Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa

Tin/ảnh: Tuấn Anh
Ngày 30/7, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa
Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa.

Tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở: Ngoại vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội...

Về phía đoàn Bộ Ngoại giao có các Thứ trưởng Ngoại giao: Hà Kim Ngọc và Phạm Quang Hiệu; các Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Minh Vũ, Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Minh Hằng và Đỗ Hùng Việt; Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Trần Ngọc An và đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ.

Phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, sẵn sàng thích ứng trong tình hình mới; đồng thời triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi phát triển các ngành, lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhờ đó, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,92%.

Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi gặp mặt.
Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi gặp mặt.

Thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 5.636 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 40% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay có 410 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 30,2% so cùng kỳ, với số vốn đăng kỷ đạt 3.169 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 5.636 tỷ đồng, bằng 82% dự toán năm.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt trên 616 triệu USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Cơ cấu các ngành kinh tế với dịch vụ chiếm ưu thế với tỷ trọng 42,8%, công nghiệp - xây dựng 31,91%; nông lâm ngư nghiệp 11,8%, thuế sản phẩm 8,0%.

Trong phát triển kinh tế đối ngoại, trên địa bàn tỉnh có 113 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng kỷ là 4,250 tỷ USD. Tỉnh cũng có 12 dự án ODA triển khai trên địa bàn, trong đó có 7 dự án đầu tư với số vốn là 868,224 tỷ đồng…

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, trong giai đoạn 2020-2025, Thừa Thiên Huế huy động mọi nguồn lực để tập tổ chức thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, quyết tâm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh trong việc xây dựng các chiến lược quảng bá có trọng tâm, trọng điểm đối với từng địa bàn theo nhu cầu thị hiếu của từng địa bàn; tạo điều kiện cho tỉnh được cập nhật kịp thời về chính sách đối ngoại và quan hệ với các nước, các lĩnh vực ưu tiên trọng điểm trong quan hệ với một số nước.

Bộ cũng tích cực ủng hộ, hỗ trợ tỉnh trong việc hợp tác, xúc tiến thiết lập quan hệ với các địa phương, vùng, lãnh thổ nước ngoài, với nhiều đối tác gồm các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ, bà con kiều bào, cá nhân người nước ngoài, góp phần giúp địa phương mở rộng quan hệ đối ngoại.

Tỉnh cũng mong muốn Bộ hỗ trợ cho địa phương trong hoạt động ngoại giao kinh tế; giới thiệu các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế ở trong và ngoài nước quan tâm đầu tư các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh.

Đặc biệt, tỉnh đề nghị Bộ tiếp tục phối hợp, đồng hành với địa phương xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào những lĩnh vực hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài; hợp tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Trong đó có giới thiệu các chuyên gia hàng đầu uy tín, các nhà đầu tư lớn ở các nước phát triển dễ đầu tư vào các đề án, chương trình trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế như: Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch; giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; khoa học và công nghệ và trung tâm y tế chuyên sâu giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án đô thị thông minh...

Tinh rất mong muốn có được một cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Ngoại giao trong việc triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Tỉnh đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét tổ chức một số hoạt động ngoại giao kinh tế tại Thừa Thiên Huế nhằm hỗ trợ địa phương tranh thủ nguồn ngoại lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, gắn với phát triển vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Cùng với đó quan tâm vận động UNESCO và các tổ chức quốc tế trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản quần thể di tích cổ Đô Huế.

Ngoài ra, tỉnh cũng mong muốn Bộ hỗ trợ kết nối đường bay Huế đến Fukuoka, Nhật Bản và một số địa phương của Hàn Quốc; quan tâm hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, trong hạ tầng giao thông cửa khẩu; trong tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan, ban, ngành làm công tác đối ngoại của tỉnh…

Nỗ lực hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Sau khi nghe lãnh đạo một số đơn vị của Bộ Ngoại giao trao đổi với các sở, ban, ngành của tỉnh, phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã dành thời gian đón tiếp rất nồng ấm, chân tình và làm việc với đoàn.

Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngành Ngoại giao sẵn sàng và sẽ làm hết sức mình để phục vụ hiệu quả nhất, đắc lực nhất cho sự phát triển của Thừa Thiên Huế.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng Thừa Thiên Huế về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua, đặc biệt là thành công trong việc thực hiện “mục tiêu kép” kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và khôi phục, phát triển kinh tế trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022.

Bộ trưởng cũng đánh giá cao Thừa Thiên Huế thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao kinh tế, chính trị, văn hóa..; kịp thời xử lý những vấn đề về an ninh đối ngoại, bảo hộ công dân...; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bộ trưởng khẳng định, triển khai các chủ trương của Đại hội XIII và các Hội nghị Ngoại vụ, Ngoại giao cuối năm 2021, Bộ xác định rõ phục vụ phát triển đất nước, phát triển của các địa phương là nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành Ngoại giao. “Đây là tinh thần rất mới, tư duy mới của ngành Ngoại giao và chúng tôi xác định huy động tổng lực ngành Ngoại giao phục vụ triển khai nhiệm vụ này”, Bộ trưởng nói.

Trên cơ sở nắm bắt rõ hơn về chiến lược, các ưu tiên phát triển của Thừa Thiên Huế và lắng nghe, trao đổi về những đề xuất của tỉnh đối với Bộ, Bộ Ngoại giao sẵn sàng và sẽ làm hết sức mình để phục vụ hiệu quả nhất, đắc lực nhất cho sự phát triển của các địa phương nói chung, trong đó có Thừa Thiên Huế nói riêng.

Đồng tình với quyết tâm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp, hỗ trợ tỉnh trong chiến lược phát triển này.

Dự kiến trong tháng 9/2022, Tổng Giám đốc UNESCO sẽ thăm Việt Nam, trong đó có thăm Huế là cơ hội để tỉnh quảng bá hơn nữa công tác bảo tồn, quản lý và phát huy di sản thành công. Ngoài ra, tỉnh cũng có thể tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương như: với đối tác truyền thống Pháp, với Nhật Bản sau chuyến thăm lịch sử của Nhật Hoàng tới Huế; với Ấn Độ… Bộ cũng sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ tỉnh trong các hoạt động kỷ niệm 30 năm ghi danh Di sản văn hoá thế giới Cố đô Huế vào năm 2023.

Bên cạnh đó, Bộ sẵn sàng hỗ trợ tổ chức các hoạt động xúc tiến, kết nối với các Đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài… ngay tại địa phương, bằng các hình thức linh hoạt (trực tiếp, trực tiếp kết hợp trực tuyến). Bộ trưởng đề nghị Tỉnh đề xuất các hoạt động ngoại giao kinh tế mà địa phương có thể đăng cai tổ chức, phối hợp với Bộ Ngoại giao trong xây dựng kế hoạch và trong triển khai cụ thể.

Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa
Nhân dịp này, Công đoàn Bộ Ngoại giao đã trao tặng Trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người có công tỉnh Thừa Thiên Huế 100 triệu đồng; trao tặng Nhà tình nghĩa trị giá 60 triệu đồng cho hộ gia đình thương binh Ngô Văn Hồng, tổ 10, phường Thùy Phương, Hương Thùy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ và tham mưu cho tỉnh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và hoạt động đối ngoại; hỗ trợ các công tác bảo hộ công dân; văn hóa, thông tin đối ngoại; hoạt động phi chính phủ ở nước ngoài; đào tạo cán bộ làm công tác đối ngoại...

Trọng tâm đặt vào du lịch, đặc biệt là Thừa Thiên Huế có tiềm năng phát triển du lịch với các điểm di sản. Bộ sẽ hỗ trợ tìm kiếm các đối tác quốc tế trong bảo tồn, gìn giữ, phát triển các di sản, có thể qua các tổ chức UNESCO, với các đối tác song phương: đối tác truyền thống Pháp, giữa các địa phương hai nước Việt-Pháp; Nhật Bản sau chuyến thăm lịch sử của Nhật Hoàng tới Huế; với Ấn Độ…

Trong kết nối hạ tầng quốc tế, Bộ trưởng đồng tình với chủ trương phát triển hạ tầng giao thông kết nối với các địa phương của Lào, phù hợp với chủ trương chung trong quan hệ hai nước Việt Nam-Lào. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng nối cửa khẩu chính A Đớt-Tà Vàng thông thương với huyện Kà Lừm, tỉnh Sekong/Lào và cửa khẩu chính Hồng Vân-Cô Tài thông thương với huyện Sá Muội, tỉnh Salavan/Lào; phát triển dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Vientiane… cũng như ủng hộ kết nối mở các đường bay quốc tế đến Thừa Thiên Huế.

Hơn 5,4 tỷ đồng hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế ứng phó với thiên tai

Hơn 5,4 tỷ đồng hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế ứng phó với thiên tai

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa triển khai Dự án (CMCR) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án được thực hiện tại ...

Thừa Thiên Huế khai phá tiềm năng du lịch và đầu tư

Thừa Thiên Huế khai phá tiềm năng du lịch và đầu tư

Thừa Thiên Huế sở hữu nhiều tiềm năng và cơ hội về thu hút đầu tư, du lịch với vị trí nằm ở khu vực ...

Bài viết cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Đọc thêm

Taylor Swift giữ vị trí quán quân tuần thứ 2 trên bàng xếp hạng Billboard 200

Taylor Swift giữ vị trí quán quân tuần thứ 2 trên bàng xếp hạng Billboard 200

Taylor Swift ghi dấu ấn với 'The Tortured Poets Department' khi album giữ vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 trong tuần thứ 2.
Champions League: Xem trực tiếp 'trận đấu trong mơ' Real Madrid và Bayern Munich trên kênh nào?

Champions League: Xem trực tiếp 'trận đấu trong mơ' Real Madrid và Bayern Munich trên kênh nào?

Trận cầu tâm điểm của bóng đá thế giới vào sáng 9/5 chính là màn so tài giữa Real Madrid và Bayern Munich tại bán kết Champions League 2023/24.
Hoa hậu Đỗ Thị Hà phản hồi thông tin sắp cưới chồng thiếu gia

Hoa hậu Đỗ Thị Hà phản hồi thông tin sắp cưới chồng thiếu gia

Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà lần đầu lên tiếng về tin sắp lấy chồng, đã chụp ảnh cưới với một thiếu gia.
Vạc giữ lửa của Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Vạc giữ lửa của Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Vạc giữ lửa Thế vận hội Olympic 2024 đúc từ thép không gỉ và nhôm, hình tròn nặng 95kg được thắp sáng lần đầu tiên tại thành phố Marseille.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Quan chức G7 thừa nhận không còn bàn đến vấn đề tịch thu tài sản Nga; IMF lên tiếng nhắc nhở

Quan chức G7 thừa nhận không còn bàn đến vấn đề tịch thu tài sản Nga; IMF lên tiếng nhắc nhở

Phó Tổng giám đốc điều hành IMF nhắc nhở các nước phương Tây về kế hoạch sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động