội thảo, đại diện IOM và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã trình bày về quá trình xây dựng các Hồ sơ di cư của Việt Nam, các thực tiễn tốt, thách thức, bài học kinh nghiệm trong và sau quá trình triển khai dự án cũng như những khuyến nghị từ dự án Hồ sơ di cư.
| Chính phủ tung nhiều ưu đãi hấp dẫn, doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài ồ ạt di cư 'về nhà' Theo báo cáo mới nhất về xu hướng dịch chuyển công xưởng Mỹ vừa được công bố ngày 23/8, các công ty nước này đang ... |
| Số người di cư đến Liên minh châu Âu tăng 86% so với cùng kỳ Theo Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex) ngày 12/8, chỉ trong 7 tháng qua, đã có 155.090 người di cư đến Liên ... |
| Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người Xác định phòng chống mua bán người là nhiệm vụ chính trị thường xuyên và lâu dài, Việt Nam luôn nghiêm túc, tích cực triển ... |
| Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán Chiều 18/7, tại Nhà khách Chính phủ, đã diễn ra Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã ... |
| EU, Morocco ký thỏa thuận mới về chống nạn di cư bất hợp pháp Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/7 đã công bố thỏa thuận mới về di cư với Morocco, 2 tuần sau khi hơn 20 người ... |