Thủ tướng Pháp thăm chính thức Việt Nam

Ngày mai, 2/11, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 2-4/11. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp, đồng thời cũng là kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong phap tham chinh thuc viet nam Bước tiến mới trong hợp tác quốc phòng Việt, Pháp
thu tuong phap tham chinh thuc viet nam Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng Việt Nam - Pháp

Theo dự kiến, chiều ngày 2/11 Thủ tướng Pháp Edouard Philippe sẽ đến Hà Nội, ngay sau đó sẽ dự lễ đón chính thức do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Edouard Philippe sẽ tiến hành hội đàm và chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa hai bên. 

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cũng sẽ chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. 

thu tuong phap tham chinh thuc viet nam
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe. 

Trong chuyến thăm nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Pháp, Thủ tướng Philippe sẽ dự lễ khánh thành cơ sở mới của Trường Pháp Quốc tế Alexandre Yersin tại Hà Nội, có cuộc nói chuyện với thanh niên Pháp cũng như Việt Nam nói tiếng Pháp về những thách thức khí hậu, kinh tế và xã hội trong tương lai.

Ông Philippe sẽ có chuyến thăm đến Điện Biên và dự kiến sẽ đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Điện Biên Phủ, thăm Đồi A1 vào ngày 3/11. Ngày 4/11, ông sẽ gặp Bí thư Thành ủy TP HCM, dự Diễn đàn Doanh nghiệp French Tech Viet, sau đó rời Việt Nam.

Tháp tùng Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam lần này có Bà Agnès Buzyn, Bộ trưởng Y tế và Đoàn kết; Ông Gérald Darmain, Bộ Bộ trưởng Hành động và Ngân sách công; Ông Mounir Mahjoubi, Quốc vụ khanh, bên cạnh Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính và Bộ trưởng Hành động và Ngân sách công; Bà Stéphanie Do, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp - Việt tại Quốc hội; Bà Catherine Deroche, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp - Việt tại Thượng viện; Ông Patrick Bernasconi, Chủ tịch Hội đồng kinh tế, xã hội và môi trường (CESE);... cùng một số thành viên chính phủ và các cơ quan khác. 

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe lần này diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp, đồng thời cũng là kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược. Đây cũng là chuyến thăm cấp cao thứ hai giữa hai nước trong năm 2018, tiếp nối chuyến thăm Pháp thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 3 năm nay.

thu tuong phap tham chinh thuc viet nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Pháp Edouard Philipe, tháng 3/2018. (Nguồn: hanslucas.com).

Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD (tính từ năm 1993). Việt Nam là một trong số ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức, cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP). Đến nay, Pháp đã cung cấp cho Việt Nam và cho vay ưu đãi tổng số 2,2 tỷ Euro.

Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 5 của Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng là đối tác quan trọng của Pháp tại Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2017 đạt 4,6 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2016, số liệu 6 tháng đầu năm 2018 đạt 2,3 tỷ USD.

Về hợp tác đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng giữa hai Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Pháp do Bộ Ngoại giao chủ trì, họp thường kỳ hai năm một lần, trong đó, năm 2012, kỳ họp lần thứ 5 đã diễn ra tại Việt Nam. Trong Tuyên bố chung quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp vào tháng 9/2013, hai bên đã thống nhất nâng lên cấp Thứ trưởng.

Năm 2017, Pháp đứng thứ ba trong các nước châu Âu (sau Hà Lan và Anh) và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 512 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 2,8 tỷ USD. Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD (tính từ năm 1993). 

Việt Nam và Pháp còn hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; văn hóa du lịch; khoa học công nghệ; an ninh quốc phòng; y tế và hợp tác giữa địa phương hai nước. 

Hai nước đều là thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, với nhiều hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp, giảng dạy đại học, các hoạt động nghị viện…

Hiện nay, cộng đồng người Việt tại Pháp có khoảng trên 300.000 người, phần lớn đã vào quốc tịch Pháp, gồm nhiều thành phần nhưng chủ yếu là người lao động, viên chức, buôn bán nhỏ và học sinh sinh viên. 

thu tuong phap tham chinh thuc viet nam Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam: Bước tiến mới trong quan hệ Việt - Pháp

Chia sẻ với TG&VN trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Édouard Philippe (từ ngày 2-4/11), ông Đinh Toàn Thắng, ...

thu tuong phap tham chinh thuc viet nam Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam: Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng hòa Pháp Édouard Philippe sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ...

thu tuong phap tham chinh thuc viet nam Lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam lần thứ 73 tại Pháp

Tối 19/9, tại Paris, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 73.

Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng Traveller 2021, 2008 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Tìm cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi vì trong một vài trường hợp, người dùng cần ...
Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam 2024 hướng đến việc tìm kiếm một cô gái sở hữu vẻ đẹp bản lĩnh, câu chuyện khác biệt lan tỏa đến cộng đồng.
Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động