Thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore

Sáng 9/8, tại Singapore đã diễn ra cuộc Tọa đàm bàn tròn giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Singapore do Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore dẫn đầu. Sự kiện diễn ra nhân chuyến thăm và dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Quốc khánh Singapore của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc Tọa đàm bàn tròn giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Singapore. (Ảnh: Nhật Bắc)

Cùng dự cuộc Tọa đàm còn có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Đại sứ Việt Nam tại Singapore Nguyễn Tiến Minh …

Phát biểu tại cuộc Tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chúc mừng những thành tựu to lớn và toàn diện mà Singapore đạt được thời gian qua trên tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng bày tỏ vui mừng nhận thấy quan hệ giữa Việt Nam và Singapore phát triển rất tốt đẹp. Hai bên hiện là đối tác chiến lược của nhau, có sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau; có cam kết và trên thực tế đã có hai nền kinh tế kết nối với nhau để đem lại lợi ích cho cả hai bên. Singapore luôn là một trong đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam và Singapore hiện là hai thành viên tích cực trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, là hai nước dẫn đầu trong thực hiện các cam kết xây dựng Cộng đồng và Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Hai bên cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP. Đề cập đến các Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) ở Việt Nam, trong đó có việc hai nước sắp sửa khởi công xây dựng khu thứ 7 tại Nghệ An, Thủ tướng cho rằng, mô hình này đã chứng tỏ là “có sức sống” và đang phát triển tích cực.

Các doanh nghiệp hàng đầu Singapore chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Ảnh Nhật Bắc)


Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định: “Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Singapore rất lớn và chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn”. Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là một thị trường hết sức rộng lớn và phong phú, có rất nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm năng và lợi thế rất lớn cho các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại. Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, là thành viên của ASEAN, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế. Dân số Việt Nam hiện nay khoảng trên 90 triệu người, mức tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 1 triệu người, trong tương lai không xa Việt Nam sẽ có dân số 100 triệu dân, cơ cấu dân số của Việt Nam là trẻ, cơ cấu dân số vàng; giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn so với nhiều nước trong ASEAN và trong khu vực châu Á Thái Bình Dương; sức mua của nền kinh tế ngày càng tăng, với GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 2.200 USD (tính theo ngang giá sức mua PPP đạt trên 5.600 USD).

Thông báo một số nét chính về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam hiện là một nền kinh tế mở, một nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Hiện Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 103 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, với hơn 17.000 dự án và tổng số vốn đăng ký 260 tỷ USD. Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có hiệp định thương mại tự do với nhiều nước và đang đàm phán ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới với các tiêu chuẩn cao. Việc tham gia và thực hiện các Hiệp định FTA đang mở ra quan hệ thương mại tự do của Việt Nam với 55 quốc gia, đối tác, trong đó có 15 thành viên G-20, từ đó, sẽ thúc đẩy giao thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng các giải pháp đồng bộ, toàn diện, trong đó tập trung: 1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để các thể chế kinh tế tương thích với với thông lệ, môi trường đầu tư, kinh doanh của khu vực và quốc tế; quyết liệt phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh ngang mức bình quân ASEAN-6 ngay trong năm 2015 và ASEAN-4 trong năm 2016; 2) Tái cơ cấu đầu tư công; 3) Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính; 4) Tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước; và 5) Tập trung tái cơ cấu các ngành kinh tế.

“Là nền kinh tế có sức cạnh tranh và môi trường đầu tư hấp dẫn, chúng tôi hy vọng quan hệ kinh tế Việt Nam –Singapore ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn”, Thủ tướng nói.

Trong bài phát biểu của mình, ông Teo Siong Seng, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore bày tỏ niềm vinh dự được gặp gỡ và trực tiếp được trao đổi với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam và cho biết, Việt Nam và Singapore đã có mối quan hệ tốt đẹp trong 40 năm qua. Thời gian qua, hai nước đã tăng cường trao đổi các chuyến thăm, quan hệ thương mại, đầu tư được thúc đẩy mạnh mẽ.

Cũng theo ông Teo S.S, khảo sát mà Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore tiến hành trong giai đoạn 2014-2015 cho thấy, 97% công ty thành viên của Liên đoàn có hoạt động đầu tư kinh doanh ở châu Á đã xếp Việt Nam là thị trường tiềm năng lớn thứ 4 và mong muốn tăng cường đầu tư làm ăn tại Việt Nam”, ông nói. Ông cho biết, Liên đoàn với 41.000 công ty thành viên sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động đầu tư kinh doanh ở Việt Nam nhằm kết nối hơn nữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

“Có nhiều công ty của Singapore đã hoạt động ở Việt Nam từ lâu. Chúng tôi cũng đã chứng kiến sự gia tăng hoạt động kinh doanh đầu tư của các công ty Việt Nam ở Singapore. Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở thị trường Singapore. Cuộc đối thoại này là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Singapore để tìm hiểu nhiều hơn về cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và chia sẻ những suy nghĩ cũng như kinh nghiệm khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”, ông Teo S.S nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo của các tập đoàn tại Singapore. (Ảnh: Nhật Bắc)


Trước sự quan tâm của các nhà đầu tư Singapore về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ Logistic, dịch vụ tài chính, năng lượng, phát triển hệ thống các khu công nghiệp, vận tải biển, xây dựng cơ sở hạ tầng,… Thủ tướng cho rằng, đây là những lĩnh vực được Việt Nam rất coi trọng và có tiềm năng hợp tác rất lớn, được Việt Nam và Singapore tập trung thúc đẩy trong tiến trình kết nối hai nền kinh tế.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư; hy vọng các nhà đầu tư đẩy nhanh triển khai các dự án đã được cấp phép và nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi ch các nhà đầu tư Singapore tìm kiếm cơ hội, thúc đẩy hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại và làm ăn hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam. “Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành của Việt Nam sẽ xem xét, xử lý các kiến nghị, đề xuất cụ thể của các nhà đầu tư Singapore đã cập tại cuộc Tọa đàm hết sức bổ ích và hiệu quả ngày hôm nay”, Thủ tướng nói.

*Cũng trong sáng nay 9/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Singapore như: Sembcorp, Ascendas, Banyan Tree, Ngân hàng UOB.

Nguyễn Kim (từ Singapore)

Đọc thêm

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Lộ diện những 'ông trùm' của Mỹ đang 'tăm tia' TikTok, ứng dụng được định giá bao nhiêu?

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, việc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok cần sự phê duyệt của cơ quan này.
Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào.
Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Khả năng của Nga trong việc đáp trả phương Tây tịch thu tài sản đóng băng đã bị xói mòn do đầu tư nước ngoài ngày càng giảm.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động