Thủ tướng Nhật Bản Kishida và Tổng thống Pháp Macron trước cuộc hội đàm tại Điện Elysse ở Paris ngày 9/1. (Nguồn: Reuters) |
Một quan chức ngoại giao Nhật Bản cho hay, trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Kishida nói rằng, ông sẽ thể hiện "cam kết mạnh mẽ" của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong việc bác bỏ các nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân, cũng như duy trì một trật tự quốc tế tự do và rộng mở.
Trong khi đó, ông Macron khẳng định sẽ "hợp tác vì sự thành công" của hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến diễn ra tại Hiroshima vào tháng 5 tới.
Bên cạnh đó, hai bên cũng khẳng định sự cần thiết của việc G7 tiếp tục hỗ trợ Kiev cũng như duy trì các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga do chiến dịch quân sự ở Ukraine kể từ tháng 2/2022.
Đề cập ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, ông Kishida và ông Macron khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục thúc đẩy các cuộc tập trận chung có sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Pháp, vốn đã được tiến hành ở Biển Hoa Đông.
Trong thông cáo báo chí chung sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, Thủ tướng Kishida cho biết, ông đang mong muốn hợp tác hơn nữa với Pháp trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời nhấn mạnh, “Pháp là một đối tác hàng đầu trong thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Về phần mình, Tổng thống Macron khẳng định hai nước sẽ tiếp tục các hoạt động chung ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhật Bản là Chủ tịch G7 năm 2023. Ngày 9/1, Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã bắt đầu chuyến công du đến một loạt quốc gia thành viên gồm Pháp, Italy, Anh, Canada và Mỹ với Paris là chặng dừng chân đầu tiên. Dự kiến, ông Kishida sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 13/1 tới.
Trước khi thực hiện chuyến thăm, nhà lãnh đạo Nhật Bản bày tỏ hy vọng các nước G7 sẽ thể hiện sự đồng thuận với thế giới trong các vấn đề như xung đột ở Ukraine, biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và năng lượng.
| Báo Đức: Ba Lan cố thuyết phục NATO tung toàn lực đối phó Nga Tờ Die Welt(DW) của Đức dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết, Warsaw đang cố gắng thuyết phục các đồng minh ... |
| Tình hình Ukraine: Đức bỏ ngỏ một khả năng có thể khiến Kiev hài lòng; cựu Ngoại trưởng Mỹ gợi ý giải pháp cho xung đột Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu của Đức Robert Habeck không loại trừ khả năng chính quyền Berlin sẽ sớm ... |
| Tin thế giới 9/1: OSCE phản đối loại Nga, các nước lo ngại về tình hình Brazil Nga chỉ trích phương Tây viện trợ quân sự Ukraine, Phần Lan khẳng định quan điểm với NATO… là một số tin quốc tế đáng ... |
| Tình hình Ukraine: Kiev thừa nhận quân đội đang giảm khả năng chiến đấu, Nga cảnh báo phương Tây và Pháp Ngày 9/1, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Anna Marlar cho biết, khả năng chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã giảm đáng ... |
| Ukraine nói phương Tây cung cấp vũ khí hết hạn, đứng trước khoản nợ công khổng lồ Ngày 9/1, trả lời phỏng vấn tạp chí Newsweek của Mỹ, Đại sứ Ukraine tại Anh Vadym Prystaiko nói rằng, các nước phương Tây cung ... |