Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Từng bước bình thường hóa với dịch Covid-19

Chu An
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, do kiểm soát tốt dịch Covid-19 nên việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả tích cực trên tất cả các mặt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì Phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19. (Nguồn: TTXVN)

Sáng 5/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì Phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo, theo hình thức trực tuyến đến điểm cầu các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Số ca mắc tăng cao nhưng tỷ lệ nguy kịch giảm mạnh

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trên phạm vi toàn quốc, dịch Covid-19 vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều địa phương ghi nhận số ca mắc trong cộng đồng tăng cao, nhất là sau khi biến thể Omicron thâm nhập.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung đánh giá những vấn đề đặt ra khi số ca mắc tăng cao, cũng như những vấn đề mới, đột xuất cần lưu ý, quan tâm để có giải pháp phòng, chống dịch phù hợp; đề xuất bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là vấn đề về thuốc, vaccine phòng Covid-19.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 4/3/2022, thế giới ghi nhận trên 442,7 triệu ca mắc Covid-19, trên 6 triệu ca tử vong. Riêng trong tháng 2/2022, thế giới ghi nhận thêm trên 52 triệu ca mắc mới, trong đó trên 200.000 ca tử vong.

Đến nay, Việt Nam ghi nhận 4.059.262 ca mắc, trong đó có 2.589.436 người đã khỏi bệnh (chiếm 63,8% tổng số ca mắc), 40.609 ca tử vong.

Phân bố tỷ lệ nhiễm theo độ tuổi trong tháng 2/2022 tăng từ 2-2,5 lần so với tháng 1/2022. Cụ thể, nhóm 18-49 tuổi chiếm 54,3% tổng số ca mắc (871.083 ca); nhóm 50-65 tuổi chiếm 10,8% (173.254 ca); nhóm trên 65 tuổi chiếm 4,5% (72.189 ca).

Bộ Y tế nhận định, đến nay dịch Covid-19 cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua (với khoảng 50.000-75.000 ca/ngày, cao nhất hơn 125.000 ca/ngày).

So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 197,9% nhưng số ca tử vong giảm 47,1%. Số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%, vẫn trong khả năng đáp ứng của hệ thống y tế. Tỷ lệ chết/mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm 0,8% so với tháng trước.

Đến ngày 3/3, Việt Nam đã tiếp nhận 218 triệu liều vaccine phòng Covid-19; thực hiện phân bổ 204,4 triệu liều, tiêm được hơn 196 triệu liều.

Đáng chú ý, trong 30 ngày triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa xuân (từ 29/1 - 28/2), cả nước tiêm được hơn 14 triệu liều, chủ yếu là liều bổ sung và liều nhắc lại (hơn 12 triệu liều), góp phần vào việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 liều vaccine cơ bản và tiêm mũi 3 trên toàn quốc.

Làm rõ một số vấn đề, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, số ca mắc trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron (đã xuất hiện ở gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ), chiếm gần 90% tổng số các mẫu phát hiện ở trong nước.Các sinh phẩm xét nghiệm hiện nay vẫn đang có hiệu quả trong công tác phát hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin: “Vaccine hiện nay đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện. Vì vậy việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, khả năng tái nhiễm của biến chủng Omicron là có nên vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Hệ thống y tế vẫn đang trụ vững, tăng cường năng lực hồi sức và điều trị các ca nặng.

Bộ Y tế đang tiến hành từng bước, hướng tới điều trị Covid-19 như điều trị bệnh nhân thông thường. Đặc biệt, trong giai đoạn này, việc thực hiện thông điệp 5K + vaccine + thuốc điều trị và ý thức người dân, rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch”.

Tại cuộc họp, lãnh đạo một số tỉnh, thành phố thông tin, phân tích về tình hình dịch bệnh tại địa phương, các biện pháp được tăng cường triển khai nhằm bảo vệ người có nguy cơ cao, đặc biệt đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19.

Một số ý kiến đề xuất Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá để hạn chế ảnh hưởng của biến thể Omicron đến hoạt động phục hồi kinh tế-xã hội; hướng dẫn người dân mua, sử dụng thuốc Monulpiravir an toàn, kịp thời.

Lãnh đạo một số tỉnh, thành phố đề xuất tăng năng lực điều trị tại cơ sở, tháo gỡ thủ tục, hướng dẫn đối với cách ly F1; tăng cường phân luồng các tầng điều trị; kiến nghị chuyển khai báo y tế điện tử cho tất cả người dân thành khai báo dành cho các F0 để tập trung quản lý người mắc Covid-19…

Từng bước bình thường hóa với dịch Covid-19

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, qua báo cáo của Bộ Y tế và các ý kiến tại cuộc họp, đến nay tình hình dịch bệnh cơ bản đang trong tầm kiểm soát trên phạm vi cả nước, đạt mục tiêu tập trung kiểm soát rủi ro các ca chuyển nặng, ca tử vong đã đề ra tại Nghị quyết 128/NQ-CP.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Từng bước bình thường hóa với dịch Covid-19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Điểm lại công tác tiêm vaccine phòng Covid-19 trong nước, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, chiến dịch tiêm vaccine của chúng ta thành công, đạt tỷ lệ bao phủ rất cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực.

Về công tác điều trị, chúng ta đã kết hợp hài hòa, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả giữa điều trị tại cơ sở y tế và điều trị tại nhà, kiểm soát rủi ro; đang đi đúng hướng, từng bước chứng tỏ hiệu quả rõ rệt.

Cùng với đó, vấn đề “thuốc điều trị là việc khó” nên Bộ Y tế tiến hành rất thận trọng, vừa bảo đảm sức khỏe của người dân, vừa tuân thủ các quy định pháp luật, vừa giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra chưa có tiền lệ.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-10, Bộ Y tế đã cấp phép được một số loại thuốc để phòng, chống dịch. Chính phủ đang chỉ đạo rất quyết liệt để nhanh chóng cấp phép thêm loại thuốc phù hợp tình hình, thông lệ quốc tế cũng như các quy định của luật pháp, giải quyết được bài toán không có tiền lệ.

Bên cạnh đó, việc sản xuất vaccine trong nước được thúc đẩy với tinh thần tích cực, hạn chế tối đa thủ tục hành chính nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, khoa học; ưu tiên tính mạng, sức khỏe người dân và đến nay tình hình đang có triển vọng cao.

Trong thời gian qua, công tác an sinh xã hội được thực hiện tích cực với kinh phí khoảng 78 nghìn tỷ đồng, đặc biệt trong dịp Tết đã dành khoảng 9,3 nghìn tỷ đồng cho công tác này từ các nguồn khác nhau.

Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp, an ninh trật tự được bảo đảm trên phạm vi cả nước; tình hình tội phạm trong 2 tháng đầu năm giảm trên nhiều tiêu chí. Với tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc theo Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc huy động nguồn lực chống dịch được triển khai tích cực và đạt kết quả tốt.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, do kiểm soát tốt dịch Covid-19 nên việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả tích cực trên tất cả các mặt.

Từ mối quan hệ chặt chẽ của hai nhiệm vụ này, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng khi chuyển hướng chiến lược trong phòng, chống dịch; việc triển khai chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng tình, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, nhân dân, doanh nghiệp có thêm nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch để từ đó chủ động, bình tĩnh, nhất quán, kiên định hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Đặc biệt, Tết Nguyên đán diễn ra an toàn, vui tươi, lành mạnh và tiết kiệm.

“Qua thực tiễn cho thấy, vaccine là lá chắn quan trọng, an toàn nhất trong phòng, chống dịch. Tiêm vaccine sớm hơn, tăng cường mũi thứ 3 sẽ an toàn hơn. Việc bảo đảm thuốc chữa bệnh kịp thời góp phần ngăn chặn chuyển nặng, tử vong.

Những kinh nghiệm khác là kiểm soát chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ cao; đề cao ý thức người dân, chấp hành nghiêm thông điệp 5K; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự biết cách phòng, chống dịch; tăng cường lực lượng y tế cơ sở; thực hiện hiệu quả 4 tại chỗ và tích cực xã hội hóa trong phòng, chống dịch”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Chuẩn bị sẵn sàng với dự báo dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo với biến chủng Omicron, khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn thời cơ và thuận lợi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không hoang mang;

Bên cạnh đó, cần nắm chắc và bám sát tình hình thực tiễn để có giải pháp phù hợp phòng, chống dịch tốt, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; đồng thời tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, từng bước bình thường hóa với dịch Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “đa mục tiêu”: Tiếp tục ngăn chặn lây lan, tập trung kiểm soát hiệu quả rủi ro, hạn chế số ca chuyển nặng, giảm ca tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển bền vững, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế; giải quyết, chăm lo các vấn đề an sinh xã hội; bảo đảm giữ vững quốc phòng-an ninh.

Về giải pháp triển khai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên trì, kiên quyết thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, kiểm soát các trường hợp nguy cơ cao, chuyển nặng, tử vong; tiếp tục thực hiện nghiêm và linh hoạt, hiệu quả công thức “5K+vaccine+thuốc điều trị+công nghệ+đề cao ý thức người dân và các biện pháp linh hoạt khác”, vận dụng linh hoạt trong điều kiện cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cần thần tốc hơn nữa trong tiêm vaccine trên tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, hoàn thành tiêm mũi 3 trong quý I/2022, cho người từ 18 tuổi trở lên (trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm), hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022, chuẩn bị chiến dịch tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi, nghiên cứu tiêm mũi thứ 4 và tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi…

Bộ Y tế khẩn trương cấp phép các loại thuốc phòng, chữa bệnh, bảo đảm an toàn, hiệu quả, phù hợp tình hình, quy định và thông lệ quốc tế; chủ trì, tăng cường hướng dẫn các biện pháp điều trị tại nhà, tại cơ sở y tế, bảo đảm hiệu quả, không để quá tải hệ thống y tế, nhất là tầng 3, tập trung quản lý người có nguy cơ cao và người lao động.

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện các công nghệ phục vụ phòng, chống dịch, dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu về dân cư. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí - truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền bảo đảm kịp thời, chính xác về tình hình và các giải pháp của các cấp có thẩm quyền, theo tinh thần lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, tăng cường thông tin hướng dẫn để người dân yên tâm, ngăn chặn hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, sai trái…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường hơn nữa ý thức của người dân để tự bảo vệ mình và gia đình, cộng đồng, đất nước; tiếp tục lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực trong phòng, chống dịch.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm quy định cụ thể về cách ly F0, F1; nghiên cứu công bố các chỉ số, số liệu liên quan phòng, chống dịch cần thiết, hiệu quả, khoa học, phù hợp tình hình và thông lệ quốc tế; hướng dẫn sử dụng thuốc thống nhất, hiệu quả…

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất quy định về xuất nhập cảnh phù hợp điều kiện mới. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn mở cửa trường học bảo đảm thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt trên toàn quốc.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn về mở cửa du lịch từ ngày 15/3.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về an sinh xã hội.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì bảo đảm an ninh quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần phòng, chống dịch là không có tiền lệ nên không cầu toàn, không nóng vội, bám sát tình hình để tiếp tục rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Giám đốc điều hành Chương trình COVAX

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Giám đốc điều hành Chương trình COVAX

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ và đề cao vai trò của COVAX tại các cuộc trao đổi, tiếp xúc quốc tế, ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/5/2024: Tuổi Hợi tình cảm hòa thuận

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/5/2024: Tuổi Hợi tình cảm hòa thuận

Xem tử vi 4/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
OECD: Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam-Peru, 1 trong 5 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu tại khu vực

OECD: Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam-Peru, 1 trong 5 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu tại khu vực

Chiều 2/5, tại Paris, nhân dịp dự Hội nghị OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Peru Javier Gonzalez Olaechea.
Người một nhà tập 12: Khanh lo cả nhà bị trả thù

Người một nhà tập 12: Khanh lo cả nhà bị trả thù

Người một nhà tập 12, Khanh lo bị trùm xã hội đen trả thù cả nhà...
Hội sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn hướng nghiệp

Hội sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn hướng nghiệp

Hội sinh viên Việt Nam tại các trường đại học Hàn Quốc phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Seoul tổ chức thành công Diễn đàn hướng nghiệp.
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Morocco Nadia Fettah Alaoui

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Morocco Nadia Fettah Alaoui

Chiều 2/5, tại Paris, Pháp, nhân dịp dự OECD, Bộ trưởng Việt Nam-Moroccco nhất trí cùng thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động