Thủ tướng Hungary Viktor Orban (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels, Bỉ, hồi tháng 6. (Nguồn: New York Times) |
Thủ tướng Hungary Vicktor Orban đang nỗ lực để trở thành một nhà trung gian giải quyết thành công xung đột Nga-Ukraine, khi ông tiến hành các hoạt động ngoại giao con thoi đến Kiev, Moscow và cả Mỹ cùng Trung Quốc để thúc đẩy sáng kiến hòa bình.
Tin liên quan |
Ukraine ngạc nhiên với ý tưởng của Belarus, hội nghị hòa bình thứ 2 liệu có tương lai? |
Gần đây, nhà lãnh đạo đã đề xuất một thỏa thuận tạm ngừng xung đột nhân dịp Giáng sinh, để Nga và Ukraine tiến hành trao đổi tù nhân. Phía Moscow tỏ ra ủng hộ những nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho xung đột ở Ukraine của Budapest.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ đề xuất này, cho rằng Budapest đã không thảo luận gì với Kiev trước khi đưa ra đề xuất như vậy.
Ngày 17/12, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Zelensky khẳng định: "Chúng ta không cần những quốc gia hiện muốn làm điều này, như Hungary, như Thủ tướng Orban. Nó sẽ không hiệu quả. Tôi sẽ không để ông ấy hoặc những người như ông ấy làm điều này. Chúng ta cần quan hệ trực tiếp với Mỹ".
Bày tỏ hy vọng có thể gặp Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sau lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1/2025, Tổng thống Zelensky nói rằng: "Chỉ sau đó tôi mới có thể nói những gì trong kế hoạch hòa bình mà ông Trump ủng hộ, những gì ông không ủng hộ và những gì ông đề xuất".
Bất chấp việc Kiev bác bỏ đề xuất, ngày 18/12, Thủ tướng Orban tuyên bố sẽ không "khuất phục trước những hành động khiêu khích" chế giễu sáng kiến của ông từ phía Tổng thống Zelensky
Viết trên trang mạng xã hội X, ông nói rõ: "Đề xuất ngừng bắn đã được đưa ra. Hoặc chấp nhận hoặc từ chối. Đó là trách nhiệm của các bạn".
Trong một diễn biến liên quan tình hình Ukraine, cùng ngày 18/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo, Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuyển cho Kiev 13 tỷ Euro (13,6 tỷ USD) viện trợ tài chính vĩ mô trong năm 2025, cùng khoản cho vay 18 tỷ Euro từ nguồn tài sản bị phong tỏa của Nga.
Theo số liệu của Viện Kiel (Đức), EU đã chi khoảng 125 tỷ USD hỗ trợ Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây. Trong khi đó, Washington cũng đã chi hơn 90 tỷ USD cho Kiev. Tuy nhiên, vấn đề tiếp tục viện trợ cho Ukraine đang có những dấu hỏi lớn sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
| Tin thế giới 18/12: Tổng thống Ukraine thừa nhận điều cay đắng, Quốc vương Campuchia đến Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu? Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h. |
| Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây và tăng cường khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho ... |
| Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga ... |
| Ukraine: Quốc hội nhất trí, dự luật cho phép công dân có đa quốc tịch sắp thành hiện thực Ngày 17/12, Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine đã thông qua lần đọc thứ nhất dự luật về đa quốc tịch tại quốc gia Đông Âu ... |
| Vụ sát hại tướng Nga: Nghi phạm bị bắt, chỉ điểm Ukraine đứng sau; Mỹ lập tức vạch ranh giới, khẳng định không ủng hộ những vụ việc tương tự Nga đã bắt giữ thủ phạm vụ tấn công khủng bố khiến Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ phóng xạ, ... |