Nhỏ Bình thường Lớn

Phát triển kinh tế: Phía trước là con đường rộng thênh thang

Với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, cơ hội hội nhập kinh tế của Việt Nam là rất lớn. Một câu luôn luôn đúng là nếu biến thách thức thành cơ hội thì sẽ trở thành cơ hội, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp.  
TIN LIÊN QUAN
phat trien kinh te phia truoc la con duong rong thenh thang Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn TTXVN
phat trien kinh te phia truoc la con duong rong thenh thang Từ 14/1, CPTPP chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam

Đó là những thông điệp về phát triển kinh tế mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí sáng 15/1 tại Hà Nội.

phat trien kinh te phia truoc la con duong rong thenh thang
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn báo chí, ngày 15/1. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng sắp có hiệu lực. Dưới góc nhìn của ngoại giao, xin Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam có cơ hội cũng như thách thức nào trong thu hút đầu tư và mở rộng thương mại?

Kinh tế Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ tăng trưởng hằng năm luôn ở mức cao, nhất là năm 2018 với 7,08% - mức cao nhất trong 10 năm qua.

Có nhiều nguyên nhân lý giải cho thành công của nền kinh tế Việt Nam, và một trong những nguyên nhân là kinh tế đối ngoại hay thương mại - đầu tư đã đóng góp tích cực vào kinh tế Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn tăng ấn tượng qua các năm, điều đó có nghĩa nền kinh tế Việt Nam rất rộng mở so với các nền kinh tế khác, chúng ta hết sức quan tâm tới vấn đề đầu tư và tự do thương mại. Nhiều năm qua, Việt Nam tham gia tích cực vào đàm phán cũng như ký kết, phê chuẩn các FTA. Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia, cũng như đang thảo luận, ký kết 16 FTA song phương và đa phương.

Ngày 14/1, CPTPP đã bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam là nước thứ 7 trong số 11 nước thành viên phê chuẩn hiệp định này. Quyết định tham gia thảo luận và tiến tới ký kết CPTPP của Việt Nam là vì đây là FTA thế hệ mới, mở ra cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam.

Theo tính toán, CPTPP có thể mang lại tăng trưởng hơn 1,3% cho GDP Việt Nam hay trên 4% cho xuất khẩu, và tạo ra công ăn việc làm. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Việt Nam phải tận dụng được hết những điều khoản hay dòng thuế được hưởng trong CPTPP. Điều này cũng cho thấy, cơ hội trong CPTPP là rõ ràng nhưng thách thức cũng tồn tại, đó là khả năng cạnh tranh. Việt Nam cần tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nếu muốn thụ hưởng thuận lợi, cơ hội mở ra của CPTPP cũng như EVFTA. Nếu chúng ta tận dụng được thì mới có các lợi thế.

phat trien kinh te phia truoc la con duong rong thenh thang
Ngày 14/1, CPTPP bắt đầu có hiệu lực. (Nguồn: Reuters)

Ngoài ra, điều hết sức quan trọng là mở ra thị trường mới nhưng khả năng cạnh tranh của chúng ta cũng sẽ phải tăng lên. Ta được hưởng thuế về 0 thì cũng phải dành mức thuế này cho doanh nghiệp từ các nước thành viên Hiệp định. Do đó, thách thức và cơ hội luôn đan xen. Một câu luôn luôn đúng là nếu biến thách thức thành cơ hội thì sẽ trở thành cơ hội, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp.

Việt Nam tham gia nhiều FTA, đặc biệt là hiệp định thương mại tự do trong ASEAN. Thị trường ASEAN có hơn 650 triệu dân nhưng doanh nghiệp Việt thời gian qua lại chưa tranh thủ được nhiều. Năm 2019, chúng ta bắt đầu thực hiện cam kết của ASEAN, tức là giảm toàn bộ thuế về 0, khả năng cạnh tranh sẽ rất cao. Do đó, đây là kinh nghiệm cho chúng ta, ngay từ đầu cần phải tận dụng các FTA thì doanh nghiệp Việt Nam mới phát triển được.

Diễn biến phức tạp của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động như thế nào tới Việt Nam, thưa Phó Thủ tướng?

Thế giới hiện đang chứng kiến cuộc cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc chiến vẫn đang tiếp tục dù vừa qua hai nước đã có các trao đổi, có cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại Argentina để thảo luận các biện pháp giảm căng thẳng.

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, do đó tác động từ bên ngoài chắn chắn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế của chúng ta. Nếu chiều hướng thuận sẽ tác động tích cực cho kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, còn ngược lại sẽ cản trở sự phát triển của chúng ta. 

Hiện có nhiều đánh giá về tác động của cạnh tranh, xung đột thương mại Mỹ - Trung, nếu tiếp tục như hiện nay hoặc tiếp tục áp thuế bổ sung thì GDP toàn cầu sẽ tụt giảm. Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vì thế nếu kinh tế, thương mại toàn cầu giảm, đương nhiên Việt Nam sẽ bị tác động. Điều này chúng ta không mong muốn.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhưng cũng phải tiếp tục ứng phó không chỉ với cạnh tranh hiện nay giữa Mỹ - Trung Quốc mà còn rất nhiều cạnh tranh khác trong tương lai, kể cả giữa các nước phát triển với nhau. Chúng ta phải hướng tới nền kinh tế có thể chống lại các sức ép đó.

Đương nhiên, hiện không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều phải suy nghĩ trước sự cạnh tranh của các nước lớn, không chỉ cạnh tranh Mỹ - Trung. Khi cạnh tranh đã xảy ra, đương nhiên nước nào cũng muốn nước khác ủng hộ mình. Quan điểm của Việt Nam là triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, trên cơ sở đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, tuân thủ luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc. Trong quan hệ với các nước, chúng ta ủng hộ những vấn đề liên quan, đóng góp tới môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời kiên quyết không ủng hộ hoạt động ảnh hưởng xấu tới môi trường hòa bình và phát triển. Mục tiêu của Việt Nam là duy trì hòa bình, phát triển của khu vực. Chúng ta tiếp tục quan hệ với tất cả các nước, đa dạng hóa quan hệ trên tinh thần cùng lợi ích có thể phát triển được.

Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc hiện đang có thuận lợi, khó khăn gì, thưa Phó Thủ tướng?

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2018 vẫn tiếp tục phát triển, mức độ các chuyến thăm trong năm diễn ra bình thường. Tuy nhiên, không có các chuyến thăm cấp cao nhất như trong năm 2017 (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam). Thời gian tới, chuyến thăm của lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tổng kết lại 2018, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt hơn 100 tỷ USD là những mặt hết sức tích cực trong quan hệ giữa 2 nước.

Việt Nam và Trung Quốc cũng có những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ, đó là vấn đề trên biển. Qua các trao đổi, chúng ta vẫn tiếp tục nêu các vấn đề trong quan hệ như những diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các cơ chế của chúng ta. Hiện chúng ta có 3 cơ chế trên biển với Trung Quốc. Đó là hợp tác về những vấn đề ít nhạy cảm, hợp tác phân định bên ngoài và hợp tác cùng phát triển. Các vòng đàm phán về các cơ chế này vẫn tiếp tục.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!

phat trien kinh te phia truoc la con duong rong thenh thang ​CPTPP chính thức có hiệu lực

Ngày 30/12, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối ...

phat trien kinh te phia truoc la con duong rong thenh thang Ra mắt Trung tâm Hỗ trợ phát triển hợp tác xã Việt Nam

Trung tâm Hỗ trợ phát triển hợp tác xã Việt Nam sẽ có vai trò cầu nối hỗ trợ các hợp tác xã trên cả nước ...

phat trien kinh te phia truoc la con duong rong thenh thang CPTPP là môi trường thuận lợi phát triển quan hệ Việt Nam - Mexico

Ngày 5/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico (ĐSQ), phối hợp với Khoa Nghiên cứu Quốc tế thuộc Viện Công nghệ tự trị Mexico ...

Hằng Phạm