Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm các thành viên Chính phủ

Phiên họp Chính phủ Thường kỳ Tháng 7, Phiên họp đầu tiên sau khi Kỳ họp thứ 1, Quốc hội Khóa XIV bầu Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn danh sách các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã bắt đầu sáng 1/8 tại Trụ sở Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thu tuong trao quyet dinh bo nhiem cac thanh vien chinh phu Thủ tướng Chính phủ ra công điện ứng phó với cơn bão số 2
thu tuong trao quyet dinh bo nhiem cac thanh vien chinh phu Con đường dài nhất ở Việt Nam là từ lời nói đến hành động

Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng trao Quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước đối với các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trưởng ngành cho các thành viên Chính phủ mới được Quốc hội phê chuẩn.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ được Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ cương vị mới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra các thách thức, khó khăn hiện nay để các thành viên Chính phủ nỗ lực thực hiện, quyết liệt hành động vì sự phát triển đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ kiện toàn nhiệm kỳ Khóa XIII đã hoạt động được gần 4 tháng với nhiều nội dung công việc đã được triển khai; thể hiện rõ những cố gắng, nỗ lực lớn của các bộ, ngành và tập thể Chính phủ trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thử thách cần phải tập trung giải quyết. Thủ tướng khẳng định, việc Quốc hội phê chuẩn danh sách thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới với số phiếu bầu cao là niềm vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm rất cao của các thành viên Chính phủ, tập thể Chính phủ trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ cần ý thức sâu sắc hơn nữa trách nhiệm của mình, nắm vững hơn nữa lĩnh vực, ngành phụ trách để khẩn trương khắc phục tồn tại yếu kém, nhất là những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Từ đó, có những giải pháp thiết thực để nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành cần xác định rõ lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm trong quản lý, điều hành và chủ động có biện pháp thực thi phù hợp. Thủ tướng đề nghị: Cần tránh tình trạng phản ứng chậm, lúng túng trong trước các vấn đề phát sinh; hoặc tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước còn có hành vi nhũng nhiễu, quan liêu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

thu tuong trao quyet dinh bo nhiem cac thanh vien chinh phu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. (Ảnh: TTXVN).

Trong bối cảnh mới, đầy khó khăn của đất nước, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành đổi mới phong cách, lề lối làm việc, tuyệt đối không có hành vi tham nhũng tiêu cực, tất cả vì sự nghiệp chung. Không được làm bất cứ việc gì có hại cho dân, từ lời nói đến hành động phải hướng đến tinh thần Chính phủ phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước; sử dụng tiết kiệm; không chi tiêu tiền thuế của dân bất hợp lý, Thủ tướng nêu rõ.

Nhấn mạnh chỉ còn thời gian 3 tháng nữa Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, Thủ tướng yêu cầu ban hành sớm quy chế làm việc của Chính phủ và các bộ, ngành đảm bảo khắc phục các tồn tại hạn chế hiện nay, nhất là tình trạng chậm trễ, hạn chế trong phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành.

Thủ tướng chỉ đạo chậm nhất đến tháng 10/2016 phải hoàn tất việc ban hành các Nghị định về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các bộ, ngành theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tinh giản cán bộ, công chức để sớm ổn định hoạt động. Tiếp đó là hoàn thành quy chế làm việc, quy định rõ về trách nhiệm từng đơn vị, cá nhân, minh bạch cơ chế xử lý, giải quyết công việc đảm bảo hiệu quả; đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng Chính phủ điện tử theo hướng công khai, minh bạch, rõ ràng để người dân biết và theo dõi.

Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ trưởng, trưởng ngành cần sớm xây dựng chương trình hành động, kế hoạch công tác, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội về kết quả hoạt động của ngành, lĩnh vực mình; rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác dự báo mọi lĩnh vực, không để lặp lại việc dự báo thiếu chính xác như cơn bão số 1 vừa qua.

Nhấn mạnh Chính phủ kiến tạo là Chính phủ làm tốt công tác xây dựng thể chế, pháp luật, chính sách, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phải làm tốt nhiệm vụ này; xây dựng chiến lược phát triển có trọng tâm, trọng điểm; phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý Nhà nước.

Đáng chú ý, Thủ tướng cũng chỉ đạo các thành viên Chính phủ thường xuyên theo dõi, chú trọng thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí để nắm vững ý kiến dư luận đối với lĩnh vực, ngành quản lý; tuyệt đối tránh biểu hiện tiêu cực, cục bộ, lợi ích nhóm; duy trì và giữ vững tinh thần đoàn kết, đổi mới công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ; nỗ lực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ cả nhiệm kỳ, chung tay cùng xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu và mong muốn của người dân.

Như thông lệ, phiên họp thường kỳ Chính phủ bắt đầu với ngày làm việc về công tác xây dựng thể chế. Chính phủ sẽ nghe các cơ quan chủ trì trình bày 8 dự thảo dự án Luật và 3 dự thảo Nghị định gồm: Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật Công an xã; Luật Quản lý Ngoại thương; Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư kinh doanh; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật Quy hoạch; Nghị định sửa đổi Nghị định số 59/CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và cuối cùng là Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 sẽ diễn ra đến hết ngày mai 2/8.

thu tuong trao quyet dinh bo nhiem cac thanh vien chinh phu
thu tuong trao quyet dinh bo nhiem cac thanh vien chinh phu Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5

Ngày 1/6, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2016 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

thu tuong trao quyet dinh bo nhiem cac thanh vien chinh phu Toàn văn nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tư

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2016.

thu tuong trao quyet dinh bo nhiem cac thanh vien chinh phu Hỗ trợ thiết thực cho các vùng bị thiên tai, hải sản chết

Trong 2 ngày, từ 4-5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ ...

PV. (theo TTXVN)

Đọc thêm

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động