Nhỏ Bình thường Lớn

Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí số 5 trong 3 quý liên tiếp tại Singapore

Singapore giảm nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có thị phần thủy sản lớn nhất đảo quốc này.
Doanh nghiệp Việt chưa tận dụng EVFTA nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như hải sản dù tăng trưởng tốt, song chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này của EU. (Nguồn:  (Ảnh: Nhã Chi)
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có thị phần xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại thị trường Singapore. (Ảnh: Nhã Chi)

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 839,1 triệu SGD (635,24 triệu USD), giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin liên quan
Thị trường Halal - ‘chìa khóa’ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam Thị trường Halal - ‘chìa khóa’ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có thị phần thủy sản lớn nhất tại Singapore và lần đầu tiên thủy sản Việt Nam duy trì vị trí số 5 trong 3 quý liên tiếp.

Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore cho thấy nhóm sản phẩm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm: Nhóm tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS0306), chiếm 24,24% tổng lượng tiêu thụ của thị trường; tiếp đến là Nhóm cá tươi, ướp lạnh (HS0302), chiếm 18,71%; Nhóm cá đông lạnh (HS0303) chiếm 18,55%; Nhóm phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS0304), chiếm 16,94%; Nhóm thủy sản thân mềm (HS0307) chiếm 10,46%...

Các nhóm mặt hàng như cá tươi, cá chế biến và thủy sản thủy sinh chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 3,55%; 4,81% và 2,73%.

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục dẫn đầu, tiếp theo là Indonesia, Na Uy, Trung Quốc và Việt Nam.

Thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng, trong đó 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9-13%, cụ thể Malaysia (13,42%), Indonesia (10,98%), Na Uy (10,34%), Trung Quốc (9,81%), Việt Nam (9,22%) và Nhật Bản (8,42%).

Malaysia có thế mạnh về các mặt hàng cá tươi sống và tôm, cua, thủy sản giáp xác với thị phần ở hai phân khúc này lần lượt là 31,35% và 20,24%. Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi ướp lạnh và cá đông lạnh.

Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh (chiếm 29,57%) và cá chế biến (chiếm 19,57%).

Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 29,34% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh (chiếm 40,16% thị phần). Thị phần còn lại chia đều cho hơn 90 đối tác khác, trong đó có Chile, Ấn Độ, Australia, Thái Lan, Mỹ…

Trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng thị trường nhập khẩu bằng nhiều chính sách khác nhau. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore ngày càng lớn.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore giảm 2,51% (giá trị xuất khẩu đạt gần 77,36 triệu SGD), chiếm thị phần 9,22%, dù tăng tốt ở nhóm Cá tươi- HS0301 (tăng 19,33%), nhưng sụt giảm mạnh ở 3 nhóm hàng là Nhóm Cá tươi ướp lạnh (giảm 46,56%), Nhóm cá đông lạnh (giảm 35,42%), Nhóm thủy sản thủy sinh- HS0308 (giảm 35,9%).

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các số liệu thống kê nêu trên thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Singapore.

Tuy nhiên, để có thể tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản.

Mặt khác, tình trạng lạm phát tăng cao, xu hướng thắt chặt chi tiêu cũng là một thách thức không nhỏ cho ngành thủy sản các nước xuất khẩu vào Singapore, trong đó có Việt Nam. Nước nào tận dụng được lợi thế về logistics cũng như giảm thiểu được các chi phí sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu hàng hóa vào đảo quốc này.

Ngành du lịch Quảng Ninh liên tục 'chuyển động', giữ vững vị trí trên bản đồ du lịch Việt Nam

Ngành du lịch Quảng Ninh liên tục 'chuyển động', giữ vững vị trí trên bản đồ du lịch Việt Nam

6 tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về các chỉ tiêu phát triển du lịch. Mục tiêu cả ...

Nông lâm thủy sản xuất siêu hơn 9,4 tỷ USD, đây là 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam

Nông lâm thủy sản xuất siêu hơn 9,4 tỷ USD, đây là 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam

Riêng tháng 7/2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 5,11 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để phát triển đô thị bền vững

Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để phát triển đô thị bền vững

Phát biểu với tư cách diễn giả chính của Diễn đàn toàn cầu về định cư, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất một số ...

Belarus khẳng định duy trì một số liên lạc nhất định với Kiev, ủng hộ vai trò của Trung Quốc và Brazil trong hòa giải xung đột Nga-Ukraine

Belarus khẳng định duy trì một số liên lạc nhất định với Kiev, ủng hộ vai trò của Trung Quốc và Brazil trong hòa giải xung đột Nga-Ukraine

Ngày 26/10, trong cuộc trả lời phỏng vấn đài NTV của Nga, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, Minsk sẽ tiếp tục tạo điều ...

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ...

(theo TTXVN)