Thủ tướng Đức thăm Hungary: Xưa sát cánh, nay đối đầu?

Minh Quân
TGVN. Ba thập kỷ trước, Hungary từng cùng Tây Đức kéo sụp Bức màn Sắt thì giờ đây, Budapest lại là “bức tường mới” ngăn Berlin giải quyết khủng hoảng người nhập cư.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong duc tham hungary xua sat canh nay doi dau ​Các thành viên EPP tại Nghị viện châu Âu muốn khai trừ Thủ tướng Hungary
thu tuong duc tham hungary xua sat canh nay doi dau Đi ngược lại chính sách của EU, ​Hungary và Slovakia sẽ mở văn phòng đại diện tại Jerusalem
thu tuong duc tham hungary xua sat canh nay doi dau
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) được người đồng cấp nước chủ nhà Viktor Orban (phải) tiếp đón trong chuyến thăm Hungary ngày 19/8. (Nguồn: MTI)

Ngày 19/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thị trấn Sopron (Hungary), cùng người đồng cấp nước chủ nhà Viktor Orban tham dự lễ kỷ niệm 30 năm “Chuyến Cắm trại Xuyên châu Âu” tại biên giới Hungary – Áo.

Tường cũ, tường mới

30 năm trước, hàng nghìn người Hungary và Áo đã tập trung tại đường biên giới hai nước, vốn chia cách giữa khối thân phương Tây và khối Xã hội Chủ nghĩa, để tổ chức một buổi “cắm trại” nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết và hữu nghị, bất chấp sự hiện diện của Bức màn Sắt.

Quan trọng hơn, nhân sự kiện này, 700 người Đông Đức đã vượt biên sang Áo và đến Tây Đức mà không gặp phải bất kỳ sự ngăn cản nào từ biên phòng Hungary. Nó đã mở đầu cho làn sóng di cư từ Đông Đức sang Tây Đức với số lượng lên tới 60.000 người chỉ trong vòng ba tháng, tạo tiền đề dẫn tới sự sụp đổ của Bức tường Berlin, thống nhất nước Đức. Với ý nghĩa như vậy, một số sử gia cho rằng chính sự kiện này là “đòn chốt” phá sập Bức tường Berlin.

Tuy nhiên, chuyến thăm Hungary của Thủ tướng Đức Angela Merkel không chỉ để dự lễ kỷ niệm “Chuyến Cắm trại Xuyên châu Âu”. Nếu 30 năm trước, Hungary từng song hành cùng Tây Đức kéo sụp Bức màn Sắt thì giờ đây, Budapest lại là “bức tường mới” chắn đường Berlin giải quyết khủng hoảng người nhập cư tại lục địa già. Chính sách cứng rắn của Thủ tướng Viktor Orban đối với người tị nạn đã khiến bà Merkel nhiều lần đau đầu.

Hai bên thường xuyên khẩu chiến xung quanh vấn đề người nhập cư; với Berlin và Brussels cáo buộc Budapest “chuyên quyền”. Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ đưa Hungary ra toà sau khi Thủ tướng Viktor Orban siết chặt quy định dành cho người nhập cư, thông qua dự thảo luật để xét xử hình sự người giúp đỡ những đối tượng này. Brussels cũng khẳng định đang xem xét khai trừ Budapest vì vi phạm quy tắc của EU, khi không cấp đồ ăn cho người tị nạn bị từ chối nhập cảnh. Liệu chuyến đi tới Hungary có thay đổi được thực trạng này?

thu tuong duc tham hungary xua sat canh nay doi dau
Một binh sỹ tuần tra gần ngôi làng Assothalom, khu vực biên giới Hungary - Serbia ngày 10/2/2016. (Nguồn: Reuters)

Cần nhưng chưa đủ

Hai ngày trước hành trình tới Sopron, Thủ tướng Angela Merkel đã cảm ơn Hungary vì đã “đóng góp để biến giấc mơ thống nhất nước Đức thành hiện thực”. Đây là tuyên bố mềm mỏng hiếm thấy của nhà lãnh đạo Đức dành cho Hungary. Người Phát ngôn Thủ tướng Steffen Seibert thì thừa nhận “những khác biệt quan điểm” giữa hai nhà lãnh đạo trong một số vấn đề như chính sách nhập cư đã được biết đến từ lâu và sẽ được thảo luận trong dịp này.

Tuy nhiên, tín hiệu tích cực này là cần thiết, song chưa đủ để đảm bảo cho cuộc gặp suôn sẻ giữa Thủ tướng Đức và người đồng cấp chủ nhà Hungary.

Thứ nhất, sự thay đổi thái độ của Hungary trong vấn đề người nhập cư phản ánh sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tuý toàn cầu và khó có thể đảo ngược chỉ trong thời gian ngắn. Khảo sát đầu năm 2018 của Quỹ nghiên cứu xã hội chính trị Đức Friedrich Ebert Stiftung cho thấy 48% người dân Hungary không muốn thấy người nhập cư, đứng đầu khối EU và bỏ xa quốc gia xếp thứ hai là Estonia (29%). Thống kê cũng phản ánh nỗi sợ của công dân quốc gia này bị người nhập cư chiếm công ăn việc làm, gây tổn hại văn hoá bản địa, làm ảnh hưởng tới đời sống và đe doạ về mặt hình sự. Chính sách chống EU, bài ngoại của Thủ tướng Viktor Orban phản ánh rõ nét xu hướng đó. Chừng nào con số này không thay đổi theo chiều hướng tích cực, Berlin sẽ gặp tiếp tục gặp khó trong việc thuyết phục Budapest thay đổi lập trường.

Nó cũng lý giải tại sao nếu 30 năm trước, những người lính biên phòng Hungary từ chối nổ súng, giúp đoàn người nhập cư dễ dàng vượt biên sang Áo và Tây Đức thì 30 năm sau, chính họ lại sẵn sàng triển khai vũ lực trấn áp người nhập cư, từ chối tiếp nhận bất kỳ ai trong số 1.214 người được EU phân bổ vào Hungary.

Thứ hai, thảo luận là một chuyện, xong tìm kiếm điểm chung và hành động là câu chuyện hoàn toàn khác. Hơn một năm trước, ông Orban và bà Merkel từng đàm đạo, song không thể tìm kiếm điểm chung về vấn đề nhập cư. Phát biểu trong buổi họp báo tại Berlin ngày 4/7/2018, Thủ tướng Đức khẳng định: “Tôi tin rằng… và đây là điều khác biệt… Linh hồn của châu Âu là lòng nhân đạo. Nếu như chúng ta muốn gìn giữ tâm hồn đó… [châu Âu] không thể khép mình.” Tuy nhiên, ông Orban lại cho rằng chính Hungary đang ngăn người nhập cư tràn vào nước Đức và khẳng định: “Thật không công bằng khi Đức cho rằng chúng tôi không đoàn kết [với khối]”.

Thứ ba, với mối quan hệ kinh tế mật thiết với Budapest, Berlin luôn ở trong tình trạng “ném chuột sợ vỡ đồ”. Hungary là đối tác nước ngoài quan trọng nhất của Đức, trên tư cách nhà cung cấp lẫn khách hàng. Đổi lại, Berlin là nhà đầu tư số một của Budapest, với các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt 22,1 tỷ Euro, chiếm gần 1/3 FDI quốc gia. Hơn 6.000 doanh nghiệp Đức, với nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới như Bosch, Audi, Mercedes-Benz, Siemens…, đã tạo công ăn việc làm cho 300.000 người Hungary.

Hợp tác kinh tế mật thiết cho thấy trừng phạt mạnh tay của Đức có thể “gậy ông đập lưng ông”. Căng thẳng quan hệ với đối tác chủ lực là di sản mà Thủ tướng Angela Merkel không mong muốn, khi người kế nhiệm bà, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Thư ký đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) Annegret Kramp-Karrenbauer chưa “vững tay” chèo lái nước Đức.

thu tuong duc tham hungary xua sat canh nay doi dau
Căng thẳng trong quan hệ với Hungary là di sản Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) không muốn để lại cho người kế nhiệm Annegret Kramp-Karrenbauer (phải). (Nguồn: DPA)

Song với tư cách rường cột của EU và quốc gia tiên phong trong chính sách mở cửa đối với người nhập cư, Đức không thể làm ngơ khi Hungary phớt lờ quyết định chung và đi ngược lại với giá trị của khối. Tháo gỡ thế “tiến thoái lưỡng nan” này sẽ đơn giản hơn nếu bà Merkel nhận được cái gật đầu của ông Orban, song khả năng cho kịch bản như vậy là không nhiều, ít nhất là trong chuyến làm khách của Thủ tướng Đức trên đất Hungary ngày 19/8.

thu tuong duc tham hungary xua sat canh nay doi dau

Khả năng Brexit không có thỏa thuận rất cao, EU tuyên bố sẵn sàng với mọi kịch bản

TGVN. Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 16/8 đã tiếp đón người đồng cấp Anh Sajid Javid tại Berlin. Sau cuộc họp, ông Scholz ...

thu tuong duc tham hungary xua sat canh nay doi dau

Anh, Đức, Australia khuyến cáo công dân tránh tới vùng Kashmir

TGVN. Ngày 3/8, các quan chức cho biết, Anh, Đức và Australia đã ra khuyến cáo tới công dân các nước này không đi tới ...

thu tuong duc tham hungary xua sat canh nay doi dau

Ngoại trưởng Đức: Trung Quốc 'vẫn im lặng' về việc tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí thay thế INF

TGVN. Ngày 2/8, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng, một hiệp ước quốc tế mới thay thế Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân ...

Đọc thêm

Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Lan Phương đọ sắc cùng Bảo Thanh; NSƯT Quách Thu Phương khoe dáng mảnh mai

Bảo Thanh đọ sắc cùng "chị gái" Lan Phương; NSƯT Quách Thu Phương khoe vóc dáng mảnh mai; Hoa hậu Mai Phương Thúy mặc gợi cảm.
Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Bộ GD&ĐT lên tiếng về chuyện siết quy định về dạy thêm

Bộ GD&ĐT lên tiếng về chuyện siết quy định về dạy thêm

Từ 14/2, Thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, tác động đáng kể tới thực trạng dạy thêm hiện nay.
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 10/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
Bài tarot hôm nay 11/1: Điểm gì ở bạn khiến người ấy lưu luyến không quên?

Bài tarot hôm nay 11/1: Điểm gì ở bạn khiến người ấy lưu luyến không quên?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp về điểm đặc biệt ở bạn khiến người ấy không thể quên.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/1 và sáng 12/1: Lịch thi đấu Cup quốc gia - SLNA vs Đà Nẵng; Cup FA - Man City vs Salford City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/1 và sáng 12/1: Lịch thi đấu Cup quốc gia - SLNA vs Đà Nẵng; Cup FA - Man City vs Salford City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 11/1 và sáng 12/1: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - SLNA vs Đà Nẵng; Cup FA - Chelsea vs Morecambe...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động