Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng Canada thăm Trung Quốc: Không như mong đợi

Đó là đánh giá của nhiều học giả khi nhắc đến chuyến thăm từ ngày 4 - 5/12 của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tới Bắc Kinh.
TIN LIÊN QUAN
thu tuong canada tham trung quoc khong nhu mong doi Canada và Trung Quốc trì hoãn khởi động đàm phán FTA
thu tuong canada tham trung quoc khong nhu mong doi APEC 2017: Thủ tướng Canada bất ngờ xuất hiện ở IMC

​Trước đó, ưu tiên hàng đầu của nhà lãnh đạo Canada trong chuyến thăm Trung Quốc là tìm kiếm sự nhất trí của nước chủ nhà về thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ tại Mỹ đã khiến việc tăng cường quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở thành trọng tâm mới trong chính sách đối ngoại của Canada. 

thu tuong canada tham trung quoc khong nhu mong doi
Thủ tướng Canada Justin Trudeau và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo chung tại Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 4/12. (Nguồn: AP)

Tuy nhiên, phát biểu trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 4/12, ông Trudeau cho biết hai bên sẽ chỉ tiếp tục thăm dò về khả năng khởi động đàm phán FTA. Trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 5/12, vấn đề này một lần nữa được đề cập, nhưng không gặt hái được nhiều kết quả. Vậy điều gì đã cản bước nhà lãnh đạo Canada trong công cuộc tìm kiếm FTA với Trung Quốc? 

Thế khó của Ottawa

Các nhà bình luận cho rằng có hai nguyên nhân chính dẫn tới bất thành của Thủ tướng Canada tại Bắc Kinh.

Đầu tiên, ngay từ khi công bố, ý tưởng đưa Canada trở thành quốc gia đầu tiên trong Nhóm các nước phát triển (G7) xúc tiến FTA với Trung Quốc đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ phía dư luận trong nước. Theo các cuộc thăm dò gần đây, phần lớn người dân và doanh nghiệp Canada lo ngại về mặt trái của FTA với Trung Quốc, nhất là trong việc bảo vệ giá trị cơ bản và lợi ích quốc gia.

Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cho rằng ông Trudeau đã quá lạc quan về tương lai của FTA Canada – Trung Quốc. Theo nhà phân tích chính trị của The National Post, John Ivison nhà lãnh đạo Canada không hiểu rõ về bối cảnh chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chỉ đến khi ngồi lại với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Trudeau mới nhận ra rằng tầng lớp lãnh đạo tại Bắc Kinh chưa sẵn sàng cho một FTA có sức ảnh hưởng lớn tới vậy. Điều này đã buộc ông phải trì hoãn mong muốn của mình.

Trên tất cả, một số lợi ích về kinh tế của Canada liên quan đến FTA này đi ngược lại với phía của Trung Quốc. Cụ thể, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Justin Trudeau và Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên đã không nhất trí về điều khoản bảo vệ quyền lợi cơ bản của người lao động như lương tối thiểu, giờ làm, bảo hiểm xã hội và phụ cấp thai sản. Bất đồng trong vấn đề then chốt này nhiều khả năng sẽ tiếp tục cản trở quá trình đàm phán FTA song phương thời gian tới.

Mọi thứ tỏ ra suôn sẻ hơn đối với ông Trudeau trong ngày 5/12, khi ông đạt được sự nhất trí với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên quan tới một số vấn đề trong FTA. Nhận thấy cơ hội thu hẹp khác biệt về quan điểm, trước khi di chuyển tới Quảng Châu tham dự Diễn đàn Thịnh vượng Toàn cầu (FGF) 2017, Thủ tướng Canada đã cử Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế Francois-Philippe Champagne ở lại Bắc Kinh đàm phán thêm về các điều khoản cụ thể.

Nhìn nhận một cách tích cực hơn, rõ ràng việc hai nước không thể khởi động tiến trình tái đàm phán FTA song phương theo kế hoạch cho thấy giữa hai bên còn rất nhiều việc cần làm. Ông Robert Kwauk thuộc Công ty Blake, Cassels & Graydon LLP. Kwauk nhận định: “Việc hai bên chưa nhất trí cho thấy họ đang đặt những vấn đề gai góc nhất lên bàn đàm phán, nhằm tránh các hiểu lầm trong tương lai”.

Điểm sáng hiếm hoi

Đáng chú ý, bên cạnh việc thảo luận về FTA, Thủ tướng Trudeau cũng đề cập đến các vấn đề chính trị nhạy cảm với phía Trung Quốc. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình, ông đã nhắc lại quan điểm cứng rắn của Ottawa liên quan đến số phận của ba công dân nước này đang bị phía Trung Quốc giam giữ. 

Theo đó, ông Trudeau cho rằng hai bên cần duy trì các cuộc đối thoại “thẳng thắn, cởi mở về khác biệt quan điểm, mà không gây tổn hại tới quan hệ song phương”. Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không đưa ra câu trả lời trực tiếp cho vấn đề này. 

Trong ba công dân Canada, nhà hoạt động người Canada gốc Uighur Huseyin Celil đã bị Bắc Kinh kết án tù năm 2006 vì tội khủng bố. Hai công dân khác, doanh nhân Canada Sun Qian và John Chang, chỉ vừa mới bị bắt giữ trong vòng hai năm trở lại đây.

Hai bên cũng đã thảo luận về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế như vụ phóng tên lửa mới đây nhất của Triều Tiên và tình hình biến đổi khí hậu. 

Nhận định về chuyến thăm vừa qua của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định quan hệ song phương đang đi vào “giai đoạn vàng”. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, du lịch, cũng như tìm kiếm giải pháp trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, giữ gìn an ninh, hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

thu tuong canada tham trung quoc khong nhu mong doi Trung Quốc và Canada nhất trí ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu

Chiều 4/12, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc và Canada đã nhất trí ra tuyên bố chung về ...

thu tuong canada tham trung quoc khong nhu mong doi Canada cam kết theo đuổi TPP vì người dân

Chia sẻ tại buổi họp báo chiều 11/11 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định, Canada sẽ tiếp tục theo đuổi Hiệp định ...

thu tuong canada tham trung quoc khong nhu mong doi Báo chí Canada đưa tin đậm nét về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trudeau

Trong những ngày qua, hầu hết các tờ báo lớn của Canada đều đăng nhiều ảnh và bài viết đưa tin đậm nét về chuyến ...

Lưu Minh

Tin cũ hơn

Triều Tiên tuyên bố phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật bằng công nghệ dẫn đường mới Triều Tiên tuyên bố phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật bằng công nghệ dẫn đường mới
EU ra lệnh cấm phát sóng với 4 hãng truyền thông Nga EU ra lệnh cấm phát sóng với 4 hãng truyền thông Nga
Tin thế giới ngày 17/5: Tên lửa tầm xa Ukraine tấn công sân bay Nga, Houthi bắn hạ UAV 30 triệu USD của Mỹ, Nga trục xuất tùy viên quốc phòng Anh Tin thế giới ngày 17/5: Tên lửa tầm xa Ukraine tấn công sân bay Nga, Houthi bắn hạ UAV 30 triệu USD của Mỹ, Nga trục xuất tùy viên quốc phòng Anh
Tổng thống Ukraine thừa nhận quân Nga tiến sâu 10km vào Kharkov, Đức hối thúc gửi Kiev vũ khí tầm xa Tổng thống Ukraine thừa nhận quân Nga tiến sâu 10km vào Kharkov, Đức hối thúc gửi Kiev vũ khí tầm xa
Mỹ, Australia ra đòn trừng phạt Nga-Triều Tiên với cáo buộc chuyển giao vũ khí, Bình Nhưỡng phản pháo Mỹ, Australia ra đòn trừng phạt Nga-Triều Tiên với cáo buộc chuyển giao vũ khí, Bình Nhưỡng phản pháo
Iran đáp trả cáo buộc của Mỹ về việc chuyển vũ khí cho Houthi, nhắc nhở Israel đừng gây bất kỳ 'đe dọa' nào Iran đáp trả cáo buộc của Mỹ về việc chuyển vũ khí cho Houthi, nhắc nhở Israel đừng gây bất kỳ 'đe dọa' nào
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, gửi cảnh báo về 'hậu quả thảm khốc' nếu Mỹ-Hàn Quốc làm điều này Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, gửi cảnh báo về 'hậu quả thảm khốc' nếu Mỹ-Hàn Quốc làm điều này
Cuba: Mỹ nên làm điều đúng đắn, đưa Havana ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố Cuba: Mỹ nên làm điều đúng đắn, đưa Havana ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố
Xung đột ở Dải Gaza: Israel đổ thêm quân vào Rafah, Liên đoàn Arab kêu gọi triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Xung đột ở Dải Gaza: Israel đổ thêm quân vào Rafah, Liên đoàn Arab kêu gọi triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình
Nga-Anh 'ăn miếng trả miếng' Nga-Anh 'ăn miếng trả miếng'
Điểm tin thế giới sáng 17/5: Diễn tập Rồng vàng tại Campuchia, Armenia-Azerbaijan đạt thỏa thuận mới, tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria Điểm tin thế giới sáng 17/5: Diễn tập Rồng vàng tại Campuchia, Armenia-Azerbaijan đạt thỏa thuận mới, tấn công nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria
Tin thế giới 16/5: Nga, Trung Quốc thắt chặt hợp tác quân sự, Anh không đưa quân tới Ukraine, Cuba tố Mỹ tài trợ kích động biểu tình bạo lực Tin thế giới 16/5: Nga, Trung Quốc thắt chặt hợp tác quân sự, Anh không đưa quân tới Ukraine, Cuba tố Mỹ tài trợ kích động biểu tình bạo lực