Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ đưa ra các giải pháp làm mới các động lực cũ, bổ sung, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 1/2, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các ban, cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội và lãnh đạo một số Tập đoàn kinh tế.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, tình hình thế giới thời gian qua và hiện nay về tổng thể là hòa bình, nhưng cục bộ vẫn có chiến tranh; tổng thể là hòa hoãn, nhưng cục bộ vẫn căng thẳng; tổng thể là ổn định, nhưng cục bộ vẫn có xung đột. Về kinh tế, lạm phát đã hạ nhiệt nhưng còn neo ở mức cao; chính sách tiền tệ các nước vẫn thắt chặt nhưng dự báo nới lỏng hơn trong thời gian tới; thương mại toàn cầu vẫn ở mức yếu; thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu tiếp tục phức tạp.

Ở trong nước, trên đà phục hồi, phát triển của năm 2023, tháng 1 vừa qua diễn ra nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng như các kỳ họp bất thường Trung ương, Quốc hội.

Trong đó, Quốc hội đã xem xét, biểu quyết thông qua 2 Luật, 2 Nghị quyết. Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương tổng kết công tác năm 2023, đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2024... Cả nước đang khẩn trương, tích cực chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Thủ tướng chỉ rõ, sau Hội nghị Chính phủ với địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 1 triển khai nhiệm vụ năm 2024 với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, 168 nhiệm vụ cụ thể với phương châm "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tăng tốc sáng tạo; hiệu quả bền vững".

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 tiếp tục đạt những kết quả tích cực, đáng ghi nhận: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều có nhiều tín hiệu tích cực ngay từ tháng đầu năm; đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực.

Công tác quy hoạch, chuyển đổi số quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh, các lĩnh vực văn hoá - xã hội được chú trọng, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, 3 đột phá chiến lược tiếp tục được thúc đẩy, tích cực chuẩn bị cho Nhân dân vui Xuân, đón Tết, tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ cho biết, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”.

Bài viết khẳng định dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Qua đó, củng cố thêm niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước, có thêm bản lĩnh, tự tin để chúng ta đi lên; hướng đến năm 2030 Đảng ta tròn 100 tuổi, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Về nhiệm vụ tháng 2 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận đánh giá tình hình, bài học kinh nghiệm, nhất là trong chỉ đạo, điều hành và phản ứng chính sách. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp làm mới các động lực cũ gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; bổ sung, khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới như: kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo; tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân; tìm giải pháp khắc phục đứt gẫy chuỗi sản xuất và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển các lĩnh vực văn hóa-xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng; tăng cường đối ngoại; tập trung khai thác tối đa nguồn lực mà các tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ.

Đặc biệt, trước mắt tổ chức cho nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, nghĩa tình, bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau.

(theo TTXVN)

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Cơ hội lớn trong ‘chiếc bánh khổng lồ’

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Cơ hội lớn trong ‘chiếc bánh khổng lồ’

Năm 2023, vượt khó khăn chung của thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam vẫn là điểm sáng. Trong ...

ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế

ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế

Chính phủ Việt Nam đã đạt được sự cân bằng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ ...

Đi tìm động lực tăng trưởng mới của năm 2024

Đi tìm động lực tăng trưởng mới của năm 2024

Đâu là động lực tăng trưởng mới giữa bối cảnh kinh tế thế giới đầy “bất định, rủi ro, thận trọng”? Làm sao đạt được ...

JETRO: Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn

JETRO: Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn

Chiều 26/1, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật ...

Nhà đầu tư nước ngoài chúc mừng Việt Nam đã chiến thắng các ‘cơn gió ngược’

Nhà đầu tư nước ngoài chúc mừng Việt Nam đã chiến thắng các ‘cơn gió ngược’

Các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, nhà đầu tư nước ngoài chúc mừng Việt Nam đã chiến thắng các "cơn gió ngược", đạt ...