Tiềm năng còn lâu mới cạn kiệt, kinh tế Trung Quốc bắt kịp Mỹ - xu thế không thể đảo ngược?

Minh Anh
Kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 5% trong năm 2023 - tại sao lại đặt mục tiêu thấp nhất trong hàng chục năm qua, dù tiềm năng phát triển của Bắc Kinh được đánh giá "đang trong giai đoạn giải phóng liên tục, còn lâu mới cạn kiệt"?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tờ Global Times bình luận, năm ngoái, chỉ là do nhiều nguyên nhân tạm thời, mức tăng GDP thực tế của Mỹ mới lớn hơn của Trung Quốc một chút.

Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ một cách tự nhiên?

Kéo dài trong khá nhiều năm qua, dù luôn có những yếu tố bất lợi, nhưng không chỉ tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc vượt Mỹ, mà mức tăng thực tế của nền kinh tế cũng lớn hơn Mỹ.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 3%, cao hơn mức 2,1% của Mỹ, nhưng mức tăng GDP thực tế của Mỹ đã vượt qua Trung Quốc một chút. Washington đã kỳ vọng, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế số 1 thế giới lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc kể từ năm 1976. Bản thân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hai lần đưa ra dự đoán như vậy, nhưng mong muốn đó đã sớm bị “phản biện”.

Tiềm năng còn lâu mới cạn kiệt, Kinh tế Trung Quốc bắt kịp Mỹ - xu thế không thể đảo ngược?
Tiềm năng còn lâu mới cạn kiệt, Kinh tế Trung Quốc bắt kịp Mỹ - xu thế không thể đảo ngược? Trong ảnh: Thượng Hải - Trung tâm Tài chính hàng đầu của Trung Quốc và cũng là điểm đến của đầu tư nước ngoài. (Nguồn: VCG)

Năm nay, người ta lại có lý do để tin, tốc độ tăng trưởng GDP và cả mức tăng thực tế của nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ lại vượt Mỹ, tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ để đuổi kịp nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới về tổng quy mô kinh tế.

Năm 2023, GDP của Trung Quốc dự kiến tăng khoảng 5%, trong khi Mỹ chỉ dự kiến tăng 0,5%, cho thấy một khoảng cách rất lớn. Hơn nữa, khả năng tăng trưởng vượt kỳ vọng của Trung Quốc không chỉ lớn hơn so với Mỹ và 5% rõ ràng là một con số “đáng gờm”.

Tiềm năng phát triển của nền kinh tế Trung Quốc được cựu Tổng biên tập của Global Times Hu Xijin nhận định là “đang trong giai đoạn được giải phóng liên tục, còn lâu mới cạn kiệt, chỉ cần đảm bảo động lực phát triển đủ và mạnh".

Hậu dịch Covid-19, với động thái quyết tâm “tái mở cửa” của Bắc Kinh, nhiều người đã lại sớm tin tưởng, tổng quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong khoảng thập niên tới và chỉ cần nền kinh tế khổng lồ này tập trung phát triển tốt bên trong, kết quả sẽ đạt được một cách tự nhiên.

Ông Hu Xijin cho rằng, những người gần đây nói Trung Quốc sẽ mất hy vọng vượt qua Mỹ về quy mô kinh tế tổng thể, do dân số giảm và sự tách rời với công nghệ là suy nghĩ viển vông. Vị này tin, tình hình cạnh tranh về ý thức hệ cũng sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho quốc gia châu Á. Sáng kiến chiến lược của Bắc Kinh đang và còn tiếp tục có một bước tiến đáng kể và niềm tin xã hội của lực lượng dân đông nhất thế giới cũng sẽ có một bước tiến vượt bậc.

Cựu Tổng biên tập Hu Xijin còn cho rằng, “một khi tổng quy mô kinh tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ trong khoảng một thập niên, dù vẫn còn khoảng cách về sức mạnh tổng thể giữa hai nền kinh tế và hơn nữa, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc mới chỉ bằng 1/4 so với Mỹ, nhưng đó sẽ là một điểm bùng phát quan trọng, để từ đó, nhiều thứ sẽ thay đổi theo những cách mà ngày nay chúng ta có thể không tưởng tượng được".

Tại sao là mục tiêu thấp nhất trong hàng chục năm qua?

Mục tiêu tăng trưởng GDP, cùng với các mục tiêu phát triển kinh tế khác, đã được nêu trong Báo cáo công tác chính phủ do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trình bày vào ngày 5/3 tại Kỳ họp thứ nhất của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIV.

Ông Lý Khắc Cường chia sẻ trong báo cáo công tác chính phủ rằng: "Năm nay, điều cần thiết là ưu tiên ổn định kinh tế và theo đuổi sự phát triển trong khi vẫn đảm bảo ổn định. Các chính sách cần được duy trì nhất quán và có mục tiêu, đồng thời nên được thực hiện theo cách phối hợp hơn để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển chất lượng cao".

Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm 2023. Các chuyên gia phân tích nhấn mạnh, dù mục tiêu này được cho là thấp nhất trong hàng chục năm qua, nhưng điều đó vẫn có nghĩa Trung Quốc sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vì kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ tiếp tục giảm tốc trong năm nay và các nền kinh tế lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang vật lộn với những nguy cơ suy thoái.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu đề ra dù phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ và thách thức từ bên ngoài nhờ nền tảng kinh tế vững chắc và tốc độ phục hồi đang tăng tốc của nước này, cũng như các công cụ chính sách đầy đủ để ngăn chặn nguy cơ và thách thức đó.

Các quan chức và chuyên gia cho rằng, mục tiêu kinh tế này phản ánh niềm tin của các nhà hoạch định chính sách đối với hiệu quả kinh tế của Trung Quốc trong năm nay, vì kinh tế nước này đã phục hồi với tốc độ nhanh hơn dự đoán trong hai tháng sau khi Bắc Kinh tối ưu hóa phản ứng với dịch Covid-19, nhưng nhà chức trách đã xem xét tới các yếu tố bất ngờ tiềm ẩn do tình hình địa chính trị căng thẳng và sự yếu kém của kinh tế toàn cầu.

IMF gần đây đã dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay là 5,2% và tăng trưởng toàn cầu là 2,9%.

Chuyên gia kinh tế Tào Hòa Bình thuộc Đại học Bắc Kinh ủng hộ đánh giá rằng, hiệu quả kinh tế của Trung Quốc rất có thể sẽ vượt mục tiêu của chính phủ do đà tăng trưởng mạnh mẽ của nước này. "GDP của Trung Quốc có thể tăng hơn 6% trong năm 2023 nếu xung đột Nga-Ukraine và chủ nghĩa đơn phương quốc tế không leo thang ở mức độ lớn...

Tuy nhiên, Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng GDP chậm hơn một chút so với mức đó để thể hiện sự nhấn mạnh của họ vào phát triển chất lượng cao và theo đuổi một mô hình tăng trưởng bền vững", ông Tào Hòa Bình nhận xét.

Trong hai tháng đầu năm 2023, kinh tế Trung Quốc hoạt động tốt hơn nhiều so với dự kiến trong các lĩnh vực từ du lịch, giải trí đến sản xuất. Dựa trên sự phục hồi nhanh chóng, các tổ chức toàn cầu đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay.

Trong khi đó, khá cùng quan điểm, Chủ tịch Deloitte Trung Quốc Tưởng Dĩnh cũng đánh giá rằng, báo cáo công tác chính phủ cho thấy, do phải đối mặt với sự không chắc chắn ngày càng tăng ở môi trường bên ngoài và sự phục hồi trong nước còn non trẻ vẫn cần được củng cố, Bắc Kinh muốn thực hiện một cách tiếp cận cân bằng và toàn diện giữa các biện pháp dự phòng ngắn hạn và những chiến lược phát triển trung và dài hạn.

"Mục tiêu ở đây là nâng cao hiệu quả về chất lượng và tăng hợp lý về số lượng. Và mục tiêu tăng trưởng 5% có khả năng thành hiện thực cao", Chủ tịch Deloitte chia sẻ.

Xem xét kỹ những mục tiêu kinh tế trong những lĩnh vực cụ thể, các chuyên gia cho rằng, những mục tiêu kinh tế năm nay phản ánh sự chú trọng của chính sách đối với sự ổn định và phát triển chất lượng cao dựa trên những gì họ coi là những điểm nổi bật trong báo cáo công tác chính phủ năm nay.

Tiêu dùng đã được ưu tiên, với việc Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh trong báo cáo công tác chính phủ rằng, Trung Quốc nên ưu tiên phục hồi và mở rộng tiêu dùng. Các biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước, chẳng hạn như nâng cao thu nhập của nhóm thu nhập trung bình và thấp, thúc đẩy doanh số bán phương tiện năng lượng mới (NEV) và hỗ trợ phát triển lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi có khả năng giải phóng hoàn toàn sức tiêu dùng của người dân từ cả hai phía cung và cầu.

Báo cáo công tác chính phủ coi việc ngăn ngừa và xoa dịu các nguy cơ kinh tế và tài chính lớn là một trong những ưu tiên chính trong năm nay, đồng thời nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi sang phát triển xanh sẽ tiếp tục.

Các chỉ tiêu kinh tế khác cũng được đặt ra cao hơn so với năm ngoái. Ví dụ, tỷ lệ thâm hụt trên GDP của Trung Quốc được dự đoán vào khoảng 3% trong năm 2023, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với năm 2022, điều cho thấy sự kích thích tài khóa tích cực hơn. Chính phủ nước này cũng đặt mục tiêu cao hơn về việc làm, nhằm tạo ra 12 triệu việc làm mới ở đô thị trong năm 2023, so với mục tiêu "hơn 11 triệu việc làm" của năm ngoái.

Giới quan sát nhận định, "những điểm nổi bật này chỉ ra một điều là Bắc Kinh đang tập trung nhiều hơn vào phát triển chất lượng cao, thay vì chỉ theo đuổi các mục tiêu về mặt số lượng".

Và quan trọng là, chỉ cần đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, Trung Quốc vẫn sẽ đóng vai trò là động lực kinh tế lớn của thế giới trong năm 2023, vượt qua hầu hết các nền kinh tế khác. Và đóng góp của nước này vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ quay trở lại mức khoảng 30% trong năm nay.

Giá cà phê hôm nay 7/3/2023: Thị trường tăng giảm trái chiều, áp lực từ nguồn cung; Bộ trưởng Nông nghiệp nói về thương hiệu cà phê Việt?

Giá cà phê hôm nay 7/3/2023: Thị trường tăng giảm trái chiều, áp lực từ nguồn cung; Bộ trưởng Nông nghiệp nói về thương hiệu cà phê Việt?

Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam khoảng 710.000 ha, thu hoạch chỉ khoảng 650.000 ha và chế biến sâu với tỷ lệ rất ...

Áp lực rời khỏi Trung Quốc: Cuộc 'di cư' lớn của doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu?

Áp lực rời khỏi Trung Quốc: Cuộc 'di cư' lớn của doanh nghiệp nước ngoài đã bắt đầu?

Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn khơi mào từ cuộc thương chiến thời cựu Tổng thống Donald Trump, đã lan rộng ra ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

U23 Việt Nam và kỳ tích Thường Châu 2018 có thể lặp lại

Nếu xếp nhì bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với U23 Iraq tại tứ kết, hành trình kỳ diệu ở Thường Châu, Trung Quốc 2018 có thể được ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế của khu vực.
Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn

Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn...
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Đồng loạt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Đồng loạt giảm

Giá xăng dầu hôm nay 23/4, dầu WTI và dầu Brent đều giảm.
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Tiếp tục tăng mạnh; giá ngô và đỗ tương làm thức ăn gia súc giảm

Giá heo hơi hôm nay 23/4: Tiếp tục tăng mạnh; giá ngô và đỗ tương làm thức ăn gia súc giảm

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024, doanh nghiệp xuất khẩu tăng mua trở lại, thị phần tiêu Việt tại Mỹ vượt xa nhà cung cấp khác

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024, doanh nghiệp xuất khẩu tăng mua trở lại, thị phần tiêu Việt tại Mỹ vượt xa nhà cung cấp khác

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Phiên bản di động