Nhỏ Bình thường Lớn

Họa sĩ Minh Đàm: Muốn giải ‘cơn khát’ về văn hóa Việt

Trong cuộc trò chuyện với TG&VN, họa sĩ người Ba Lan gốc Việt Minh Đàm say sưa nói về tình cảm đặc biệt của anh dành cho cả hai quê hương. Việc sinh sống ở nước ngoài lại gợi lên trong anh “cơn khát” về văn hóa Việt Nam và muốn đào sâu tìm hiểu về nó nhiều hơn...
Họa sĩ Minh Đàm tại triển lãm. (Ảnh: An Bình)
Họa sĩ Minh Đàm tại triển lãm. (Ảnh: An Bình)

Cảm xúc của anh khi về nước thực hiện triển lãm riêng đầu tiên tới công chúng Việt Nam?

Tôi đã về Việt Nam nhiều lần, nhưng đây là cuộc triển lãm riêng đầu tiên tại quê nhà. Tôi cũng thấy rất vui vì chủ đề của triển lãm lần này về Ba Lan - quê hương thứ hai của tôi.

Từ lâu, tôi đã có ý tưởng tổ chức một cuộc triển lãm thể hiện được tình yêu, sự gắn bó và mô tả được vẻ đẹp phong cảnh, lịch sử và con người Ba Lan. Tuy nhiên, việc có thể biến ý tưởng thành hiện thực thì đôi khi chúng ta phải chờ duyên tới. May thay, vào năm ngoái, Đại sứ quán Ba Lan đã đề nghị phối hợp tổ chức triển lãm tại Việt Nam và đây thực sự là cơ hội tuyệt vời đến với tôi.

Có thể nói, đây là triển lãm đặc biệt dành cho đất nước mà tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình ở đó, với 31 năm đầy ắp tình yêu và hạnh phúc. 49 bức tranh màu nước trong trưng bày thể hiện những điều tôi yêu thích về một Ba Lan xinh đẹp và yên bình. Tôi tặng chúng cho nơi đã giúp tôi trở thành tôi của ngày hôm nay.

Qua triển lãm, anh muốn lan tỏa thông điệp gì tới quê hương?

Tôi mong công chúng Việt Nam hướng và quan tâm đến Ba Lan nhiều hơn. Khi nói đến châu Âu, chúng ta thường để ý nhiều đến Italy, Pháp, Đức... nhưng Ba Lan cũng là đất nước có rất nhiều điều lớn lao và thú vị.

Mang những tác phẩm này về nước, tôi hy vọng khán giả có thể cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước Ba Lan qua lăng kính của một người Ba Lan gốc Việt. Dù khoảng cách địa lý giữa hai nước không thay đổi được, nhưng khoảng cách giữa hai nền văn hóa, giữa con người với con người sẽ xích lại gần nhau hơn!

Đã thành công trong việc thực hiện triển lãm về Ba Lan tại Việt Nam, anh có nghĩ đến một triển lãm về Việt Nam ngay tại nơi anh đang sinh sống không?

Thực ra ý tưởng đó tôi cũng đã ấp ủ từ lâu, nhưng trong suy nghĩ, tôi muốn nó phải thật hoàn hảo. Tuy nhiên, cứ mỗi năm sáng tác của tôi lại phát triển theo hướng mới và khi nhìn lại bức tranh cũ tôi lại chưa hài lòng.

Có lẽ, đến một thời điểm tôi có cơ hội cũng như sự hài lòng về tác phẩm của mình thì tôi sẽ thực hiện được điều ấp ủ ấy - một triển lãm về Việt Nam tại Ba Lan.

Được biết, anh là một trong những người sáng lập nên Hiệp hội màu nước Ba Lan. Anh có thể chia sẻ về Hiệp hội này?

Vẽ tranh màu nước của Ba Lan đã có lịch sử kéo dài tới hàng trăm năm. Tuy nhiên, từ trước đến nay, chưa có một tổ chức chính thống nào về tranh màu nước. Bởi vậy, từ năm 2012, một nhóm họa sĩ ở thủ đô Warszawa đã đưa ra ý tưởng thành lập Hiệp hội màu nước với khoảng 20 họa sĩ và tôi may mắn được lựa chọn vào nhóm ấy. Hiện có hai người Ba Lan gốc Việt tham gia hiệp hội này.

Một bức tranh của họa sĩ Minh Đàm tại triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 14-18/6. (Ảnh: An Bình)
Một bức tranh của họa sĩ Minh Đàm tại triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 14-18/6. (Ảnh: An Bình)

Trở về lần này anh còn mở một workshop để chia sẻ kinh nghiệm về vẽ màu nước. Liệu đây có phải dự định “dài hơi” của anh tại quê hương?

Những người thân trong gia đình tôi phần lớn theo nghề giáo nên bản thân tôi cũng hứng thú với việc dạy học. Workshop lần này dành cho nhóm những những họa sĩ chuyên nghiệp tại Việt Nam. Ở đây, tôi muốn chia sẻ về văn hóa cũng như cách vẽ của người châu Âu, người Ba Lan tới các họa sĩ Việt Nam. Nó sẽ thiết thực với những người muốn mở cánh cửa sang châu Âu khám phá hoặc du học. Thông qua nhóm các bạn, tôi cũng có thể được chia sẻ với nhiều người khác hơn.

Thực tế, chất liệu để vẽ tranh màu nước rất khó. Trường phái châu Âu thiên về xu hướng vẽ nhẹ nhàng, trong khi họa sĩ Việt Nam sẽ nặng tay và mạnh dạn hơn.

Sáng tạo nghệ thuật là tùy theo cách nhìn của mỗi người. Nhưng tôi cho rằng, một người họa sĩ muốn nâng cao tay nghề, thì nên tìm hiểu các cách vẽ khác nhau. Với tôi, thế mạnh của màu nước là sự nhẹ nhàng nên tôi muốn chia sẻ cách vẽ này với họa sĩ ở quê nhà. Trong thời gian tới, rất có thể tôi sẽ quay về Việt Nam để sống thử và trải nghiệm.

Họa sĩ Minh Đàm sinh năm 1984 tại Hà Nội. Tại Ba Lan, anh là một trong những họa sĩ tranh màu nước có tầm ảnh hưởng bậc nhất. Là người đồng sáng lập Hiệp hội màu nước Ba Lan, anh tích cực tham gia các sự kiện và cuộc thi nghệ thuật quốc tế, cũng như mở các hội thảo (workshop) ở châu Âu và Trung Quốc. Ngoài ra, anh cũng tham gia công tác trong các lĩnh vực về kiến trúc, nội thất và nhiếp ảnh.

Là người Ba Lan gốc Việt, anh có suy nghĩ gì về văn hóa truyền thống? Anh kết nối với cộng đồng người Việt thế nào và có gặp khó khăn vì sống giữa hai nền văn hóa?

Dù sống ở Ba Lan từ nhỏ nhưng tôi vẫn là người Việt Nam. Những người bạn của tôi ở đất nước này cũng rất tò mò về văn hóa Việt Nam. Nhận thấy sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử nguồn cội chưa sâu nên tôi biết bản thân phải trau dồi hằng ngày.

Bản thân tôi sang Ba Lan từ lúc bảy tuổi nên sự hòa nhập với nước bạn không quá khó khăn, dù khác biệt nhưng tôi cũng không cảm thấy lạc lõng. Ngược lại, ở Ba Lan, các hội đoàn người Việt phát triển mạnh và sống ở nước ngoài lại cho cho tôi “cơn khát” về văn hóa Việt Nam và muốn đào sâu tìm hiểu về nó nhiều hơn.

Họa sĩ Claudie Vân:

Họa sĩ Claudie Vân: "Tôi không vẽ để bán tranh"

Back to the Nature là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ Claudie Vân nhằm ghi lại dấu mốc 16 năm trên hành ...

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2022: Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2022: Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 2022 sẽ bắt đầu từ trung tuần tháng 3 đến hết tháng 4, trọng điểm từ ngày ...

(thực hiện)

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu