Thủ tướng đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và chia sẻ về giải phóng tiềm năng tăng trưởng tại WEF Davos 2025

Nguyễn Hồng
(từ Davos, Thụy Sỹ)
Sáng 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 với chủ đề: Giải phóng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam: Thúc đẩy đầu tư và đổi mới sáng tạo vì một tương lai hùng cường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và chia sẻ về giải phóng tiềm năng tăng trưởng tại WEF Davos 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos 2025. (Ảnh: Nhật Bắc)

Tham dự Đối thoại có Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của WEF Joo-Ok Lee cùng hơn 60 lãnh đạo tập đoàn toàn cầu là thành viên WEF. Đây là một trong số ít các hoạt động đối thoại quốc gia được tổ chức tại Hội nghị WEF Davos năm nay và là phiên Đối thoại chiến lược quốc gia lần thứ 4 mà WEF tổ chức với Việt Nam.

Tại phiên Đối thoại, các tập đoàn bày tỏ ấn tượng mạnh mẽ với mức tăng trưởng kinh tế trên 7% năm 2024 và kết quả điều hành của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Các tập đoàn chia sẻ và đánh giá cao các cơ hội đầu tư hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn tìm hiểu các cơ chế, chính sách của Việt Nam đối với việc khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các lĩnh vực như hạ tầng, khí hóa lỏng, chăm sóc y tế, công nghiệp dầu khí, khách sạn; các chính sách bảo đảm nguồn điện, thủ tục thông thoáng để triển khai các dự án, đảm bảo nguồn nhân lực và tháo gỡ các hạn chế xuất khẩu tại một số thị trường quan trọng của Việt Nam.

Phát biểu tại phiên Đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng lần thứ 4 tham dự các hội nghị WEF và đánh giá cao chủ đề của sự kiện, cảm ơn sự tham gia của đông đảo các đối tác, doanh nghiệp quốc tế, qua đó tiếp tục lan tỏa tinh thần hợp tác quốc tế và làm nổi bật vai trò của hợp tác công-tư trong thúc đẩy sự phát triển, thịnh vượng của thế giới.

Phân tích về tiềm năng tăng trưởng tại Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, năng lực tự cường của nền kinh tế khi vừa phải ứng phó với những khó khăn do là nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở lớn, vừa phải đối mặt với thiên tai, biến đổi khí hậu gây nhiều thiệt hại, đặc biệt là cơn bão Yagi đã tàn phá nặng nề 26 tỉnh, thành phố/63 tỉnh, thành phố, làm giảm khoảng 0,15-0,2% điểm tăng trưởng GDP năm 2024.

Tuy nhiên, Việt Nam đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, tăng trưởng GDP đạt trên 7%, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm và thặng dư cao; chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được củng cố, tăng cường; an sinh xã hội được bảo đảm với tinh thần không có ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng cho biết, năm 2024, Việt Nam đã kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước một cách tốt đẹp, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong những thời điểm khó khăn, thách thức.

Phân tích về các xu thế lớn, Thủ tướng đánh giá, thế giới ngày nay đang phân cực hóa về chính trị, đa dạng hóa về thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, xanh hóa về sản xuất kinh doanh và dịch vụ, số hóa mọi hoạt động của con người. Ngoài ra, thế giới còn đối diện các vấn đề như biến đổi khí hậu, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên… Đây là những vấn đề mà các nước phải đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu để giải quyết.

Trong bối cảnh đó, để giải phóng tiềm năng tăng trưởng để đạt các mục tiêu chiến lược tới năm 2030, 2045, Việt Nam tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực mới.

Trong năm 2025, Việt Nam tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ít nhất 8% trong năm 2025 và đạt mức 2 con số trong những năm tiếp theo, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Cùng với đó, Việt Nam tập trung thực hiện quyết liệt ba đột phá chiến lược gồm thể chế, hạ tầng, nhân lực theo tinh thần thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực và quản trị thông minh.

Trong đó, hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá", cắt giảm thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy về tổ chức, coi thể chế là nguồn lực, động lực, góp phần làm giảm thời gian, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp và người dân, giải phóng nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.

Đồng thời, Việt Nam thực hiện đột phá về xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, trong đó có hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng y tế, giáo dục, thể thao, xã hội… góp phần làm giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam có cơ sở, nền tảng để thực hiện các mục tiêu đã đề ra và ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm, tự tin hơn, bản lĩnh hơn, có nhiều nguồn lực hơn để tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên mới.

Chia sẻ về một số dự án hạ tầng chiến lược, Thủ tướng cho biết, Việt Nam dự kiến hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong khoảng 10 năm, dự kiến khởi công dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc và Trung Á, châu Âu trong năm 2025; dự kiến hoàn thành nhà máy điện hạt nhân trong 5 năm; đồng thời nhiều dự án lớn về sân bay, cảng biển, đường bộ cao tốc đang được thúc đẩy mạnh mẽ để về đích đúng hạn, phấn đấu có ít nhất 3.000 km đường cao tốc trong năm 2025.

Thủ tướng đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và chia sẻ về giải phóng tiềm năng tăng trưởng tại WEF Davos 2025
Thủ tướng khẳng định Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng bền vững, lấy con người làm trung tâm, chủ thể. (Ảnh: Nhật Bắc)

Cùng với đó, Việt Nam thực hiện đột phá về nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực mới nổi trong kỷ nguyên số như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, quang điện tử… để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nâng cao năng suất lao động.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ nguồn lực bên trong gồm con người với dân số 100 triệu người, thiên nhiên, đặc biệt là khai thác các không gian phát triển mới như không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ và truyền thống văn hóa, lịch sử.

Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng bền vững, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần và đã tiên phong hoàn thành sớm các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Thủ tướng nhấn mạnh, điều quan trọng là phải bám sát, nắm chắc tình hình thế giới và khu vực, có tư duy, cách tiếp cận, phương pháp luận phù hợp để xác định các giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra phù hợp tình hình và đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam; xác định coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc là những yếu tố quyết định thành công.

Trả lời về các vấn đề quan tâm của các đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đã triển khai chương trình đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn. Việt Nam cam kết không thiếu điện với các giải pháp đồng bộ, gồm cả phát triển điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân và nhập khẩu điện.

Trước sự quan tâm về lĩnh vực bất động sản, Thủ tướng thông tin Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về đất đai, bất động sản gắn với phát triển hạ tầng chiến lược để mở ra các không gian phát triển mới, phát triển kinh tế-xã hội, từ đó phát triển bất động sản công nghiệp, bất động sản thương mại, đồng thời đẩy mạnh triển khai và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia chương trình một triệu căn hộ nhà ở xã hội. Việt Nam cũng ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực y tế và khuyến khích công nghiệp văn hóa, giải trí.

Thủ tướng đề nghị các đối tác, nhà đầu tư tiếp tục đồng hành, hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển cả trong góp ý xây dựng, hoàn thiện thể chế, thu hút đầu tư chất lượng cao, xây dựng hạ tầng, ưu đãi tài chính, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản trị hiện đại.

Trong thảo luận, các doanh nghiệp nhiều lần bày tỏ ấn tượng với quyết tâm và cam kết của Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn và sự quan tâm, ủng hộ rất cao cho cộng đồng doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam với sự phát triển vượt bậc về chất và lượng của nền kinh tế, cho biết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong giai đoạn tới và xác định mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam như một chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Thủ tướng Nga thăm Việt Nam: Tiếp nối xu hướng tích cực, khởi đầu giai đoạn phát triển mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga

Thủ tướng Nga thăm Việt Nam: Tiếp nối xu hướng tích cực, khởi đầu giai đoạn phát triển mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga

Nhân dịp Thủ tướng LB Nga Mikhail Mishustin có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng ...

Thủ tướng sắp thăm Ba Lan, Cộng hòa Czech và tham dự WEF Davos tại Thụy Sỹ

Thủ tướng sắp thăm Ba Lan, Cộng hòa Czech và tham dự WEF Davos tại Thụy Sỹ

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF Davos tại Thụy Sỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm Ba Lan, Czech và tham dự WEF Davos tại Thụy Sỹ

Chiều ngày 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên ...

Đại sứ Mai Phan Dũng: Tham gia WEF Davos 2025, Việt Nam nắm bắt, đón đầu để vươn mình phát triển đột phá trong kỷ nguyên thông minh

Đại sứ Mai Phan Dũng: Tham gia WEF Davos 2025, Việt Nam nắm bắt, đón đầu để vươn mình phát triển đột phá trong kỷ nguyên thông minh

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva (Thụy Sỹ) Mai Phan Dũng nêu bật thông điệp của Việt Nam khi Thủ ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Zurich, bắt đầu chuyến dự Hội nghị WEF Davos 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Zurich, bắt đầu chuyến dự Hội nghị WEF Davos 2025

Đúng 22h05 ngày 20/1, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao ...

Đọc thêm

Xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất và đóng vai trò trung tâm trong khu vực

Xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất và đóng vai trò trung tâm trong khu vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Malaysia trong năm Malaysia làm Chủ tịch ASEAN.
Tin thế giới 28/4: Ai Cập 'nóng mặt' với yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc xoa dịu Ấn Độ và Pakistan, tan băng quan hệ Iran-Azerbaijan

Tin thế giới 28/4: Ai Cập 'nóng mặt' với yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc xoa dịu Ấn Độ và Pakistan, tan băng quan hệ Iran-Azerbaijan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Giá vàng hôm nay 29/4/2025: Giá vàng giảm bất cứ lúc nào, giá trong nước tiếp tục bỏ xa thế giới, nền tảng tích cực để đầu tư dài hạn?

Giá vàng hôm nay 29/4/2025: Giá vàng giảm bất cứ lúc nào, giá trong nước tiếp tục bỏ xa thế giới, nền tảng tích cực để đầu tư dài hạn?

Giá vàng hôm nay 29/4/2025: Giá vàng giảm bất cứ lúc nào, giá trong nước tiếp tục bỏ xa thế giới, nền tảng tích cực để đầu tư dài hạn?
Việt Nam-Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn

Việt Nam-Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ishiba Shigeru cùng dự Diễn đàn hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong các ngành công nghiệp chiến lược...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc khẳng định, Trung Quốc coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Tanzania nghiên cứu sớm mở Đại sứ quán tại Việt Nam.
Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Tương lai nào cho an ninh năng lượng?

Hội nghị thượng đỉnh do IEA tổ chức tạo sự thống nhất về cách tiếp cận tổng thể với an ninh năng lượng, giúp các nước chuẩn bị tốt hơn trước biến động toàn cầu.
Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Khát vọng ‘Ấn Độ tự cường’

Việc Ấn Độ thử nghiệm thành công vũ khí laser nội địa có khả năng bắn hạ UAV là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động