TIN LIÊN QUAN | |
Xung lực mới từ các chuyến công du của Thủ tướng | |
Điều chỉnh giá điện, xăng không ảnh hưởng nhiều đến ổn định kinh tế vĩ mô |
Chiều 3/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì buổi họp báo chính phủ thường kỳ; cùng dự còn có lãnh đạo Bộ, ban ngành….
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sáng ngày 2/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi họp Chính phủ thường kỳ và đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018; công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV; kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2018 và tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, Pháp lệnh 4 tháng đầu năm 2018 và một số nội dung khác.
Toàn cảnh Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018. (Ảnh: NB) |
Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức thành công 4 Hội nghị toàn quốc trong tháng 4 từ phòng chống thiên tai, tháo gỡ khó khăn đầu tư xây dựng, logistics, đến việc thúc đẩy xuất khẩu. Thủ tướng cũng cho rằng, không khí đầu tư làm ăn kinh doanh đồng đều ở khắp mọi miền bởi nhiều bộ, ngành, địa phương đã tổ chức các diễn đàn, xúc tiến thương mại đầu tư, đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng nhìn nhận, kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục có xu hướng tích cực và toàn diện, tạo không khí phấn khởi trong làm ăn kinh doanh, góp phần củng cố niềm tin thị trường, của nhà đầu tư và nhân dân. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát.
Các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục phát triển. Về sản xuất công nghiệp trong tháng 4 đã tăng 11,4%, trong đó chế biến, chế tạo tăng 14%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định. Du lịch phát triển mạnh với lượng khách quốc tế đạt trên 5,5 triệu lượt, tăng gần 30%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 10%.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà phát triển, tổng kim ngạch 4 tháng đạt gần 74 tỷ USD, tăng khoảng 20%. Cơ cấu chuyển dịch tích cực, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 26,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,1%, chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Xuất siêu đạt 3,39 tỷ USD, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Tạo việc làm cho trên 460.000 lao động, đưa 38.000 người đi làm việc tại nước ngoài. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Cả nước có trên 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 11.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tổng số vốn đăng ký mới bổ sung trên 1,16 triệu tỷ đồng.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục được tăng cường...
Tuy trong tháng 4 đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng Thủ tướng cho rằng, các Bộ, ngành địa phương cần thấy được, để phân tích những tồn tại, khó khăn, thách thức nhằm thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm tốt hơn, chắc chắn hơn trong bối cảnh quốc tế nhiều phức tạp như hiện nay. Đặc biệt, CPI tăng thấp nhưng tiềm ẩn nhiểu nguy cơ; giải ngân vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước còn thấp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin về kết quả của cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018. (Ảnh: NB) |
Trong bối cảnh môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều cải cách, Thủ tướng cho rằng, cần phải mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa và đưa ra ví dụ về chỉ số tham gia thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp (đứng thứ 123/190), rời thị trường cũng gặp khó khăn, đặt biệt trong xử lý vấn đề phá sản doanh nghiệp (đứng thứ 129/190).
Thủ tướng cho rằng, hiện nay đang xảy ra tình trạng “trên nóng, dưới nóng nhưng ở giữa thì lạnh” và ví dụ rằng, có địa phương đã lên Sở Xây dựng để điều chỉnh quy hoạch mà phải đi 33 lần. Chính vì vậy, Thủ tướng mong muốn “sức nóng” phải lan tỏa toàn bộ máy, trong đó cấp trung gian là vụ, cục, sở, huyện phải chuyển biến mạnh mẽ hơn thì cả bộ máy mới chuyển biến được.
Đối với thách thức là hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng, nhưng ngược lại, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, giải thể còn lớn. Có nhiêu khoản phí, lệ phí còn cao, nhất là chi phí logistics và kiểm tra chuyên ngành.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội còn một số mặt hạn chế, đặc biệt có nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống, ứng xử bạo lực với thầy thuốc, nhà giáo, học sinh… Quản lý hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng còn bất cập như sự việc “Hội thánh Đức Chúa trời” tồn tại kéo dài mà chưa kịp thời giải quyết gây hoang mang trong dư luận.
Về tiến độ các dự án luật trình Quốc hội còn rất nhiều vấn đề. Thủ tướng yêu cầu các Bộ cần phải có giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về kết quả cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh cho học sinh, phòng chống đuối nước cho học sinh. Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo về việc triển khai công tác khởi nghiệp, cách mạng 4.0. Bộ Nội vụ báo cáo kết quả quả hoạt động của tổ công tác kiểm tra công vụ từ khi thành lập đến nay….
Thủ tướng chỉ đạo, các thành viên Chính phủ cần phải có những ý kiến, thảo luận về các vấn đề đang tồn tại hiện nay để làm sao giải quyết được đồng bộ, “trên nóng, dưới nóng, ở giữa cũng phải nóng”, các cấp trung gian, cấp tham mưu cần quyết liệt hơn, không để tình trạng vô trách nhiệm xảy ra trong phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng: Cần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát Không được chủ quan, lơ là trước các diễn biến tình hình; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng ... |
Nhiều tín hiệu vui trong tháng đầu năm 2018 Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn ... |
Việc nhập khẩu thịt lợn không ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017 tối ngày ... |