Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam: Bước tiến mới trong quan hệ Việt - Pháp

Chia sẻ với TG&VN trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Édouard Philippe (từ ngày 2-4/11), ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao khẳng định chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh quan hệ song phương đã và đang có nhiều bước phát triển tích cực xuất phát từ mong muốn đưa quan hệ lên một tầm cao mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong phap tham viet nam buoc tien moi trong quan he viet phap Thủ tướng Pháp thăm Việt Nam: Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược
thu tuong phap tham viet nam buoc tien moi trong quan he viet phap Bước tiến mới trong hợp tác quốc phòng Việt, Pháp

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe  lần này diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Pháp, đồng thời cũng là kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược. Đây cũng là chuyến thăm cấp cao thứ hai giữa hai nước trong năm 2018, tiếp nối chuyến thăm Pháp thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 3 năm nay.

thu tuong phap tham viet nam buoc tien moi trong quan he viet phap
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Pháp Edouard Philipe, tháng 3/2018. (Nguồn: hanslucas.com).

Cùng định hướng phát triển tương lai

Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD (tính từ năm 1993). Việt Nam là một trong số ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức, cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP). Đến nay, Pháp đã cung cấp cho Việt Nam và cho vay ưu đãi tổng số 2,2 tỷ Euro.

Theo ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao, trọng tâm trao đổi giữa hai Thủ tướng sẽ hướng tới đưa quan hệ hợp tác, nhất là những nội hàm của Đối tác Chiến lược Việt – Pháp đi vào chiều sâu và được thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ trao đổi về những định hướng phát triển hợp tác song phương và phối hợp trên các diễn đàn đa phương.

Pháp là đối tác quan trọng của Việt Nam. Ông Thắng cho biết, thời kỳ bao vây cấm vận, Pháp là một trong những nước đi đầu giúp đỡ Việt Nam, từ đó, ươm mầm cho quá trình hợp tác được triển khai mạnh mẽ cùng với quá trình Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.

“Quan hệ Việt – Pháp đang có những bước khởi sắc mới, có thể nhận biết qua những trao đổi cấp cao giữa hai bên, hợp tác trên các lĩnh vực, hợp tác bộ ngành, địa phương. Đồng thời, nước Pháp dưới thời Tổng thống Emmanuel Macron cũng quan tâm, mong muốn triển khai hiệu quả, năng động hơn chính sách đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam hoan nghênh sự triển khai này của Pháp và mong muốn quan hệ Đối tác Chiến lược Việt-Pháp phát triển trên cả bình diện song phương và đa phương”, ông Thắng chia sẻ.

Đặc biệt, trong lịch trình 3 ngày tại Việt Nam, Thủ tướng Édouard Philippe sẽ đi thăm Điện Biên Phủ. Vụ trưởng Đinh Toàn Thắng đánh giá đây là một hoạt động rất đáng hoan nghênh, dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần khép lại quá khứ, hướng đến tương lai, lịch sử quan hệ Việt – Pháp có những giai đoạn thăng trầm nhưng cả hai dân tộc đều chia sẻ nguyện vọng hòa bình, hợp tác và thịnh vượng để đồng hành nhìn về phía trước.

thu tuong phap tham viet nam buoc tien moi trong quan he viet phap

Thúc đẩy kinh tế

Ông Thắng chia sẻ, kinh tế - một trọng tâm trong hợp tác trong  Đối tác chiến lược Việt – Pháp sẽ được các lãnh đạo đề cập nhiều trong chuyến thăm.

Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam (sau Đức, Anh, Hà Lan, Italy). Năm 2017, trao đổi thương mại hai chiều đạt 4,6 tỷ USD (tăng 11,6% so với năm 2016), trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp đạt 3,35 tỷ USD (chủ yếu là giày dép, dệt may, sản phẩm gốm, sứ, mây, tre đan, thủy sản và máy móc thiết bị, linh kiện điện tử).

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp đạt 1,27 tỷ USD (chủ yếu là thiết bị hàng không, máy công nghiệp, dược phẩm,  hóa chất và mỹ phẩm). Trao đổi thương mại hai nước 6 tháng đầu năm 2018 đạt 2,3 tỷ USD.

Về đầu tư, năm 2017, Pháp đứng thứ 3 trong các nước EU(sau Hà Lan và Anh) và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 512 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đạt 2,8 tỷ USD.

Mở rộng ra nhiều lĩnh vực

Ngoài ra, theo ông Thắng, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, y tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ… cũng sẽ là những nội dung trao đổi giữa hai bên. 

Từ đầu những năm 1980, hợp tác giáo dục, đào tạo Việt Nam-Pháp đã hình thành và phát triển. Pháp luôn coi giáo dục, đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hợp tác tại Việt Nam. Hai bên đã triển khai một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo như: Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam, dự án thành lập hai Trung tâm Đại học Pháp tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Viện tin học Pháp ngữ (IFI).

Song song với đó, giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng phát triển, điển hình là thông qua các hoạt động của Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, Viện Trao đổi văn hóa Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp. Đều là thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp, giảng dạy đại học, các hoạt động nghị viện…

Hợp tác địa phương cũng là một chủ đề quan trọng mà lãnh đạo hai nước mong muốn có những bước phát triển mạnh mẽ, thiết thực hơn. Vụ trưởng Thắng khẳng định, đây là mảng hợp tác có bề dày phát triển và có thể coi là một đặc thù trong quan hệ hai nước với sự tham dự của gần 50 tỉnh thành và địa phương khác nhau. Năm 2016, Hội nghị hợp tác địa phương lần thứ 10 Việt – Pháp đã được tổ chức tại Cần Thơ. Sắp tới, tháng 4/2019, Hội nghị hợp tác địa phương lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại thành phố Toulouse của Pháp.

Vụ trưởng Đinh Toàn Thắng: “Vừa qua, trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới châu Âu, quan hệ giữa Việt Nam với EU cũng đã có những bước tiến quan trọng, trong đó nổi bật nhất là việc Ủy ban châu Âu quyết định trình lên Hội đồng châu Âu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để tiến tới ký chính thức giữa hai bên. Việt Nam mong muốn Pháp với tư cách là nước có vai trò và tiếng nói trong EU, luôn ủng hộ sự phát triển quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và EU, ủng hộ việc sớm ký, phê chuẩn EVFTA, nhằm hiện thực hóa tất cả những lợi ích mà hiệp định này mang lại cho các nước thành viên EU, cho Việt Nam cũng như quan hệ Việt - Pháp”.
thu tuong phap tham viet nam buoc tien moi trong quan he viet phap Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng Việt Nam - Pháp

Ngày 18/9 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp đã diễn ra Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng Việt Nam-Pháp lần thứ nhất ...

thu tuong phap tham viet nam buoc tien moi trong quan he viet phap Việt Nam - Pháp: Cùng mỉm cười và hướng về tương lai

Tăng cường hợp tác, đặc biệt trên ba phương diện chính: Kinh tế - thương mại, chính trị - quốc phòng và giao lưu văn ...

thu tuong phap tham viet nam buoc tien moi trong quan he viet phap Giai đoạn mới trong quan hệ Việt - Pháp

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25-27/3) đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Việt ...

Hà Phương

Xem nhiều

Đọc thêm

COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên ...
Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

NTK Châu Loan giới thiệu bộ sưu tập 'Nét xưa' với những thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt ...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh ...
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày ...
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Dominica trong lĩnh vực xây dựng

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Dominica trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 21/11, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nhà ở, Môi trường sống và Xây dựng Cộng hòa Dominica Carlos Bonilla Sánchez.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động