Thủ tướng Australia Scott Morrison cáo buộc Trung Quốc có hành động đe dọa, sau khi tàu hải quân của Bắc Kinh chiếu tia laser vào một máy bay trinh sát quân sự nước này. (Nguồn: AAP) |
Theo báo The Guardian, Bộ Quốc phòng Australia cho hay, một tàu hải quân Trung Quốc hôm 17/2 đã chiếu tia laser vào một máy bay tuần tra trên biển P-8A Poseidon của Australia khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực miền Bắc Australia.
Theo bộ trên, việc tàu Trung Quốc chiếu sáng máy bay là một "sự cố nghiêm trọng đe dọa sự an toàn. Những hành động như thế này có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng".
Trong cuộc gặp báo chí ở thành phố Melbourne ngày 20/2, Thủ tướng Morrison khẳng định đây là "hành động liều lĩnh và vô trách nhiệm" của Trung Quốc.
Canberra sẽ “bày tỏ quan điểm rất rõ ràng” với chính phủ Trung Quốc thông qua các kênh quốc phòng và ngoại giao.
Theo nhà lãnh đạo Australia, Bắc Kinh cần đưa ra lời giải thích “tại sao một tàu quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Australia lại thực hiện một hành động nguy hiểm”.
Ông nhấn mạnh: “Australia sẽ không chấp nhận các hành vi đe dọa như vậy”.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton gọi vụ việc này “là một hành động hung hăng”, xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế của Australia.
Theo một báo cáo của tổ hợp truyền thông ABC (Australia), vào năm 2019, các tàu dân quân biển của Trung Quốc đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng laser vào các phi công Australia khi máy bay của họ bay trên Biển Đông.
Mối quan hệ giữa Australia với Trung Quốc hiện trong tình trạng "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" sau khi Canberra cấm tập đoàn công nghệ Huawei triển khai mạng 5G, thắt chặt luật chống can thiệp chính trị từ bên ngoài, đồng thời đẩy mạnh cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
| Vòng xoáy quan hệ với Nga và Trung Quốc: Phép thử cho đồng minh Mỹ-Đức Đức cần thúc đẩy niềm tin đối với Mỹ thông qua những bước đi cụ thể, bao gồm nhất quán về chính sách đối với ... |
| Chỉ trích ‘quốc gia vô trách nhiệm’, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ gọi tên Trung Quốc? Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ quan ngại rằng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đang bị suy yếu bởi ... |