Tiến bước vững vàng vì “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia”

Nhân kỷ niệm 50 năm ASEAN hình thành và phát triển, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết chia sẻ tầm nhìn, trải nghiệm và mong mỏi của mình về “mái nhà chung” ASEAN. TG&VN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia ASEAN 50 năm: Tổ chức hợp tác khu vực thành công, bền vững
tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia 50 năm ASEAN: Vượt qua thách thức, tăng cường đoàn kết

Phạm Bình Minh

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao

Năm mươi năm trước, xuất phát từ“mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Á trên tinh thần bình đẳng và đối tác, đóng góp cho hòa bình, tiến bộ ở khu vực” Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chính thức ra đời.

Năm mươi năm chỉ như một “chớp mắt” của lịch sử, song với ASEAN đó là cả một chặng đường dài với bao gian khó nhưng có những mốc son lưu dấu, có những bước lớn mạnh, trưởng thành khi phấn đấu không mệt mỏi hướng tới mục tiêu “một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia”. Việt Nam tự hào là một phần quan trọng trong tiến trình lịch sử ấy với những đóng góp không nhỏ để có một ASEAN ngày hôm nay.

Nửa thế kỷ ASEAN và những mốc son lịch sử

Ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao năm nước Đông Nam Á đã cùng ký vào bản Tuyên bố Băng Cốc, khai sinh ra ASEAN – “Hiệp hội đại diện cho ý chí tập thể của các quốc gia ở Đông Nam Á gắn bó với nhau bởi tình hữu nghị và hợp tác, và thông qua những cống hiến và nỗ lực chung đảm bảo cho nhân dân mình và cho các thế hệ mai sau được hưởng hòa bình, tự do và phồn vinh”. Từ một tổ chức với năm thành viên đầu tiên gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines, ASEAN đã kết nạp thêm Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999), hiện thực hóa giấc mơ về một ASEAN bao gồm cả mười nước Đông Nam Á.

tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hội nghị Cấp cao ASEAN họp lần đầu tiên năm 1976, thể hiện mức độ quan tâm cao hơn và cam kết chính trị mạnh mẽ hơn dành cho hợp tác ASEAN. Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) thành lập năm 1992, là thành quả của 25 năm đầu tiên hợp tác kinh tế ASEAN, đồng thời đặt nền tảng quan trọng xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau này. Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ra đời năm 1994 với tinh thần “thúc đẩy hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở châu Á – Thái Bình Dương” đã khởi đầu cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực.

Năm 2007, ASEAN ghi thêm một mốc son mới đúng dịp kỷ niệm 40 năm thành lập bằng việc ký kết Hiến chương ASEAN. Hiến chương ra đời đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc về chất, đưa ASEAN từ một tổ chức hợp tác khu vực đơn thuần dựa trên các văn kiện chính trị trở thành một thực thể pháp lý. Hiến chương ASEAN cũng là hiện thân cho những giá trị chung của các nước thành viên ASEAN: Mười quốc gia cùng cất chung một lời hát, mười sắc cờ hiện hữu trên lá cờ chung bốn màu xanh, đỏ, trắng, vàng, mười bó lúa đan kết làm nên biểu tượng ASEAN của sự đoàn kết và thịnh vượng. Mười năm qua, Hiến chương ASEAN đã và đang phát huy giá trị, dù đã có lúc những biến động của tình hình thực tế đã đặt ra trở ngại đối với mục tiêu của Hiến chương, nhưng về cơ bản đây vẫn là bản “Hiến pháp” duy nhất, phù hợp với đặc thù và mức độ hợp tác trong ASEAN.

Các nước thành viên ASEAN gần gũi về địa lý, nhưng đa dạng về chế độ chính trị, văn hóa, ngôn ngữ và trình độ phát triển, trải qua những thăng trầm lịch sử với những mục tiêu và vận mệnh chung đã dần dần thu hẹp khoảng cách, hài hòa khác biệt, “tính đa dạng phong phú đã đem lại sức mạnh và nguồn cổ vũ, giúp nhau xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ”. Từ ý tưởng sơ khởi về một cộng đồng ASEAN trong Tuyên bố Hòa hợp Bali II (2003), với thực lực và nền tảng pháp lý đã có, với lộ trình xây dựng cộng đồng (2009-2015) được triển khai hiệu quả, ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời, mở ra một chương mới trong lịch sử của ASEAN, đưa hợp tác ASEAN lên một tầm cao mới.

Năm mươi năm vun đắp một Cộng đồng

Cộng đồng ASEAN 2015 hình thành là kết quả của gần 50 năm hợp tác. Nền tảng vững chắc nhất, cũng là thành tựu lớn nhất chính là bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Cộng đồng chính trị-an ninh gắn kết sâu rộng được xây dựng trên cơ sở những cam kết chính trị, những chuẩn mực ứng xử đã được thiết lập cũng như các nguyên tắc về đồng thuận, không can thiệp công việc nội bộ, pháp quyền, quản trị, liêm chính đã hình thành trong đời sống chính trị ASEAN. Cộng đồng Kinh tế là sự phát triển cao hơn của Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), kế thừa những kết quả liên kết kinh tế nội khối và kết nối với kinh tế toàn cầu, thừa hưởng lợi ích của các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các đối tác. Cộng đồng Kinh tế tạo động lực phát triển cho nền kinh tế các nước thành viên, đem lại cho người dân những cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng cơ hội đầu tư, kinh doanh. Các khuôn khổ, cơ chế và tập quán hợp tác, sẻ chia được hình thành trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội, môi trường đến ứng phó các thách thức như bệnh dịch, ma túy, thiên tai…là các nhân tố định hình cho Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN, đưa Cộng đồng trở thành đại gia đình các dân tộc Đông Nam Á đùm bọc, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng phát triển.

ASEAN cũng phát huy thành quả trong quan hệ đối ngoại, tiếp tục đẩy mạnh  hợp tác với bên ngoài nhằm tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác, đồng thời củng cố và duy trì vai trò trung tâm ở khu vực. Những kết quả hợp tác nghị viện ASEAN và ngoại giao nhân dân góp phần làm phong phú và toàn diện bức tranh tổng thể Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia
Năm mươi năm chỉ như một “chớp mắt” của lịch sử, song với ASEAN đó là cả một chặng đường dài với bao gian khó.

Nhằm định hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo, các Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước, cam kết xây dựng “một Cộng đồng hòa bình, ổn định và tự cường với năng lực được nâng cao để ứng phó hiệu quả với các thách thức”.

Tuy nhiên, ASEAN cũng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, trong đó yếu tố chủ quan là tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động hiệu quả chưa cao, thỏa thuận nhiều song triển khai còn hạn chế, trình độ phát triển kinh tế đa dạng, nhận thức của người dân về ASEAN chưa đủ, lợi ích và ưu tiên của mỗi nước khác nhau. Nhân tố khách quan là tác động không thuận từ cạnh tranh giữa các nước lớn cũng như những biến chuyển nhanh của tình hình khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, trọng trách đặt lên vai các nước thành viên càng thêm nặng. Để có thể tận dụng các cơ hội, ứng phó kịp thời các thách thức, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, tất cả các nước thành viên cần có cam kết chính trị mạnh mẽ hơn nữa, đề cao đoàn kết và liên kết nội khối, triển khai nghiêm túc các chương trình và kế hoạch đặt ra một cách hiệu quả, tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực chung cũng như xử lý hài hòa giữa lợi ích quốc gia và khu vực. Và quan trọng hơn, các thành viên cần tăng cường học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng những thành tựu và kinh nghiệm tốt từ những người anh em để góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, thu ngắn quãng đường đi đến đích, để thực sự “cùng vững vàng tiến bước”, thực sự phát huy ý nghĩa của hai chữ “cộng đồng”.

Việt Nam trong ASEAN – cùng thắp sáng ngọn lửa chung

Là thành viên có dân số lớn thứ 3 và diện tích đứng thứ 4 trong ASEAN, với vị trí địa chiến lược và kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á, Việt Nam có vai trò quan trọng trong ASEAN và được các nước thành viên khác đặt nhiều kỳ vọng. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1995 đánh dấu bước ngoặt lớn đối với khu vực, mở ra một kỷ nguyên mới của hòa bình và hợp tác.

tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia
Việt Nam là một trong hai nước có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN. (Nguồn: thuonggiaonline).

22 năm tham gia ASEAN, dù là thành viên đến sau, trình độ phát triển còn khoảng cách với nhiều nước, nhưng Việt Nam luôn thể hiện thiện chí và nỗ lực, nhiệt huyết và trách nhiệm, đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của ASEAN. Đó là nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy kết nạp các nước Đông Nam Á còn lại để hình thành ASEAN-10. Đó là vai trò tích cực của Việt Nam trong xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN. Đó là dấu ấn Việt Nam trong các sự kiện lớn như Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998), đảm nhiệm tốt nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2000-2001 và hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 với những kết quả to lớn và thực chất (như mở rộng Cấp cao Đông Á bao gồm tất cả các nước lớn ở khu vực, thành lập cơ chế Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Mở rộng…).

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất ổn, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, Việt Nam luôn khẳng định tiếng nói của tinh thần đoàn kết, thống nhất và nâng cao ý thức trách nhiệm chung nhằm ứng phó hiệu quả với các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.

Từ khi Cộng đồng ASEAN hình thành cuối năm 2015, Việt Nam đã và đang cùng các thành viên ASEAN tích cực triển khai xây dựng Cộng đồng, thực hiện nghiêm túc các cam kết và đề xuất sáng kiến trong nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong hai nước có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, đảm nhận thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN với Trung Quốc (2009-2012), EU (2012-2015), Ấn Độ (2015-2018).

Tham gia ASEAN đã mang đến nhiều lợi ích và cơ hội để Việt Nam từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, nâng cao thực lực và cải cách trong nước, phát huy vai trò và vị thế của một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã đóng góp vào thành quả của ASEAN với tâm thế cùng thắp sáng ngọn lửa chung, nỗ lực không ngừng nghỉ vì các mục tiêu của cả Cộng đồng.

Từ Tầm nhìn đến Hành động: Việt Nam chung sức xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh

Cộng đồng ASEAN được vun đắp từ thành quả của 50 năm hợp tác ASEAN, nhưng mới ở giai đoạn non trẻ ban đầu trong tiến trình phát triển thành một Cộng đồng “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm xã hội; hoạt động dựa trên luật lệ; hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”. Trước nhiệm vụ lớn, vận hội lớn cùng thách thức lớn của Cộng đồng, mỗi quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, cần xác định vai trò và trách nhiệm của mình để cùng nhau vững vàng tiến bước tới đích cuối cùng.

tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia
Là một thành viên chủ động, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN. (Nguồn: thuonggiaonline).

Để đi được chặng đường dài cần hoàn thành những mục tiêu ngắn. Trên cơ sở những mục tiêu và kế hoạch chung ASEAN đã xác định trong Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch tổng thể trên 3 Trụ cột cộng đồng, với thế và lực mới, Việt Nam tiếp tục tham gia hợp tác ASEAN trên mọi lĩnh vực với mức độ và phạm vi sâu rộng hơn các giai đoạn trước đó.

Là một thành viên chủ động, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, nhất là trong việc duy trì hòa bình, an ninh phục vụ phát triển của khu vực; đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên như hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), công nghệ sáng tạo số, nông nghiệp, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển; chủ động xây dựng các kế hoạch hành động, đề xuất sáng kiến, dự án khả thi liên quan đến nâng cao chất lượng sống của người dân như an sinh xã hội, giáo dục, lao động, bảo vệ môi trường. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác thực chất giữa ASEAN với các đối tác lớn, phát huy vai trò của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong quan hệ với các quốc gia, tổ chức trên thế giới.

Là một thành viên tích cực, Việt Nam đã và đang thúc đẩy “văn hóa thực thi” trong ASEAN, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, tăng cường hợp tác thực tiễn để ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, gắn kết giữa các cơ chế ASEAN có vai trò dẫn dắt ở khu vực (như EAS, ARF, ADMM+,…); thực hiện đầy đủ các cam kết trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhất là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, giao thông vận tải, liên kết kinh tế thông qua các FTA hiện có cũng như thúc đẩy nâng cấp các FTA ở khu vực; tích cực triển khai Kế hoạch tổng thể của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN và các chương trình hợp tác chuyên ngành, ưu tiên các lĩnh vực y tế, du lịch, văn hóa, bình đẳng giới, và tuyên truyền nâng cao nhận thức về Cộng đồng ASEAN.

ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam, là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, đoàn kết thống nhất và giữ vai trò trung tâm ở khu vực, một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, phồn vinh và vì người dân sẽ góp phần bảo đảm những lợi ích lâu dài của các quốc gia thành viên cũng như toàn thể người dân trong khu vực. ASEAN ngày nay đã là mái nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á, với nền móng chắc chắn và những trụ cột vững vàng. Với quyết tâm“đảm bảo sự phát triển bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai, đặt hạnh phúc, đời sống và phúc lợi của nhân dân ở vị trí trung tâm của tiến trình xây dựng cộng đồng”, chúng ta tin tưởng Cộng đồng ASEAN sẽ phát triển bền vững và thịnh vượng.

tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia Điều gì khiến ASEAN dễ bị tổn hại?

Mới đây, Cựu Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã có bài viết đăng trên Nikkei Asian Review, trong đó phân tích khá chi tiết ...

tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia Việt Nam, một trong những nền kinh tế năng động nhất của ASEAN

Đây là nhận định của Đại sứ Singapore tại Pháp Zainal Arif Mantaha nhân sự kiện “Ngày Gia đình ASEAN” được tổ chức ngày 29/7, ...

tien buoc vung vang vi mot tam nhin mot ban sac mot cong dong dum boc va se chia AEC: Vì lợi ích của doanh nghiệp

Việt Nam đang ở đâu trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và làm sao để doanh nghiệp Việt tận dụng được cơ hội từ AEC?

Bài viết cùng chủ đề

50 năm thành lập ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động