Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt-Hàn

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Park Geun-hye sẽ thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 7-11/9..
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Park Geun-hye sau khi nhậm chức vào tháng Hai năm nay và là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của Tổng thống Hàn Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992.

Sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 4 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược (tháng 10/2009), quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp: Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kang Chang Hee thăm chính thức Việt Nam vào tháng Một năm nay; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tham dự Lễ nhậm chức của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hồi tháng Hai năm nay; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thăm chính thức Hàn Quốc vào tháng Bảy vừa qua và mới đây Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 26-28/8 vừa qua.

Quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 4 châu Á và thứ 15 trên thế giới, Hàn Quốc có kim ngạch thương mại năm 2012 đạt trên 1.167,7 tỷ USD. Riêng 7 tháng vừa qua, quốc gia này đạt kim ngạch thương mại 622,3 tỷ USD và duy trì được thặng dư thương mại 18 tháng liên tiếp. Cũng tính đến thời điểm tháng Bảy năm nay, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đạt 329,7 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay và cao gấp 10 lần năm 1997, duy trì vị trí nước đứng thứ 7 thế giới về lượng ngoại tệ dự trữ.

Năm 2013, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc tiếp tục tăng so với năm ngoái, vượt mốc 10 tỷ USD. Hiện nay, Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục thúc đẩy phát triển chính sách kinh tế định hướng đối ngoại. Các tập đoàn, công ty Hàn Quốc tích cực xúc tiến đầu tư và tham gia vào các dự án hay liên doanh ở nước ngoài trong lĩnh vực khai thác, sản xuất và mua bán tài nguyên-năng lượng.

Trong tổng số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4 sau Nhật Bản, Đài Loan và Singapore với 3.392 dự án có hiệu lực. Các tập đoàn, công ty lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Huyndai, Kumho Asiana… đều đang đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng tiếp tục làm ăn lâu dài. Một số tập đoàn lớn như Samsung, LG đang có kế hoạch tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Về thương mại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Hàn Quốc. Kim ngạch song phương trong năm 2012 đạt 21,12 tỷ USD, tăng gấp 42 lần (so với 500 triệu USD năm 1992). Trong 7 tháng vừa qua, kim ngạch thương mại song phương đạt 15,1 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong những năm qua, Hàn Quốc là nước cung cấp nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn thứ hai của Việt Nam sau Nhật Bản và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc. Năm 2010, Hàn Quốc đã cung cấp cho Việt Nam hơn 70 triệu USD và tăng lên khoảng hơn 200 triệu USD vào năm 2011. Cũng trong năm 2011, Hàn Quốc tuyên bố coi Việt Nam là nước trọng tâm và hình mẫu cung cấp ODA và chọn là 1 trong 26 nước thuộc “đối tác chiến lược hợp tác ODA” với 3 trọng tâm là tăng trưởng xanh, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác về viện trợ phát triển, trong đó Hàn Quốc cam kết cung cấp cho Việt Nam 1,2 tỷ USD vốn thuộc Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) trong giai đoạn 2012-2015, tăng 200 triệu USD so với giai đoạn 2008-2011.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn nước đứng thứ hai về nguồn cung cấp khách du lịch đến Việt Nam. Chỉ trong 7 tháng qua, số lượng khách du lịch đến Việt Nam đạt 439.100 lượt người, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2012. Hai nước đã ký Hiệp định văn hóa, Bản ghi nhớ về hợp tác văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch cùng nhiều thỏa thuận hợp tác giao lưu thanh niên và giáo dục.

Năm 2006, Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã chọn Hàn Quốc làm đối tác chiến lược thông tin giáo dục-đào tạo. Hiện có trên 5.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc, phần lớn là học đại học và cao học. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ hai của Việt Nam. Trong năm 2012, Việt Nam có hơn 9.800 lao động xuất cảnh sang Hàn Quốc. Đến nay, Việt Nam đã đưa 68.000 lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình luật cấp phép lao động nước ngoài (EPS). Ngoài ra, Hàn Quốc còn là một trong những nước thực hiện viện trợ nhân đạo cho Việt Nam khắc phục bệnh cúm gà, thiệt hại do lũ lụt.

Hoạt động ngoại giao nhân dân giữa hai nước cũng ngày càng được thúc đẩy như thành lập các hội hữu nghị gồm: Hội hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc, Hội Giao lưu Hữu nghị Hàn Quốc-Việt Nam, Hội Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc.

Chương trình hợp tác giữa các địa phương của hai nước cũng được mở rộng. Hiện đã có nhiều địa phương hai nước thiết lập quan hệ hợp tác với nhau như Thủ đô Hà Nội-Thủ đô Seoul, Thành phố Hồ Chí Minh-thành phố Busan, thành phố Đà Nẵng-thành phố Deagu…

Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhằm khẳng định coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược với Việt Nam, thiết lập quan hệ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Xử phạt doanh nghiệp vì đặt quảng cáo trái phép vào phim có ‘đường lưỡi bò’

Xử phạt doanh nghiệp vì đặt quảng cáo trái phép vào phim có ‘đường lưỡi bò’

Công ty WPP bị phát hiện đã đặt quảng cáo hai nhãn hàng vào phim 'Flight to you' (Hướng gió mà đi), trong phim có hình ảnh 'đường lưỡi bò' ...
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Malaysia lọt Top 10 quốc gia có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất

Malaysia lọt Top 10 quốc gia có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất

Malaysia nằm trong Top 10 nước có số lượng cá nhân siêu giàu tăng nhanh nhất. Nhóm này được xác định là người có tài sản ròng tối thiểu 30 ...
Vietlott 21/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 21/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 21/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 21/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 21/4 - Vietlott Mega 6/45 21/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 21/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSDL 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 21/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 21/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 21/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Dự án khu du lịch sinh thái Eo Gió (Quy Nhơn, Bình Định) sẽ có các loại hình dịch vụ du lịch tổng hợp, cầu kính, nhà hàng và các ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động