Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc:

Thúc đẩy hợp tác đa phương trong ứng phó với đại dịch Covid-19

MỘC TRÀ
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết, điều phối quốc tế, đa phương trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội đồng Bảo an đánh giá hiệu quả hoạt động sau 15 tháng bị tác động bởi Covid-19
Ngày 16/6/2021, Hội đồng Bảo an họp đánh giá hiệu quả hoạt động sau 15 tháng bị tác động bởi đại dịch Covid-19.

Thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 trùng hợp với thời điểm Việt Nam giữ vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Trong các cuộc thảo luận liên quan đến ứng phó với đại dịch Covid-19, các đại diện của Việt Nam tại Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đều khẳng định vai trò của hợp tác quốc tế để tạo ra những bước tiến trong công tác chống dịch; nhấn mạnh sự đoàn kết, hợp tác đa phương nhằm giải đáp những câu hỏi cấp bách do dịch bệnh đặt ra.

Từ lời kêu gọi đoàn kết chống đại dịch...

Tại cuộc họp trực tuyến thảo luận về đại dịch Covid-19, nhất là ảnh hưởng của đại dịch đối với các vấn đề thuộc chức năng của HĐBA diễn ra ngày 9/4/2020, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi HĐBA LHQ thống nhất và phát huy vai trò trong việc huy động phối hợp quốc tế nhằm ứng phó dịch bệnh.

Phiên họp của HĐBA được tổ chức theo đề nghị của Việt Nam và 8 nước thành viên không thường trực khác của HĐBA LHQ.

Tổng Thư ký LHQ khẳng định ưu tiên hiện nay của LHQ là cùng các nước thúc đẩy việc ngừng bắn tại các điểm xung đột trên thế giới, huy động nguồn lực quốc tế cho việc hỗ trợ các nước, ưu tiên hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực có nhu cầu nhất; các phái bộ LHQ sẽ tập trung ưu tiên hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng.

Chia sẻ về ý kiến của Tổng Thư ký LHQ, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết, điều phối quốc tế, đa phương trong hoàn cảnh hiện nay.

Đại diện Việt Nam kêu gọi chính phủ các nước, hệ thống LHQ, các tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế, các tổ chức khu vực và các bên liên quan khác tăng cường phối hợp nhằm phục vụ ưu tiên hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng.

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ vai trò trung tâm của LHQ và nỗ lực của Tổng thư ký LHQ trong thời gian vừa qua, chia sẻ lời kêu gọi của Tổng thư ký về ngừng bắn tại các cuộc xung đột trên thế giới.

Bên cạnh đó, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam đề nghị LHQ và các bên quan tâm tới các đối tượng dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, đồng thời chú trọng bảo đảm an toàn cho cán bộ LHQ trong nỗ lực hỗ trợ các nước ứng phó với đại dịch.

... đến Nghị quyết 2532 kêu gọi ngừng bắn

Từ kết quả của các cuộc họp bàn về phối hợp ứng phó với đại dịch, ngày 1/7/2020, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, kêu gọi các bên tham gia xung đột trên thế giới ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức.

Với sự ủng hộ của toàn bộ 15 nước ủy viên HĐBA, Nghị quyết 2532 hối thúc tất cả các bên đang tham chiến ngay lập tức ngừng bắn trong ít nhất 90 ngày để tạo điều kiện cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa cứu trợ nhân đạo diễn ra an toàn, thuận lợi, bảo đảm hàng cứu trợ tới được những người đang cần giúp đỡ, hỗ trợ công tác cứu trợ và sơ tán y tế.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.

Nghị quyết thừa nhận vai trò quan trọng của phụ nữ trong những nỗ lực ứng phó với dịch Covid-19, cũng như những tác động tiêu cực của đại dịch, đặc biệt là tác động kinh tế, xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái, trẻ em, người cao tuổi, người sơ tán trong nước, người khuyết tật,... bảo đảm sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và hiệu quả của nữ giới và thanh niên trong ứng phó với đại dịch.

Đại dịch với trẻ em trong xung đột vũ trang

Ngày 7/5, HĐBA LHQ đã họp theo thể thức Arria về “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với trẻ em trong xung đột vũ trang” với sự tham dự của 32 nước, một số cơ quan của LHQ và các tổ chức phi chính phủ.

Họp theo thể thức Arria là hình thức họp không chính thức của HĐBA nhằm thảo luận về các vấn đề quan trọng, mới nổi, có sự tham dự của các nước trong và ngoài HĐBA cũng như các tổ chức quốc tế.

Cuộc họp được các ủy viên HĐBA gồm Estonia, Na Uy, Pháp, Tunisia, Ireland, Anh, Mỹ, Kenya, Niger, Saint Vincent và Grenadines, Việt Nam cùng các nước Bỉ, Thụy Điển, Đức và Canada đồng tổ chức.

Tại cuộc họp, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về trẻ em và xung đột vũ trang, bà Virginia Gamba nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 và các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh đã làm trì hoãn nhiều hoạt động hỗ trợ trẻ em trong xung đột vũ trang.

Bên cạnh đó, đại dịch cũng tác động nghiêm trọng đến năng lực của LHQ trong việc giám sát và xác minh các vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em trong xung đột vũ trang, cản trở các nỗ lực của LHQ ở cấp quốc gia trong việc liên hệ với các bên tham gia xung đột nhằm chấm dứt và ngăn ngừa các vi phạm đối với trẻ em.

Các ý kiến tại cuộc họp chia sẻ những thách thức liên quan đến bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang, cho rằng đại dịch đang gây thêm nhiều khó khăn cho công tác này.

Giữa đại dịch, trẻ em trong xung đột còn phải chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi hơn như không được tới trường do trường học bị đóng cửa hay bị tấn công, dễ bị bạo lực tình dục, có khả năng bị các nhóm vũ trang, khủng bố lôi kéo, tuyển mộ và sử dụng.

Nhiều nước nhấn mạnh các chính phủ cần có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ và bảo đảm lợi ích tốt nhất của các em, cũng như cần tăng cường hợp tác quốc tế, cả về mặt tài chính, nhằm thúc đẩy việc bảo vệ trẻ em ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh các quốc gia trong xung đột vũ trang phải chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ, ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em, bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của trẻ em, tuân thủ luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế.

Đồng thời, để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, Đại sứ cho rằng, cần bảo đảm giáo dục và tăng cường trao quyền cho trẻ em, qua đó sẽ giúp các em nuôi dưỡng và phát triển văn hóa hòa bình. Các bên tham gia xung đột vũ trang cần ngay lập tức ngăn ngừa và chấm dứt tất cả các cuộc tấn công vào trường học.

Tác động đến nỗ lực phòng chống khủng bố

Ngày 16/6/2021, Tunisia phối hợp với Ireland, Anh, Estonia, Kenya, Niger, Na Uy, Pháp, Saint Vincent & Grenadines và Việt Nam tổ chức cuộc họp trực tuyến theo thể thức Arria của HHĐBA LHQ về tác động của đại dịch Covid-19 đến các nỗ lực phòng chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách Cơ quan điều hành chống khủng bố (CTED) Michèle Coninsx cho rằng, các tác động kinh tế - xã hội của đại dịch về lâu dài sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa khủng bố, nhất là tại các nước có tình hình kinh tế - chính trị mong manh.

Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, khẳng định, yếu tố quan trọng hàng đầu trong chống khủng bố hiện nay là đoàn kết và tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ các nước và khu vực tăng cường năng lực phát hiện, ngăn ngừa và chống khủng bố quốc tế, cũng như hỗ trợ các nước phục hồi bền vững sau đại dịch, bảo đảm tiếp cận vaccine một cách công bằng.

Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh, cần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của khủng bố thông qua phát triển kinh tế, hòa giải dân tộc, xây dựng xã hội công bằng, khoan dung và có khả năng tự kháng đối với khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cũng nhấn mạnh, cần bảo đảm các biện pháp phòng chống khủng bố phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Từ đầu năm 2021, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19, cho dù việc triển khai vaccine đang mở ra triển vọng mới trong phòng chống dịch bệnh và phục hồi sau khủng hoảng.

Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết cơ bản đại dịch Covid-19, như lời khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) ngày 31/5/2021 thì “nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhưng sự hợp tác quốc tế hiệu quả là không thể thiếu”.

Với phương châm đó, Việt Nam sẽ tiếp tục góp tiếng nói có trách nhiệm tại HĐBA LHQ, đề cao sự chung tay của thế giới trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga: ASEM làm thay đổi tính chất quan hệ giữa châu Á và châu Âu

Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga: ASEM làm thay đổi tính chất quan hệ giữa châu Á và châu Âu

Nhân dịp Đối thoại chính sách cao cấp Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga* đã có cuộc trao đổi về ...

Khẳng định vị thế Việt Nam trong hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình

Khẳng định vị thế Việt Nam trong hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình

Ngày 6/4, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Kỳ họp 14 Nhóm Chuyên gia gìn giữ hòa bình (EWG) Chu kỳ ...

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động