Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục 'nở rộ dưới bầu trời thanh bình'

Nguyễn Hồng
(từ New Delhi)
Chiều 1/8, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách tại Hội đồng các vấn đề thế giới của Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục 'nở rộ dưới bầu trời thanh bình'
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chính sách tại Hội đồng các vấn đề thế giới của Ấn Độ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tại Hội đồng các vấn đề thế giới (ICWA), được thành lập năm 1943 - nơi tiên phong trong việc định hình tầm nhìn đối ngoại của Ấn Độ suốt hơn 7 thập kỷ qua, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã có bài phát biểu chính sách quan trọng về: Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu.

Cũng từ khán phòng nơi Thủ tướng đứng phát biểu, nhiều sáng kiến, ý tưởng về đối ngoại của Ấn Độ đã được khởi xướng, đóng góp tích cực cho hòa bình và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn tình cảm và sự sẻ chia sâu sắc mà các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nhân dân Ấn Độ đã gửi tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Việt Nam và là một người bạn thân thiết của nhân dân Ấn Độ.

"Đây chính là hiện thân của tình đoàn kết mạnh mẽ và hữu nghị sâu sắc giữa nhân dân hai nước chúng ta", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng, Ấn Độ đang phát huy vai trò ngày càng lớn hơn đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới; tiếp tục là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nước, trong đó có Việt Nam trên bước đường phát triển của mình.

Với tinh thần đó, Thủ tướng đã có phát biểu về 3 nội dung chính: Tình hình thế giới và khu vực; Chủ trương, đường lối, chính sách, thành tựu và định hướng phát triển của Việt Nam; và Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ trong thời gian tới.

Cùng chia sẻ tầm nhìn chung

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tình hình thế giới hiện nay đang tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ với những bất trắc và bất ổn của môi trường an ninh toàn cầu, xung đột cục bộ và xu hướng tăng cường vũ trang gia tăng phức tạp. Kinh tế thế giới bước vào chu kỳ phát triển mới nhưng vẫn nhiều rủi ro. Chủ nghĩa đa phương tiếp tục đóng vai trò then chốt song hiệu quả hoạt động bị thách thức nghiêm trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục 'nở rộ dưới bầu trời thanh bình'
Bài phát biểu của Thủ tướng gồm ba nội dung chính: Tình hình thế giới và khu vực; Chủ trương, đường lối, chính sách, thành tựu và định hướng phát triển của Việt Nam; và Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ trong thời gian tới. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thế kỷ XXI là thế kỷ của Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương nhưng khu vực này cũng đứng trước những rủi ro, thách thức lớn từ các điểm nóng, xung đột cục bộ, cạnh tranh nước lớn.

Theo Thủ tướng, những vấn đề mang tính toàn cầu này cần phải có tư duy toàn diện, tổng thể, đòi hỏi tất cả các nước, các thể chế đa phương hơn lúc nào hết phải kiên trì đối thoại, hợp tác trên tinh thần đoàn kết, thống nhất trong đa dạng để tìm ra các giải pháp hữu hiệu mang tính toàn dân, toàn diện và toàn cầu.

Tuy nhiên, trước tình hình toàn cầu đang biến động, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, mối quan hệ đoàn kết, hợp tác và hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ cần không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành nhân tố tích cực đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của cả khu vực và toàn cầu.

Là Đối tác chiến lược toàn diện của nhau, Việt Nam và Ấn Độ cùng chia sẻ tầm nhìn chung về một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển, đa cực, đa trung tâm, “thống nhất trong đa dạng”; ưu tiên đối thoại, hợp tác và các biện pháp hòa bình thay vì sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.

Cùng với đó, hai nước cần đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, tôn trọng luật pháp quốc tế, thay vì hành xử đơn phương và chủ nghĩa cường quyền, vị kỷ; cùng ủng hộ và nỗ lực cho một Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương phát triển thịnh vượng và bao trùm, tự do và rộng mở; trong đó không một quốc gia nào, không một dân tộc nào, không một cộng đồng dân cư nào, không một ai bị bỏ lại phía sau.

6 chính sách trọng tâm của Việt Nam

Sau gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đã hình thành được lý luận về đường lối đổi mới, những thành tựu đạt được trong thực tiễn đã khẳng định sự đúng đắn của các chủ trương, quan điểm của Việt Nam dựa tên 3 nền tảng chính là xây dựng nền dân chủ XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; với quan điểm xuyên suốt là: Giữ vững ổn định chính trị - xã hội; lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Trên cơ sở đó, Việt Nam tập trung thực hiện 6 chính sách trọng tâm. Thứ nhất, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; thực hiện đường lối đối ngoại đậm đà bản sắc “Ngoại giao cây tre: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”.

Thứ hai, bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc; thực hiện chính sách quốc phòng “4 không”.

Thứ ba, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Thực hiện 3 đột phá chiến lược Hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường; Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Thứ tư, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội; “không để ai bị bỏ lại phía sau”; nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân - tất cả vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

Thứ năm, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ sáu, xây dựng Đảng là then chốt đẩy mạnh phòng chống tham những, tiêu cực; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tạo đồng thuận xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục 'nở rộ dưới bầu trời thanh bình'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 chính sách trọng tâm của Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhờ vậy, sau gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam từ một nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó hơn 30 nước là Đối tác toàn diện, Đối tác chiến lược và tương đương. Việt Nam cũng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của gần 70 tổ chức khu vực và quốc tế.

Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam ngày nay là nước đang phát triển có thu nhập trung bình; một trong 35 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại; thuộc top 46 nước đứng đầu thế giới về chỉ số đổi mới sáng tạo. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.300 USD (2023), tăng gần 60 lần so với thời điểm bắt đầu Đổi mới.

Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 6,5%/năm, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát khoảng 4%; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép.

An sinh xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Việt Nam cũng đi đầu trong thực hiện thành công nhiều Mục tiêu phát triển bền vững, nhất là về xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục. Với thế và lực mới, Việt Nam ngày càng chủ động đóng góp cho các quan tâm chung của toàn cầu, trong đó có các nỗ lực gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, cứu trợ cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo. Việt Nam cũng cam kết mạnh mẽ chuyển đổi năng lượng, hướng tới đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Bài học của Việt Nam

Từ những thành tựu và những gì Việt Nam đã trải qua, Thủ tướng chia sẻ bài học Việt Nam đó là “Không có gì quý hơn Độc lập - Tự do; Nhân dân làm nên lịch sử; đoàn kết là sức mạnh vô địch; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, từ thực tiễn Đổi mới của Việt Nam, có thể đúc kết “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy; động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp”.

Về tầm nhìn, định hướng, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng cho biết, Việt Nam lấy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm mục tiêu tổng quát, là động lực phấn đấu. Xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045: trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Việt Nam tiếp tục xác định rõ khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi và cần bám sát thực tiễn, có phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; trong đó tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ 6 lĩnh vực trọng tâm.

Thứ nhất, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo chuyển biến thực chất trong các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế. Thứ ba, làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới. Thứ tư, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, kết hợp hài hoà giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Thứ năm, chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ sáu, củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường hoà bình, ổn định và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Triển vọng tươi sáng

Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ đã đi qua chặng đường hơn nửa thế kỷ nhưng mối giao lưu mật thiết giữa hai nước bắt nguồn từ hơn 2.000 năm trước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục 'nở rộ dưới bầu trời thanh bình'
Thủ tướng mong rằng, ICWA cũng như các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo của Ấn Độ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các đối tác Việt Nam, tăng cường nghiên cứu, trao đổi học thuật trong các lĩnh vực cùng quan tâm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, không chỉ khởi nguồn từ những giá trị tương đồng, sâu sắc về văn hóa, Việt Nam và Ấn Độ còn đến với nhau từ sự đồng cảm, ủng hộ và cùng chia sẻ những lý tưởng chung trên con đường đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc.

“Cho đến tận hôm nay, hình ảnh hàng triệu người dân Ấn Độ hô vang khẩu hiệu 'Tên anh Việt Nam, tên tôi Việt Nam, tên chúng ta Việt Nam, Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ' sẽ mãi mãi là dấu ấn không phai mờ về sự ủng hộ trong sáng, vô tư, sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình mà Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã dành cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trải qua chặng đường lịch sử, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Ấn Độ đã không ngừng phát triển toàn diện, thực chất. Ấn Độ là một trong 3 Đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam vào năm 2007 và việc nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2016 là dấu mốc lịch sử, tạo động lực mạnh mẽ cho việc mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương trên các lĩnh vực.

Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp hiện nay, Thủ tướng cho rằng, hai nước cần phát huy mạnh mẽ truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn để cùng nhau vươn tới các mục tiêu chiến lược mới.

Thủ tướng cho biết, trong chuyến thăm lần này, ông và người đồng cấp, Thủ tướng Narendra Modi đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung về Tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với phương hướng “năm hơn”, bao gồm Tin cậy chính trị - chiến lược cao hơn; Hợp tác quốc phòng - an ninh sâu sắc hơn; Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thực chất và hiệu quả hơn; Hợp tác khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo rộng mở hơn; Hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân kết nối mật thiết hơn.

Thủ tướng mong rằng, ICWA cũng như các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo của Ấn Độ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các đối tác Việt Nam, tăng cường nghiên cứu, trao đổi học thuật trong các lĩnh vực cùng quan tâm.

Phát huy các giá trị chung về tình đoàn kết, hữu nghị, sự tin cậy sâu sắc và những thành quả hợp tác thời gian qua, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng vững chắc vào triển vọng tươi sáng của quan hệ hai nước.

“Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ sẽ tiếp tục 'nở rộ dưới bầu trời thanh bình', như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ năm 1958, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Ấn Độ: Cột mốc tạo xung lực cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Ấn Độ: Cột mốc tạo xung lực cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Ấn Độ (30/7-1/8), Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ

Chiều 31/7, tại thủ đô New Dehli, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ...

Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phủ Tổng thống Ấn Độ

Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phủ Tổng thống Ấn Độ

Sáng nay 1/8, tại Phủ Tổng thống, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu

Sáng 1/8, tại Phủ Tổng thống, thủ đô New Dehli, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Droupadi Murmu nhân ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ: ‘Thắp sáng’ tiềm năng hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ: ‘Thắp sáng’ tiềm năng hợp tác

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ (từ ngày 30/7-1/8) của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, một trong những nhà lãnh đạo ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 8/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 8/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như Traveller 2021, 2008 2021, 5008 2021, 3008 2021 và 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết ...
iPhone 15 là mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới

iPhone 15 là mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới

Không phải iPhone 15 Pro Max, iPhone 15 mới là mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới trong quý II.
Mio Kiều Chinh - Cô hoa hậu nghèo nhất showbiz Việt thành công ở Xứ cờ hoa

Mio Kiều Chinh - Cô hoa hậu nghèo nhất showbiz Việt thành công ở Xứ cờ hoa

Đến Mỹ với hai bàn tay trắng, vượt qua muôn vàn khó khăn, Mio Kiều Chinh đã có một sự nghiệp thành công rực rỡ, trở thành một hairstylist tài ...
Cận cảnh Suzuki Jimny bản 5 cửa ra mắt tại Malaysia, giá từ 1,12 tỷ đồng

Cận cảnh Suzuki Jimny bản 5 cửa ra mắt tại Malaysia, giá từ 1,12 tỷ đồng

Xe Suzuki Jimny bản 5 cửa vừa ra mắt tại thị trường Malaysia với mức giá khởi điểm từ 199.950 RM (tương đương khoảng 1,12 tỷ VNĐ).
VinFast công bố chi phí thay và sửa pin xe ô tô điện

VinFast công bố chi phí thay và sửa pin xe ô tô điện

Hãng xe VinFast vừa công bố chi phí thay và sửa pin các dòng xe điện của hãng, cao nhất 528 triệu đồng.
Chi phí đăng ký tài khoản định danh điện tử là bao nhiêu?

Chi phí đăng ký tài khoản định danh điện tử là bao nhiêu?

Xin cho tôi hỏi chi phí đăng ký tài khoản định danh điện tử là bao nhiêu? Đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào? Độc giả ...
Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

Hai vụ sát hại thủ lĩnh Hamas và Hezbollah dập tắt hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và có thể đẩy Trung Đông vào cuộc xung đột quy mô lớn hơn...
BRICS vươn tầm ảnh hưởng

BRICS vươn tầm ảnh hưởng

Việc Malaysia nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) cho thấy tầm ảnh hưởng của nhóm này đã không còn chỉ là những dự đoán.
Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Bất chấp xung đột leo thang ở Ukraine, Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du nước ngoài dài nhất, đến châu Á-Thái Bình Dương.
Bầu cử tổng thống Venezuela: Phép thử hòa giải

Bầu cử tổng thống Venezuela: Phép thử hòa giải

Không chỉ lựa chọn người lãnh đạo đất nước tiếp theo, cuộc bầu cử tổng thống Venezuela còn là phép thử cho nỗ lực hòa giải ở đất nước Nam Mỹ này.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đăng tải nhiều bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Khi Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước và mở rộng thuế quan đối với Trung Quốc, nhiều đồng minh của nước này có thể mất đi quyền định giá ...
Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Quy định về thị thực được nới lỏng, nhưng sự suy yếu của đồng tiền làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với việc thuê lao động nước ngoài
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Phiên bản di động