Nhỏ Bình thường Lớn

Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đây là thời gian cao điểm với điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch.
TIN LIÊN QUAN
tiem an nguy co bung phat benh tay chan mieng soi va sot xuat huyet Quyết liệt “hạ hoả” dịch SXH
tiem an nguy co bung phat benh tay chan mieng soi va sot xuat huyet Dịch bệnh mùa Đông-Xuân diễn biến khó lường

Phát biểu tại buổi lễ triển khai chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết diễn ra sáng 13/10 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích, hiện nay trẻ em, học sinh vừa tựu trường bước vào năm học mới, nguy cơ dịch bệnh bùng phát và lây lan trong trường học, cơ sở giáo dục là rất lớn. Trên thực tế đã xảy ra các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số địa phương nơi có tập trung đông dân cư, gia tăng giao thương, đi lại, ở vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ tiêm chủng còn thấp. 

“Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào, thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cục bộ, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống,” vị lãnh đạo Bộ Y tế chỉ rõ.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, không để bùng phát và lan rộng trong thời gian tới, Bộ Y tế tổ chức “Chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết”.

tiem an nguy co bung phat benh tay chan mieng soi va sot xuat huyet
Phun hóa chất vệ sinh môi trường để phòng nhiều dịch bệnh. (Ảnh: Vietnamplus.vn)

Chiến dịch bao gồm các hoạt động: Thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ như rửa tay bằng xà phòng, lau rửa đồ chơi, dụng cụ của trẻ; thực hành tiêm bổ sung vắcxin phòng sởi - rubella cho trẻ tại Trường mầm non Dịch Vọng Hậu; thăm, kiểm tra các hộ gia đình về thực hành các biện pháp loại trừ ổ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Chiến dịch truyền thông này nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội tích cực tham gia và phối hợp chặt chẽ phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết.

Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống dịch và triển khai tổ chức chiến dịch phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết trên địa bàn toàn tỉnh để tạo hiệu ứng tích cực vận động mọi người dân cùng tham gia. Đây là một hoạt động rất quan trọng để đảm bảo công tác phòng chống dịch được thành công, đặc biệt thể hiện trách nhiệm trong việc vận động đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay trên thế giới và khu vực có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong đó kể đến là bệnh tay chân miệng bùng phát tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong năm 2017 và tiếp tục ghi nhận số mắc cao trong năm 2018. Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết có số mắc cao hàng năm và gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. 

Bệnh sởi vẫn ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó một số quốc gia khu vực châu Âu đã công bố loại trừ nhưng đã ghi nhận trở lại do không duy trì được tỷ lệ bao phủ vaccine sởi.

tiem an nguy co bung phat benh tay chan mieng soi va sot xuat huyet Cả nước có 148.200 ca mắc sốt xuất huyết, 30 người tử vong

Từ đầu năm đến giữa tháng Mười, cả nước ghi nhận 148.261 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong, trong đó ...

tiem an nguy co bung phat benh tay chan mieng soi va sot xuat huyet Hà Nội: 86,6% bệnh nhân sốt xuất huyết đã khỏi

Tính đến ngày 20/8, trên địa bàn Hà Nội có 16.343 (chiếm 86,6%) bệnh nhân sốt xuất huyết đã khỏi bệnh và còn 2.519 bệnh ...

tiem an nguy co bung phat benh tay chan mieng soi va sot xuat huyet Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Người bị sốt xuất huyết nên ăn cháo, súp, đu đủ, uống nước cam, tránh các thực phẩm có dầu và món cay

(theo Vietnamplus.vn)