TIN LIÊN QUAN | |
Jack Ma rút lại lời hứa tạo 1 triệu việc làm ở Mỹ | |
Việt Nam có thể bứt phá trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 |
Phổ cập internet
Indonesia là một trong những câu chuyện thành công nhất của khu vực về các chiến lược phát triển kinh tế. Sau khi phải đối mặt với khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Indonesia dần vươn lên là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Indonesia đã đặt trọng tâm chính của nền kinh tế vào xuất khẩu hàng hóa như dệt may, ô tô, thiết bị điện cũng như dầu khí.
Thương mại điện tử đang góp phần cải thiện nền kinh tế Indonesia. (Nguồn: The ASEAN Post) |
Hiện tại, nền kinh tế số ngày càng phát triển cũng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đảo quốc này. Tốc độ số hóa ở Indonesia diễn ra nhanh chóng. Dự kiến sẽ có thêm khoảng 50 triệu người dùng internet mới từ năm 2015 đến năm 2020. Số người sử dụng truyền thông xã hội ở Indonesia cũng tương đối lớn so với các quốc gia khác trên thế giới.
Theo một báo cáo gần đây của Viện Toàn cầu McKinsey, lĩnh vực thương mại điện tử của Indonesia bao gồm 5 tỷ USD hoạt động thương mại chính thức và 3 tỷ USD hoạt động thương mại phi chính thức. Ở Indonesia, các trang web thương mại điện tử được ưa thích là JD, Lazada, Shopee và Tokopedia. Ngoài ra, việc mua bán, giao dịch cũng được thực hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội như WhatsApp và Facebook.
Khác so với một số phương Tây, thương mại phi chính thức thông qua các trang mạng xã hội đang phát triển mạnh ở Indonesia. Thực tế, hoạt động thương mại thông qua mạng xã hội chiếm 40% tổng doanh số thương mại điện tử trong nước. Điều này cho thấy rằng nhiều trang thương mại điện tử lớn như JD và Lazada vẫn chưa thâm nhập sâu vào thị trường thương mại điện tử nội địa Indonesia.
Xu hướng thương mại điện tử phi chính thức
Xu hướng sử dụng điện thoại thông minh là một lý giải cho xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh ở Indonesia. Trái với nhiều người sử dụng Internet ở châu Âu, đa phần người Indonesia đã bỏ qua các bước tiến từ máy tính để bàn tới sử dụng máy xách tay và máy tính bảng mà tiếp cận thẳng tới điện thoại thông minh. Điện thoại thông minh có giá cả phải chăng hơn nhiều so với máy tính, giúp người dân Indonesia dễ dàng chi trả và tiếp cận rộng rãi.
Hiện ở Indonesia, 40% dân số sử dụng điện thoại thông minh và khoảng 70% lưu lượng truy cập internet thông qua loại hình này. Báo cáo của McKinsey nhấn mạnh rằng gần 75% người mua sắm trực tuyến của Indonesia sử dụng thiết bị di động - tỷ lệ cao hơn nhiều so với nước láng giềng Malaysia (62%) và Mỹ (39%).
40% dân số Indonesia sử dụng thoại thông minh và khoảng 70% lưu lượng truy cập internet thông qua loại hình này. (Nguồn: The ASEAN Post) |
Sự phát triển của thương mại điện tử không chính thức ở Indonesia một phần do giới trẻ nước này am hiểu và ưa chuộng mạng xã hội. Thanh thiếu niên Indonesia có xu hướng “nghiện” mạng xã hội. Nước này có số lượng người dùng Facebook lớn thứ tư trên thế giới với 122 triệu người và là một trong những nước có dân số sử dụng Instagram lớn nhất trong khu vực. Indonesia cũng là quốc gia lớn thứ năm về lượng người dùng Twitter.
Cung tăng dẫn đến cầu cũng tăng khi số lượng người bán hàng trực tuyến ngày càng tăng mạnh ở đảo quốc này. Số lượng người bán hàng trực tuyến ở Indonesia đã tăng gấp đôi trong ba năm qua lên tới 4,5 triệu người, phần lớn là các doanh nghiệp siêu nhỏ và không có cửa hàng thực tế ngoài thị trường. Thương mại trực tuyến tạo điều kiện dễ dàng để một người có thể bắt đầu kinh doanh, tạo một tinh thần khởi nghiệp cao trong nước. Thương mại điện tử đang tạo ra một thị trường sôi động và mang lại cơ hội thoát khỏi khủng hoảng tài chính với nhiều người dân.
Theo dự đoán của các nhà kinh tế, thương mại điện tử ở Indonesia sẽ phát triển mạnh hơn nữa, tăng gấp 8 lần từ năm 2017 đến năm 2022 với chi tiêu cho thương mại điện tử tăng từ 5 tỷ USD lên 425 tỷ USD. Chi tiêu cho thương mại điện tử thông qua mạng xã hội dự kiến sẽ tăng từ 3 tỷ USD lên khoảng 15 tỷ USD - 25 tỷ USD. Nền kinh tế kỹ thuật số có thể là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Indonesia trong tương lai.
Dự án tiếp theo của Instagram là một ứng dụng mua sắm độc lập Theo The Verge, nền tảng chia sẻ hình ảnh và video do Facebook sở hữu, hiện đang phát triển một ứng dụng mới có nhiều ... |
Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tổng thời gian người dùng trực tuyến Phát biểu tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2018 (VOMF 2018) ngày 17/8 tại Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đạt, Quản lý Công ty ... |
Hiện thực hóa giải pháp "doanh nghiệp không giấy tờ": Ra mắt Trục điện tử kết nối doanh nghiệp Ngày 8/8, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ ra mắt Trục điện tử kết nối doanh nghiệp "ERP STORE", giúp nâng ... |