Thừa khả năng thay thế dầu và khí đốt Nga, lý do Iran thờ ơ với khách hàng châu Âu 'khát' năng lượng?

Chu An
Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga tại Ukraine và các cuộc đàm phán ở giai đoạn cuối nhằm khôi phục JCPOA ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau trong một trật tự địa chính trị mới đang nổi lên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tại sao Iran chưa thể thay thế dầu và khí đốt của Nga?
Tại sao Iran chưa thể thay thế dầu và khí đốt của Nga? (Nguồn: Reuters)

Trên lý thuyết, Iran đáng ra không bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc chiến ở Ukraine vì không có chung biên giới với quốc gia Đông Âu này và cũng không được cho là điểm đến của 1,5 triệu người tị nạn Ukraine chạy trốn khỏi các cuộc giao tranh.

Nhưng giới trí thức Iran và các chuyên gia phương Tây đã nhận định rằng, nếu Iran chơi đúng bài, nước này có thể tận dụng sự cô lập mới của Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu và thị trường năng lượng, để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của mình, bao gồm thông qua xuất khẩu năng lượng để lấp đầy khoảng trống xuất phát từ việc nguồn cung dầu của Nga là mục tiêu của các lệnh trừng phạt.

Tham vọng của Iran?

Thỏa thuận mới về Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) sẽ đưa nguồn cung dầu khí trước đây bị trừng phạt của Iran trở lại thị trường toàn cầu? nhưng Tehran có thể sẽ hướng tới phương Đông thay vì phương Tây.

Hy vọng về một thỏa thuận hạt nhân mới sẽ cho phép Iran nhanh chóng thay thế nguồn cung năng lượng của Nga cho phương Tây có thể là quá hấp tấp vì nhiều lý do.

Iran sở hữu trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới chỉ sau Nga, cùng với trữ lượng dầu được chứng minh lớn thứ tư thế giới. Nhưng các biện pháp trừng phạt của phương Tây trong nhiều năm đối với xuất khẩu năng lượng của Iran đã cản trở cả hai ngành công nghiệp trên.

Nếu JCPOA được hồi sinh, nước Cộng hòa Hồi giáo có thể nhanh chóng tái xuất với vai trò nhà xuất khẩu dầu và khí đốt chính, tương tự như thời điểm sau khi ký kết thỏa thuận hạt nhân ban đầu, khi nền kinh tế Iran ghi nhận mức tăng trưởng khổng lồ là 12,5% trong giai đoạn 2016-2017.

Các chuyên gia tin rằng, tình trạng suy thoái của cơ sở hạ tầng năng lượng của Iran cũng như thực tế rằng gần 80% khí đốt tự nhiên mà nước này khai thác được tiêu thụ trong nước có nghĩa là Iran không thể ngay lập tức thay thế nguồn cung của Nga. Điều này phần nào giải thích tại sao châu Âu trì hoãn áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, vốn chiếm 40% nhập khẩu khí đốt của châu Âu.

David Jalilvand, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn Orient Matters có trụ sở tại Berlin, cho biết: “Trong trường hợp xuất khẩu khí đốt, Iran vấp phải nhiều rào cản lớn về cơ sở hạ tầng khi hệ thống đường ống dẫn của nước này chỉ kết nối với một số quốc gia trong khu vực, trước hết là Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ và không có các trạm đầu mối nào.

Hơn nữa, Tehran đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên trong nước và đơn giản là không có khả năng tăng cường xuất khẩu trong ngắn hạn đến trung hạn. Ngay cả khi Iran đã khắc phục được các vấn đề về năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng, Tehran cũng khó có thể thách thức vị thế của Nga tại châu Âu - thị trường xuất khẩu quan trọng của Moscow, nhưng sẽ cố gắng giành được chỗ đứng ở thị trường châu Á, nơi nhu cầu dài hạn có sự tăng trưởng mạnh nhất”.

Nhưng tham vọng của Iran nhanh chóng lấy lại thị phần toàn cầu đã mất cho thấy nước này sẽ tìm cách quay trở lại với tư cách là một bên tham gia quan trọng, đặc biệt khi giá dầu thô đang tăng lên mức chưa từng có - gần 130 USD/thùng.

Scott Montgomery, một nhà khoa học địa chất và là giảng viên Trường nghiên cứu quốc tế Jackson thuộc Đại học Washington, tin rằng, trong trường hợp JCPOA được khôi phục thành công, Iran có thể thay thế xuất khẩu dầu của Nga trong vòng 6 đến 8 tháng, có thể vào cuối năm 2022.

Theo nhận định của chuyên gia này, "Các ước tính cho thấy, nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ ngay bây giờ, Iran có thể khai thác đủ để xuất khẩu thêm ngay lập tức từ 1 - 1,2 triệu thùng/ngày và có thể tăng gấp đôi con số này trước cuối năm 2022. Nếu hầu hết lượng dầu này tới châu Âu, thì chúng có thể thay thế phần lớn nhập khẩu dầu của châu Âu từ Nga. Trong vòng vài năm, chẳng hạn tới năm 2025 hoặc 2026, năng lực sản xuất của Iran có thể tăng trở lại trên mức 4 triệu thùng/ngày hoặc cao hơn”.

Vốn theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán JCPOA, ông Montgomery cho rằng, việc Iran kết nối trở lại với thế giới thông qua một thỏa thuận hạt nhân mới sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của nước này vừa là một điều may mắn cho phương Tây, khi nó biện minh cho hợp tác chặt chẽ của phương Tây với Iran trong các vấn đề an ninh năng lượng.

Ông nói: “Phía Iran rất khôn ngoan. Họ biết phương Tây cũng như phương Đông đều rất muốn thỏa thuận này thành công để Iran có thể lại trở thành nhà xuất khẩu lớn và giúp ổn định thị trường dầu toàn cầu. Thực tế này càng được củng cố bởi viễn cảnh cấm xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga sang phương Tây do lệnh trừng phạt của Mỹ và Anh.

Tuy nhiên, dù có tiềm năng để Iran vượt qua tình trạng trì trệ kinh tế và cô lập về địa chính trị sau nhiều năm bị áp đặt các lệnh trừng phạt gây tê liệt, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy Teheran sẽ nhanh chóng đi nước đôi về mặt ngoại giao bằng cách thiết lập liên minh mới ngoài quan hệ của họ với Trung Quốc và Nga.

Alex Vatanka, Giám đốc chương trình Iran tại Viện Trung Đông ở Washington, nói với Asia Times rằng để Iran trở thành nhà cung cấp năng lượng lớn cho châu Âu, cần một yếu tố duy nhất là “một quyết định chính trị ở châu Âu và Iran, theo đó hai bên coi nhau là đối tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng với tư cách là nhà cung cấp và bên tiêu thụ”. Tuy nhiên, ông cho rằng, hiện chưa có ý chí chính trị để làm điều này. Thay vào đó, Tehran hy vọng, chính sách Hướng Đông (liên quan đến Trung Quốc) sẽ cứu lĩnh vực năng lượng của họ.

Hồi sinh JCPOA - con đường gập ghềnh

Các nhà quan sát khác lưu ý rằng, khó có khả năng Iran chuyển hướng khỏi chính sách Hướng Đông - vì sự không tin tưởng đối với Mỹ và châu Âu đã được củng cố trong tâm lý của chính quyền ông Raisi.

Tom O'Connor, một cây bút của tờ Newsweek, cho biết: “Tôi không tin, Iran sẽ từ bỏ sự chuyển hướng chiến lược sang phương Đông, ngay cả trong trường hợp JCPOA mở ra cơ hội mới để giao dịch với phương Tây.

Trải nghiệm sống dưới các lệnh trừng phạt đã tạo ra quan niệm sâu sắc trong giới tinh hoa hoạch định chính sách của nước này, cũng như ảnh hưởng đến nhận thức về phương Tây của người dân bình thường. Ngoài ra, khi xét tới sự thù địch lâu nay giữa phương Tây và Iran, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ không nên ngạc nhiên khi thấy Iran tiếp tục ủng hộ Nga”.

Trong khi đó, hồi sinh JCPOA vẫn chưa phải là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Nhà đàm phán cấp cao của Iran, Ali Bagheri Kani, được cho là đã quay trở lại Tehran trong thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi sau các cuộc đàm phán ở Vienna để tìm kiếm tham vấn - về vấn đề mà các nhà phân tích suy đoán, chủ yếu liên quan đến các yêu cầu mới của Nga.

Theo các nhà nghiên cứu, những yêu cầu mới này - đặc biệt, nếu chúng cuối cùng không liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các điều khoản của JCPOA - sẽ gây ra sự khó chịu không chỉ ở Mỹ và châu Âu, mà còn ở Iran. Nếu các yêu cầu của Nga đe dọa khả năng cứu vẫn thỏa thuận, Iran có thể buộc phải hợp tác chặt chẽ hơn với các bên đàm phán khác để tìm cách giải quyết. Nga-Iran có mối quan hệ phức tạp, nhưng những hành động gần đây của Nga sẽ chỉ củng cố thêm bất kỳ nghi ngờ nào ở Tehran về việc tin tưởng vào các thỏa thuận với Nga”.

Stephen Zunes, một chuyên gia nổi tiếng về Trung Đông và là giáo sư về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học San Francisco, cũng đồng tình với quan điểm cho rằng, Iran và phương Tây có những lý do kinh tế mới để hoàn thiện JCPOA, bất chấp quan hệ lâu nay căng thẳng.

Ông cho biết: “Washington lo ngại, tình trạng thiếu hụt hoặc giá năng lượng cao hơn đáng kể có thể khiến các nhà nhập khẩu phản đối hoặc né tránh các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Vì vậy, Mỹ hiện có một số động lực để chấm dứt chính sách ngăn chặn Iran thực hiện phần lớn hoạt động thương mại quốc tế của nước này. Hiện hai bên có thêm động lực để cố gắng tiến về phía trước”.

Giá cà phê hôm nay 29/3: Giá cà phê arabica giảm rất mạnh; sức hấp dẫn mới từ thị trường Nga?

Giá cà phê hôm nay 29/3: Giá cà phê arabica giảm rất mạnh; sức hấp dẫn mới từ thị trường Nga?

Tiêu thụ cà phê ở Nga đã tăng đáng kể trong 30 năm qua. Theo các nhà phân tích, kể từ năm 1991, mức tiêu ...

Quảng Ninh: Phát huy lợi thế 'cửa ngõ bầu trời' để Vân Đồn bứt tốc phát triển

Quảng Ninh: Phát huy lợi thế 'cửa ngõ bầu trời' để Vân Đồn bứt tốc phát triển

Sở hữu một vị trí chiến lược và nhiều lợi thế nổi trội, Vân Đồn được kỳ vọng sẽ nhanh chóng bứt phá, định vị ...

(theo Asia Times)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Hơn 40 công ty nước ngoài xác nhận tham gia

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã có sự xác nhận tham gia của hơn 40 công ty, đầu mối đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh ...
Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Dự đoán trong 10 năm tới, số lượng triệu phú gốc Phi sẽ tăng tới 65%

Châu Phi là nơi sinh sống của 135.200 triệu phú và 21 tỷ phú, tính bằng USD với tổng tài sản có thể đầu tư hiện đang nắm giữ lên ...
Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Quần thể Danh thắng Tràng An chính thức hiện diện trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture

Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn đẹp nhất về Quần thể Danh thắng Tràng An.
Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Xung đột Iran-Israel: Cuộc so găng lên đỉnh điểm, ‘gọi tên’ đối đầu quân sự trực tiếp?

Trung Đông đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bạo lực mới, sau cuộc tấn công đáp trả của Iran đối với Israel.
XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về cuộc tấn công của Israel.
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Phiên bản di động