Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu từng bước mở lại đường bay quốc tế, ‘hộ chiếu vaccine’ và giao thương có kiểm soát

Chu Văn
TGVN. Sáng 17/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và 63 tỉnh, thành phố về việc đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch thời gian qua, bàn các giải pháp lớn để phòng, chống dịch hiệu quả thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đối với dịch Covid-19, chúng ta đã nhận diện chính xác mức độ nguy hiểm của dịch và đã sớm kích hoạt hệ thống phòng bệnh quốc gia kịp thời, đưa ra giải pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh và thực lực của đất nước.

Những phương châm, thông điệp chỉ đạo tương đối rõ ràng và hệ thống. Chúng ta đã phát động được công cuộc phòng chống dịch với “mỗi gia đình thực sự là một pháo đài, mỗi người dân thực sự là một chiến sĩ”, tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, không để mầm bệnh lan rộng, kéo dài, được phát huy.

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương. (Nguôn: VGP)
Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương. (Nguồn: VGP)

5 bài học quý

Thủ tướng cho rằng, những chủ trương mới mà thế giới chưa vận dụng chúng ta đã triển khai như cách ly tập trung, truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, phong tỏa khi cần thiết, phương châm 4 tại chỗ, xét nghiệm diện rộng khi cần thiết, đặc biệt là hệ thống chính trị vào cuộc với những biện pháp mạnh mẽ, toàn diện.

Cùng với đó là những biện pháp mà chúng ta chưa từng làm trước kia trong chống dịch như thành lập sở chỉ huy tiền phương, tăng cường cán bộ y tế và quyết liệt chống dịch nhưng không đóng cửa…

Chúng ta đã chứng kiến sự vượt khó, nỗ lực của nhân dân, những tấm lòng hảo tâm, nhân ái trong xã hội. Tất cả những điều đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của một đất nước, một dân tộc để chúng ta vượt qua thách thức, giành thắng lợi trên các mặt trận, cả kinh tế và y tế. Điều này cũng thể hiện sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước, tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam, qua đó góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý nhà nước và khẳng định tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta, hệ thống chính trị của nước ta, trong đó có vai trò của y tế công.

Thủ tướng nêu rõ, các ý kiến tại cuộc họp đều nhận định rằng cuộc chiến này chưa kết thúc và chúng ta đang còn rất nhiều việc phải làm. Không được chủ quan trước dịch bệnh khi xuất hiện nhiều biến thể mới mà nhiều nước hiện nay, kể cả nước châu Á và các nước ASEAN đang gặp phải.

Nêu một số bài học để vận dụng không chỉ trong công tác chỉ đạo chống dịch mà còn liên quan các nhiệm vụ khác, Thủ tướng cho rằng, thứ nhất là sự chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng của hệ thống chính trị, trong đó nổi bật là sự mẫn cán, trách nhiệm, tận tụy quên mình để hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ ngành y tế, các lực lượng vũ trang. Nhất là sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của các cấp chính quyền địa phương, nhất là các đồng chí ở xã, thôn, bản, ấp, những cán bộ, chiến sĩ biên phòng, công an cơ sở, khu phố rất vất vả trong quản lý cách ly.

Thứ hai, quan điểm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là quan trọng hàng đầu đã tạo tiền đề cho mọi nỗ lực, đồng thuận và huy động nguồn lực xã hội.

Thứ ba là xây dựng, vun đắp một tinh thần tự cường, tự chủ, nỗ lực vượt khó, đoàn kết một lòng trong phát triển ở tất cả các cấp, các ngành, các chủ thể trong xã hội; phát huy mạnh mẽ vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, chúng ta là một đất nước dân chủ, việc công khai, minh bạch trong phòng, chống dịch bệnh, vai trò của công tác truyền thông trong cung cấp thông tin và tạo đồng thuận xã hội để người dân biết, kiểm tra, trao đổi, giám sát rất quan trọng.

Thứ năm là chú trọng vai trò hợp tác quốc tế, chủ động đưa ra các sáng kiến, tham gia có trách nhiệm vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các thách thức toàn cầu, sẽ nâng uy tín và vị thế của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và 63 tỉnh, thành phố
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và 63 tỉnh, thành phố. (Nguồn: VGP)

Nghiên cứu áp dụng “hộ chiếu vaccine

Dịch bệnh thế giới suy giảm, tiêm chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia và đang được triển khai khẩn trương tại nước ta theo lộ trình. Tuy nhiên, chủng virus mới nguy hiểm hơn đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực, không trừ tỉnh nào, đơn vị nào, công dân nào.

Thủ tướng nhấn mạnh, nếu chúng ta lơ là, chủ quan, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Đồng thời chúng ta quyết tâm tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo vệ sức khỏe của người dân, đưa cuộc sống trở lại bình thường để phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới. “Đây là một yêu cầu rất khó điều hành, xử lý. Chúng ta phải khéo léo, kịp thời”, Thủ tướng nói. Khi khó khăn chúng ta bình tĩnh, khi có dịch bệnh thì kiên quyết.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Gói an sinh xã hội thứ hai đối với những doanh nghiệp khó khăn, những người dân bị thiệt hại vẫn tiếp tục đặt ra trong giai đoạn tới.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư trong thời gian tới để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với Covid-19.

“Chúng ta hiểu rằng một bộ phận người dân, một bộ phận doanh nghiệp, nhất là vận tải, dịch vụ, du lịch rất khó khăn. Không phải chúng ta chỉ thấy thành tích mà còn thấy những tồn tại, bất cập trong xã hội, một bộ phận người dân đang thiếu việc làm. Chúng ta tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ bổ sung, đưa chính sách phù hợp, phục hồi những ngành bị ảnh hưởng, đặc biệt là du lịch và hàng không”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng cho biết, ông đã nhận được khuyến cáo của Hội đồng tư vấn du lịch, đồng thời đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao nghiên cứu đề xuất của Hội đồng tư vấn du lịch và kinh nghiệm các nước để đề xuất rõ hơn với Chính phủ trong điều hành.

Đối với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải chủ động xây dựng phương án chống dịch, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn với phương châm 4 tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng dịch, quán triệt phương châm “truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp” và thực hiện cách ly tập trung ngay với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), hạn chế mức thấp nhất tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế-xã hội.

Đối với Bộ Y tế, khẩn trương tổ chức thực hiện tốt tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 bảo đảm an toàn, đúng đối tượng, hướng tới thực hiện tiêm chủng toàn dân, xem xét tiếp cận nguồn vaccine khác nhau, đánh giá kỹ mức độ an toàn vaccine, tiếp tục nghiên cứu phát triển vaccine trong nước để sớm đưa vào sử dụng, chậm nhất vào năm 2022.

Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine”.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, cửa khẩu, cảng biển, ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là tại các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp cố tình nhập cảnh trái phép, duy trì chấp hành nghiêm kỷ luật quy định khi thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Công an chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn dân cư, chấp hành nghiêm khai báo lưu trú, tạm trú, nhất là khai báo y tế.

Cơ quan báo chí thông tin về tình hình dịch bệnh kịp thời, chính xác để cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống Covid-19.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vaccine” và giao thương có sự kiểm soát.

Thủ tướng cũng đề nghị Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội, các tổ chức đoàn thể tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp để tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, cảnh giác với tình hình dịch bệnh, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch trên tinh thần “lúc khó thì bình tĩnh, lúc tốt không mất cảnh giác”.

Tiếp tục tổ chức tiêm vaccine AstraZeneca

Quy mô tiêm chủng vaccine Covid-19 rất lớn nên một số ý kiến nhấn mạnh yêu cầu phải bảo đảm tiêm an toàn. Đề cập vấn đề phản ứng sau tiêm vaccine AstraZeneca đang rất được người dân quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu cụ thể, đến cuối giờ chiều 16/3, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng cho tổng cộng 20.695 cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. Trong đó, 4.078 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm. Số phản ứng nặng chỉ có 5 người phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Các trường hợp này được xử lý và đều đã ổn định sức khoẻ.

"Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế tiến hành tiêm vaccine Covid-19 phải vừa tiêm, vừa theo dõi đánh giá một cách cẩn trọng và an toàn. Trên báo cáo, có 16 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm vaccine, tuy nhiên, Hội đồng Tiêm chủng đã đánh giá lại và xác định chỉ có 5 trường hợp phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Trường hợp độ 3 này là do công tác cấp cứu không thực hiện theo phác đồ của Bộ Y tế. Chúng tôi đã cử các chuyên gia tới chấn chỉnh cơ sở tiêm này để thực hiện tốt trong thời gian tới", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Cũng theo người đứng đầu ngành y tế, trước thông tin về các trường hợp trên thế giới bị đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca, Bộ Y tế đã liên tục đánh giá, theo dõi: "Đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm. Bộ Y tế vẫn yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tiếp tục tập huấn cho các cán bộ y tế, đồng thời tổ chức các điểm tiêm, cơ sở tiêm phù hợp, an toàn. Tới đây, các cơ sở y tế tiếp tục tổ chức tiêm vaccine Covid-19".

TIN LIÊN QUAN
Ngoại giao trong tuần: Bộ Ngoại giao có Thứ trưởng mới; thông tin về khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19
Bộ Ngoại giao thông tin về khả năng áp dụng hộ chiếu vaccine Covid-19
Chuyên gia lý giải việc có 'hộ chiếu vaccine' Covid-19 vẫn phải tuân thủ cách ly
Thời của hộ chiếu hay chứng thư số vaccine?
Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng tổ chức tiêm vaccine ngừa Covid-19, gỡ ách tắc lưu thông hàng hóa
(theo VGP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cháy rừng ở Mỹ: Cảnh báo thời tiết nguy hiểm tại khu vực Nam bang California

Cháy rừng ở Mỹ: Cảnh báo thời tiết nguy hiểm tại khu vực Nam bang California

Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ khuyến cáo người dân khu vực Nam bang California hạn chế các hoạt động ngoài trời do chất lượng không khí kém.
Các ngoại trưởng Bộ tứ nhóm họp

Các ngoại trưởng Bộ tứ nhóm họp

Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã có cuộc họp đầu tiên với những người đồng cấp trong nhóm Bộ tứ (Quad) đến từ Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
Việt Nam hoan nghênh các thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông

Việt Nam hoan nghênh các thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông

Đại sứ Đặng Hoàng Giang đánh giá cao những nỗ lực ngoại giao góp phần thúc đẩy đối thoại giữa các bên, đem đến triển vọng chấm dứt xung đột ...
CLB Hà Tĩnh xếp thứ 13 những CLB bất bại tại các giải VĐQG mùa 2024/25

CLB Hà Tĩnh xếp thứ 13 những CLB bất bại tại các giải VĐQG mùa 2024/25

CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh nằm trong số 13 đội bóng trên thế giới hiện vẫn bất bại tại giải vô địch quốc gia ở mùa giải 2024/25.
Kênh đào Suez lao đao vì xung đột, Ai Cập đặt 'ngôi sao hy vọng'

Kênh đào Suez lao đao vì xung đột, Ai Cập đặt 'ngôi sao hy vọng'

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi mong muốn khôi phục an ninh ở eo biển Bab El-Mandeb.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 23/1/2025, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 23/1/2025, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 23/1. Lịch âm hôm nay 23/1/2025? Âm lịch hôm nay 23/1. Lịch vạn niên 23/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Điểm nóng Trung Đông có 'đông lạnh'

Điểm nóng Trung Đông có 'đông lạnh'

Có tín hiệu tích cực liên quan đến điểm nóng Trung Đông. Liên hợp quốc và nhiều nước lạc quan, đa số người dân Palestine và Israel ăn mừng. Nhưng vẫn còn hoài nghi...
Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm...
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người tin ông Donald Trump trở lại là tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới nhưng các đồng minh của Mỹ thì không.
Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech nhấn mạnh kết quả nổi bật trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Những lời hứa của Tổng thống đắc cử Donald Trump trong ngày đầu nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới cùng với những lời hứa về các sắc lệnh hành pháp.
Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ba Lan đưa tin đậm nét về 'chuyến thăm lịch sử' của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Ngày 16/1, truyền thông Ba Lan nêu bật những kết quả quan trọng của cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.
Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER trang trọng đăng bài viết về chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên trang nhất ấn phẩm đặc biệt
Lý giải nguyên nhân khiến Israel gật đầu với thỏa thuận ngừng bắn: E ngại 'bùng kèo' và tâm lý không thể trì hoãn

Lý giải nguyên nhân khiến Israel gật đầu với thỏa thuận ngừng bắn: E ngại 'bùng kèo' và tâm lý không thể trì hoãn

Lời hứa đưa con tin trở về nhà của Israel buộc nước này phải hành động trước khi quá muộn.
Phiên bản di động