Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế Việt-Nhật, chứng kiến trao 30 văn kiện hợp tác

Đức Khải
(từ Tokyo, Nhật Bản)
Sáng 16/12, tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản với chủ đề “Quan hệ kinh tế trong kỷ nguyên mới - Đối tác chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Nhật, chứng kiến ký kết 30 thỏa thuận hợp tác
Lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đón chào Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Nhật Bản. (Ảnh: Nhật Bắc)

Tiếp tục chuỗi hoạt động tham dự Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương tại Nhật Bản, sáng 16/12, tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản với chủ đề “Quan hệ kinh tế trong Kỷ nguyên mới - Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới.”

Tại diễn đàn với trên 600 đại biểu tham dự, lãnh đạo các bộ, tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao tốc độ tăng trưởng cao với chính sách phù hợp, thị trường lớn và nguồn nhân lực ưu tú của Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết với quan điểm Đối tác đồng sáng tạo kinh tế và xã hội tương lai, Nhật Bản sẽ tập trung hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp tương lai, giảm phát thải carbon…Tại Diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản cũng trình bày với Thủ tướng những định hướng, đề xuất hợp tác, đầu tư về Phát triển Xanh, Chuyển đổi Số tại Việt Nam thời gian tới.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong năm 2023, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, gần 500 hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức ở cả Việt Nam và Nhật Bản, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác và làm sâu sắc tình cảm hữu nghị, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.

Đặc biệt, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa kết thúc thành công chuyến thăm chính thức Nhật Bản, cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện vì Hòa bình và Thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới,” mở ra một trang sử mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt-Nhật phát triển mạnh mẽ, hiệu quả trên mọi lĩnh vực và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Nhật, chứng kiến ký kết 30 thỏa thuận hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, trải qua 50 năm vun đắp và xây dựng, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức rất cao. Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ hai về hợp tác lao động, đứng thứ ba về hợp tác đầu tư và du lịch, đứng thứ tư về hợp tác thương mại. Hai nền kinh tế có tính bổ trợ, bổ sung cho nhau cùng phát triển.

Về đầu tư, với trên 5.200 dự án và hơn 71,5 tỷ USD vốn đăng ký, các nhà đầu tư Nhật Bản đã có mặt tại hầu hết các địa phương của Việt Nam, tham gia nhiều dự án mang tính chiến lược trong một số lĩnh vực trọng điểm như sản xuất, công nghiệp chế biến, chế tạo; linh kiện điện tử; nghiên cứu và phát triển; tài chính; đặc biệt đối với các lĩnh vực mới công nghệ sinh học; công nghệ lượng tử; trí tuệ nhân tạo (AI); y tế thế hệ mới.

Về thương mại, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 40 tỷ USD trong 11 tháng năm 2023, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt gần 20 tỷ USD. Nhật Bản là đối tác đã ký kết nhiều FTA song phương và đa phương nhất với Việt Nam, tạo nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước trên tinh thần hai bên cùng có lợi, bổ trợ lẫn nhau.

Đặc biệt, có trên 500.000 người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc tại Nhật Bản và 22.000 người Nhật Bản làm việc, sinh sống, học tập tại Việt Nam.

Về các yếu tố nền tảng thúc đẩy phát triển của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy phát triển dựa trên 3 trụ cột là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gồm cả hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa…

Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng; xác định lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, là nguồn phát triển; không hy sinh tiến bộ và công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; với mục tiêu phát triển chiến lược đến năm 2030 trở thành quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong số đó, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.

Việt Nam tiếp tục đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; kiên trì chính sách quốc phòng “bốn không;” thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo hướng “dân tộc, khoa học, đại chúng”, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Nhật, chứng kiến ký kết 30 thỏa thuận hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, tạo sự kết nối lan tỏa giữa khu vực Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khu vực kinh tế trong nước; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ Kinh tế số, Kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Cụ thể, ưu tiên các dự án như công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), trung tâm tài chính quốc tế, thương mại dịch vụ hiện đại, xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và phát triển... để tạo động lực giúp cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sau gần 4 thập kỷ đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Quy mô nền kinh tế đạt 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người trên 4.100 USD (năm 2022).

Tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương Việt Nam-Nhật Bản chứng kiến lễ trao 30 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp hai nước trên các lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, trung tâm thương mại, sản xuất hydro xanh, sản xuất pin, năng lượng, tài chính, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực… như đầu tư Dự án Điện khí tại Thái Bình trị giá gần 2 tỷ USD; các thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Sungroup với các đối tác Nhật Bản đầu tư xây dựng tại Khu Kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa; Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn FPT với các đối tác Nhật Bản về Chuyển đổi Số, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực vận chuyển và logistics; Thỏa thuận giữa Ngân hàng Vietinbank với đối tác về tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện Chuyển đổi Xanh, Chuyển đổi Số, đổi mới sáng tạo.

Nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; top 20 nước dẫn đầu về kim ngạch thương mại (năm 2022 đạt 732,5 tỷ USD); đã ký kết 16 Hiệp định Thương mại Tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.

Việt Nam đã có quan hệ Đối tác Chiến lược và Đối tác Chiến lược Toàn diện với 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ; tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có nhiều điểm sáng trên các lĩnh vực với kết quả “tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.” Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững; tập trung phát triển những lĩnh vực mới nổi, xu thế của thế giới như đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi số, Kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Trong quá trình đó, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội…

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Nhật, chứng kiến ký kết 30 thỏa thuận hợp tác
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản đã thu hút trên 600 đại biểu, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản tham dự. (Ảnh: Đức Khải)

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện là nền tảng chính trị quan trọng để tiếp tục mở rộng không gian hợp tác trong những lĩnh vực mới mà hai bên có thế mạnh.

Việt Nam cần phía Nhật Bản tiếp tục hợp tác, hỗ trợ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hỗ trợ về tài chính với lãi suất ưu đãi; hỗ trợ về chuyển giao công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; góp ý xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và Việt Nam sẽ cung ứng nguồn nhân lực cho các đối tác. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương; thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác văn hóa.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Sáng nay, 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rời Hà Nội, lên đường dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Tokyo, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Tokyo, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Trưa 15/12 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Tokyo, bắt đầu ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại tỉnh Gunma, động viên lao động Việt Nam tại đây

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại tỉnh Gunma, động viên lao động Việt Nam tại đây

Chiều ngày 15/12, ngay sau khi tới Nhật Bản, bắt đầu các hoạt động song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Công ...

Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp tỉnh Gunma, nơi có 12.000 người Việt tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp tỉnh Gunma, nơi có 12.000 người Việt tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

Đánh giá cao những thành quả tích cực trong hợp tác địa phương giữa hai nước trong thời gian qua với hơn 100 cặp quan ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc cấp cao với các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn hàng đầu Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc cấp cao với các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn hàng đầu Nhật Bản

Sáng 16/12, tại thủ đô Tokyo, tiếp tục các hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ ...

Đọc thêm

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 13]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 13]

Francis Scott Key Fitzgerald là nhà văn Mỹ nổi danh vì tiểu thuyết và truyện ngắn vào những năm 20 của thế kỷ XX.
Giá heo hơi hôm nay 7/7: Giá heo hơi ổn định; bệnh dịch tả lây lan mạnh tại Lạng Sơn

Giá heo hơi hôm nay 7/7: Giá heo hơi ổn định; bệnh dịch tả lây lan mạnh tại Lạng Sơn

Giá heo hơi hôm nay (7/7) trong khoảng 61.000 - 69.000 đồng/kg. 120 xã, phường, thị trấn tại tỉnh Lạng Sơn có dịch tả heo châu Phi chưa qua 21 ...
Tứ kết EURO 2024: Hà Lan lội ngược dòng ngoạn mục, 'giải mã' hiện tượng Thổ Nhĩ Kỳ

Tứ kết EURO 2024: Hà Lan lội ngược dòng ngoạn mục, 'giải mã' hiện tượng Thổ Nhĩ Kỳ

Hà Lan thắng ngược Thổ Nhĩ Kỳ 2-1 với hai bàn trong 6 phút, và gặp tuyển Anh tại trận bán kết EURO 2024.
Giá xăng dầu hôm nay 7/7: Ghi nhận tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 7/7: Ghi nhận tuần tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 7/7, tuần này, cả dầu Brent và WTI đều ghi nhận mức tăng.
Thỏa thuận Xanh sang trang mới?

Thỏa thuận Xanh sang trang mới?

Chủ tịch EC sẽ đi 'thăng bằng' thế nào giữa kinh tế và môi trường trong nhiệm kỳ thứ hai, để giữ vững lộ trình tăng trưởng xanh cho EU...
Tổng thống Zelensky hé lộ chiến lược hàng hải mới của Ukraine, khẳng định sẽ sớm được phê duyệt

Tổng thống Zelensky hé lộ chiến lược hàng hải mới của Ukraine, khẳng định sẽ sớm được phê duyệt

Ukraine đang xây dựng chiến lược hàng hải mới và chiến lược này sẽ sớm được Hội đồng An ninh và Quốc phòng phê duyệt.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Phiên bản di động