Tiền của châu Âu không đủ 'xoa dịu' thị trường năng lượng, khủng hoảng kéo dài đến bao giờ?

Việt An
Tình trạng bất ổn trên thị trường năng lượng sẽ còn kéo dài do nhiều yếu tố như xung đột địa chính trị đang diễn ra, sự nóng lên toàn cầu và biến động tỷ giá hối đoái. Bức tranh thị trường năng lượng quốc tế có thể được định hình lại trong năm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tiền của châu Âu không đủ 'xoa dịu' thị trường năng lượng, khủng hoảng kéo dài đến bao giờ?
Thị trường năng lượng đối diện với tương lai không chắc chắn. Các bồn chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại một nhà ga ở Đông Nam nước Anh. (Nguồn: CNN)

Năm 2022, châu Âu đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, thiếu hụt nhiên liệu trầm trọng, nhiều doanh nghiệp đóng cửa và kinh tế suy thoái. Nhờ điều chỉnh chính sách năng lượng trong nước, các quốc gia bị ảnh hưởng đã có dấu hiệu hồi phục.

Quy mô và độ phức tạp chưa từng có

Trong Báo cáo triển vọng năng lượng thế giới 2022, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, thế giới đang ở giữa cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đầu tiên - một cú sốc về quy mô và mức độ phức tạp chưa từng có. Do nguồn cung bị thắt chặt, giá năng lượng quốc tế đã biến động mạnh từ năm ngoái.

Khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine leo thang trong năm 2022, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga - nhà sản xuất và xuất khẩu năng lượng lớn trên thế giới. Vì vậy, nguồn cung năng lượng thế giới đã bị gián đoạn và khiến giá nhiên liệu bị đẩy lên cao.

Báo cáo từ Viện nghiên cứu kinh tế Bruegel (Bỉ) được công bố vào tháng 9/2022 cho thấy, giá bán buôn điện và khí đốt đã tăng từ 5-15 lần kể từ đầu năm 2021 tại nhiều nước châu Âu. Chi phí để chính phủ các nước bù lại mức tăng giá điện và khí đốt trước khi thị trường tìm thấy điểm cân bằng mới với giá thấp hơn, là khoảng 1.000 tỷ Euro (1.070 tỷ USD).

Dư địa của khoản ngân sách “xoa dịu” ảnh hưởng của giá năng lượng tăng mạnh đối với người tiêu dùng bị hạn chế, do các khoản nợ công hiện có và mức độ tăng của giá nhiên liệu.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã phô bày sự mong manh của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vì xung đột Nga-Ukraine, nguồn cung khí đốt đi qua các đường ống dẫn khí từ Nga sụt giảm mạnh, các nước châu Âu đã tăng cường nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhưng lại không có đủ kho chứa nhiên liệu này.

Bên ngoài châu Âu, một phản ứng dây chuyền trên toàn thế giới đang diễn ra. Ấn Độ nhập khẩu lượng than cao kỷ lục. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đang xem xét khôi phục lại điện hạt nhân. Các quốc gia đang phát triển và kém phát triển phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu giờ phải cạnh tranh với các nước phát triển để mua nhiên liệu với giá cao.

Ngược lại, các nhà xuất khẩu năng lượng của Mỹ đã thu được lợi nhuận khổng lồ và các quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên cao, chẳng hạn như ở Bắc Phi, đang cố gắng tăng xuất khẩu khí đốt.

Chờ đón đợt tăng giá mới

Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA nhận định, trong năm nay, chênh lệch cung cầu khí đốt của châu Âu được dự kiến lên tới 27 tỷ m³. Khối lượng thiếu hụt này chiếm khoảng 6,8% nhu cầu sử dụng khí đốt tự nhiên của châu Âu năm 2023.

Tại Báo cáo thị trường dầu mỏ vào tháng 12/2022, IEA dự báo, quý III/2023 sẽ chứng kiến tình trạng thiếu hụt dầu thô nghiêm trọng và có thể lại có một đợt tăng giá mới.

Còn theo Báo cáo triển vọng năng lượng năm 2023, công ty phân tích năng lượng và hàng hoá S&P Global Commodity Insights (Mỹ) nhận định rằng mặc dù giá khí đốt tự nhiên, than đá và dầu thô dự kiến sẽ giảm trong năm 2023, song thị trường năng lượng và khí đốt ở châu Âu có thể bị thắt chặt hơn vào năm 2023.

Thị trường năng lượng gây dựng 50 năm bị

Thị trường năng lượng gây dựng 50 năm bị 'thổi bay', 'khách sộp' có giúp Nga cứu vãn?

Tin liên quan

Với giá khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ vẫn ở mức tương đối cao so với trung bình của nhiều năm, nhiều khả năng các chính phủ sẽ đặt trọng tâm vào cải cách cơ cấu thị trường điện của châu Âu để làm suy yếu mối liên hệ giữa giá khí đốt và giá điện trong năm 2023.

Những năm tới, nguồn cung năng lượng toàn cầu sẽ còn bấp bênh hơn, tình trạng thiếu hụt nhiên liệu ngắn hạn sẽ thường xuyên xảy ra.

Nga có thể vẫn bị hạn chế sản xuất và xuất khẩu dầu thô và khí đốt. Vì mục tiêu trung hoà carbon, các nước sẽ ít đầu tư vào khai thác nhiên liệu hóa thạch hơn mà chuyển sang phát triển năng lượng tái tạo.

Chi phí năng lượng cao có thể khiến các lĩnh vực thâm dụng nhiên liệu ở các nước châu Âu phải thu hẹp sản xuất, đóng cửa nhà máy hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất.

Ông Oliver Falck, giám đốc Trung tâm công nghiệp và công nghệ mới của Viện nghiên cứu kinh tế Ifo (Đức), cho rằng, giá năng lượng vẫn cao như hiện nay trong thời gian dài có thể khiến một số ngành công nghiệp rời khỏi Đức.

Sẽ có bước ngặt lịch sử?

Các chuyên gia cho biết, giá nhiên liệu cao sẽ buộc châu Âu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và chuyển sang sử dụng nhiều năng lượng xanh hơn, tuy nhiên các nỗ lực có thể không giải quyết được tình trạng nguy cấp trước mắt.

Tháng 5/2022, Ủy ban Châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên REPower EU, nhằm giúp Liên minh châu Âu (EU) thoát năng lượng của Nga từ năm 2027.

Kế hoạch trên tìm cách giúp các nước chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Moscow, sau khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine bằng cách đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo, giảm lượng khí thải nhà kính trong quá trình này.

Là một phần của kế hoạch REPowerEU, châu Âu tuyên bố sẽ đầu tư 210 tỷ Euro trước năm 2027 cho quá trình chuyển đổi xanh, bao gồm đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và tăng tốc triển khai năng lượng tái tạo để thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Kế hoạch cũng đề xuất tăng mục tiêu hiệu quả năng lượng từ 9% lên 13% và tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ của EU từ 40% lên 45% vào năm 2030.

Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu là động lực để các nước triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo với tăng trưởng công suất năng lượng tái tạo trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi từ năm 2022-2027.

Nguồn năng lượng từ gió và Mặt Trời được dự đoán sẽ chiếm 90% công suất năng lượng tái tạo trong 5 năm tới.

Ông Birol cho rằng, đây là một ví dụ rõ ràng về việc cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể trở thành một bước ngoặt lịch sử hướng tới một hệ thống năng lượng sạch hơn và an toàn hơn.

Mặc dù giá nhiên liệu tăng cao có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, nhưng một số chuyên gia lo ngại, cuộc khủng hoảng hiện nay có thể khiến một số quốc gia phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống nhiều hơn.

Tờ The Economist nhận định, năm 2023, hầu hết các quốc gia sẽ phát triển cả năng lượng hóa thạch và năng lượng mới để giải quyết cú sốc năng lượng.

Trong ngắn hạn, các nước sẽ chấp nhận đầu tư vào khai thác nhiên liệu truyền thống để đảm bảo sự ổn định năng lượng.

Về lâu dài, các quốc gia sẽ áp dụng chính sách công nghiệp do nhà nước dẫn dắt nhằm nỗ lực đẩy nhanh quá trình xây dựng các dự án năng lượng tái tạo.

Khủng hoảng năng lượng: Thoát khỏi ‘vòng kim cô’ khí đốt Nga, chông gai vẫn rải đầy con đường phía trước

Khủng hoảng năng lượng: Thoát khỏi ‘vòng kim cô’ khí đốt Nga, chông gai vẫn rải đầy con đường phía trước

Thế giới không chỉ phụ thuộc khí đốt Nga, vậy nếu thoát khỏi “vòng kim cô” đó, triển vọng năng lượng toàn cầu cho năm ...

Khí đốt qua 'con đường duy nhất' từ Nga đến EU bị cắt giảm, chuyên gia nói về điều khiến châu Âu phải 'trả giá đắt'

Khí đốt qua 'con đường duy nhất' từ Nga đến EU bị cắt giảm, chuyên gia nói về điều khiến châu Âu phải 'trả giá đắt'

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga hiện cắt giảm 23% khối lượng vận chuyển khí đốt hàng ngày tới Liên minh châu ...

Thị trường năng lượng gây dựng 50 năm bị 'thổi bay', 'khách sộp' có giúp Nga cứu vãn?

Thị trường năng lượng gây dựng 50 năm bị 'thổi bay', 'khách sộp' có giúp Nga cứu vãn?

Trên trang Bloomberg, chuyên gia về dầu mỏ Julian Lee nhận định, Nga đã dành gần 50 năm để xây dựng thị trường năng lượng ...

Hướng đi mới của Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng; Vì đâu khí đốt Nga sang EU thấp kỷ lục?

Hướng đi mới của Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng; Vì đâu khí đốt Nga sang EU thấp kỷ lục?

Báo Vedomosti ngày 31/1 cho biết, lượng khí đốt mà Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) ...

Khủng hoảng năng lượng: Động thái lạ của ‘nhà giàu’ Trung Đông về giá dầu - bất tuân quy luật?

Khủng hoảng năng lượng: Động thái lạ của ‘nhà giàu’ Trung Đông về giá dầu - bất tuân quy luật?

Tại sao các nhà sản xuất dầu mỏ Trung Đông liên tục giảm giá dầu trong khi nhu cầu năng lượng của Trung Quốc - ...

(theo Tân Hoa xã)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Tin vui cho người dân khi 3 quy định mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ 1/1/2025

Tin vui cho người dân khi 3 quy định mới về bảo hiểm y tế được áp dụng từ 1/1/2025

Một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) được áp dụng từ 1/1/2025 tạo thuận lợi cho người dân.
10 kết quả tiêu biểu của ngành Xây dựng năm 2024

10 kết quả tiêu biểu của ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra và đạt được ...
Đội tuyển Việt Nam chọn sân Việt Trì nếu vào chung kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam chọn sân Việt Trì nếu vào chung kết ASEAN Cup 2024

VFF gần như đã thống nhất tiếp tục chọn sân Việt Trì nếu ĐT Việt Nam vào chung kết ASEAN Cup 2024.
Tổng thống Belarus: Cơ hội dành cho mọi trẻ em, lấy 'việc học là tất cả'

Tổng thống Belarus: Cơ hội dành cho mọi trẻ em, lấy 'việc học là tất cả'

Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko tham dự một sự kiện từ thiện dành cho trẻ em tại thủ đô Minsk vào ngày 27/12.
Lý do tuyển Việt Nam không đá chung kết ở sân Mỹ Đình

Lý do tuyển Việt Nam không đá chung kết ở sân Mỹ Đình

Tuyển Việt Nam nếu đi tiếp sẽ đá trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) trên sân Việt Trì (Phú Thọ) thay vì SVĐ quốc gia Mỹ ...
Trung Quốc - Iran đạt đồng thuận quan trọng về Trung Đông, liệu tình hình có được cải thiện?

Trung Quốc - Iran đạt đồng thuận quan trọng về Trung Đông, liệu tình hình có được cải thiện?

Ngoại trưởng Vương Nghị và người đồng cấp Iran nhất trí rằng khu vực Trung Đông không nên trở thành đấu trường cạnh tranh địa chính trị giữa các nước ...
10 kết quả tiêu biểu của ngành Xây dựng năm 2024

10 kết quả tiêu biểu của ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê khẳng định vai trò tiên phong

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê khẳng định vai trò tiên phong

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong gần 80 năm qua.
Tiến bước vững vàng, viết lên trang sử mới của ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê

Tiến bước vững vàng, viết lên trang sử mới của ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê

Sáng 28/12, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Giá xăng dầu hôm nay 28/12: Leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/12: Leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/12, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu tăng hơn 1%, ghi nhận mức tăng hằng tuần với khối lượng giao dịch thấp.
Giá heo hơi hôm nay 28/12: Giá heo miền Bắc tiếp đà giảm, người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay 28/12: Giá heo miền Bắc tiếp đà giảm, người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi

Giá heo hơi hôm nay biến động không đồng nhất tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 64.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024: Giá trong nước đi lên, nhu cầu phục hồi, thị phần tiêu Việt Nam tại EU tăng

Giá tiêu hôm nay 28/12/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 - 146.000 đồng/kg.
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ nhưng vẫn đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động