Hội thảo được tổ chức nhằm chỉ ra thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam; bối cảnh trong nước và quốc tế đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đạt chuẩn quốc tế; đề xuất nhiều giải pháp đào tạo đạt chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
GS.TS Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên chi hội đào tạo du lịch Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. (Nguồn: baovanhoa) |
Tin liên quan |
Các địa phương giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch và điểm đến hấp dẫn tại VITM Hà Nội 2024 |
Phát biểu tại đây, GS.TS Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên chi hội đào tạo du lịch Việt Nam, đã đưa ra những đánh giá tổng quan về tình hình du lịch Việt Nam với vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn hiện nay.
Theo ông, các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay theo các loại hình sở hữu có: Công lập và ngoài công lập, đầu tư trong nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài; hình thức tổ chức đào tạo chính quy và không chính quy, các hệ ngắn hạn và dài hạn.
Với số lượng các chương trình đào tạo gồm: 55 ngành, 123 chuyên ngành, nghề du lịch và liên quan đến du lịch, hàng năm các cơ sở đào tạo du lịch cho tốt nghiệp ra trường được khoảng 20.000 sinh viên học viên trên khoảng 22.000 học sinh tuyển dụng đầu vào.
Trong đó có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2.100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, khoảng 18.200 học viên hệ trung cấp, ngoài ra còn có khoảng 5.000 sơ cấp và đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng.
Tuy nhiên, vấn đề phát triển nhân lực, đặc biệt nhân lực có chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu của tình hình mới.
Qua khảo sát tại các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay ở nước ta cho thấy một số vấn đề cần quan tâm đó là: chương trình đào tạo chưa thống nhất, mã ngành đào tạo chưa cập nhật, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của xã hội, chưa áp dụng triệt để các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong việc xây dựng chương trình đào tạo.
Ông Đào Mạnh Hùng cho rằng phần lớn các cơ sở đào tạo chưa đưa ra được tiêu chuẩn của đầu ra. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy tại nhiều trường du lịch còn nặng về lý thuyết, coi nhẹ hay lẩn tránh thực hành trong khi việc đào tạo nghề Du lịch cần ưu tiên cho thực hành ở tỉ lệ cao.
Theo PGS.TS Dương Đức Thắng, Trưởng khoa Du lịch (Trường Đại học Công nghệ Đông Á), công tác đào tạo theo phương thức truyền thống hiện không còn phù hợp với tiêu chuẩn, đòi hỏi ngày càng cao của ngành.
Ông nói: “Nhân lực du lịch hiện nay không chỉ thông thạo ngoại ngữ mà còn phải sử dụng tốt công nghệ, các kỹ năng xây dựng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng cao.
Trong khi đó, nhiều sinh viên được đào tạo tại các khoa du lịch khi ra trường thậm chí không cạnh tranh được với những sinh viên học ngoại ngữ do yếu kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài. Đây là thực tế đáng buồn”.
Nêu ra các xu hướng đào tạo ở Việt Nam, PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng hiện nay, chưa có chuẩn mực, tiêu chí về đào tạo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các trường có thể tuân thủ các quy định về kiểm định đào tạo quốc tế với chuẩn mực như mạng lưới các trường đại học ở châu Á, châu Âu.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng thảo luận về hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay, tìm giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong các trường đào tạo nghề du lịch tại Việt Nam, đồng thời cho rằng cần có những chuẩn mực riêng trong đào tạo nhân lực chuẩn quốc tế để các cơ sở đào tạo có định hướng xây dựng phương thức đào tạo phù hợp.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước hiện có 195 cơ sở đào tạo du lịch gồm: 65 trường đại học có các khoa du lịch; 55 trường cao đẳng (có 10 trường cao đẳng chuyên đào tạo du lịch trong đó có 8 trường trực thuộc Bộ VHTTDL); 71 trường trung cấp và 4 trung tâm đào tạo nghề. Có 2 cơ sở đào tạo trực thuộc doanh nghiệp là Trường Cao đẳng nghề khách sạn du lịch quốc tế Imperial đào tạo theo mô hình Hotel college và Trường Trung cấp du lịch - khách sạn Saigontourist của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Cả nước có khoảng trên 2.000 giáo viên, giảng viên du lịch và cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp (giáo viên, giảng viên du lịch chiếm khoảng 73%, cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo chiếm khoảng 27%) và 2.579 đào tạo viên du lịch (đã có chứng chỉ đào tạo của Hội đồng cấp chứng chỉ du lịch Việt Nam). |
| Khai mạc VITM Hà Nội 2024: Du lịch Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi xanh để phát triển bền vững Diễn ra từ ngày 11-14/4, Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội 2024 (VITM Hà Nội 2024) dự kiến sẽ đón trên 3.500 doanh ... |
| TP. Hồ Chí Minh hướng đến phát triển du lịch bền vững Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 5-7/9, với chủ đề ... |
| Các địa phương giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch và điểm đến hấp dẫn tại VITM Hà Nội 2024 Ngày 11/4, nhiều hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch của các địa phương đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du ... |
| Hiến kế chuyển đổi xanh cho ngành Du lịch Việt Nam Ngày 12/4, trong khuôn khổ Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã ... |
| Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ ... |