Các đại biểu tham dự Hội thảo góp ý dự thảo bộ tiêu chí đánh giá tác động môi trường-xã hội tại các khu bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. |
Hội thảo do Hội Luật quốc tế Việt Nam phối hợp với Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế (Bộ Ngoại giao) và Quỹ thúc đẩy sáng kiến tư pháp (EU-JULE JIFF) phối hợp tổ chức.
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Nguyễn Thị Hoàng Anh, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam, nguyên Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao cho biết, trong những năm qua, việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đặt mục tiêu xây dựng nền công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.
Chính vì vậy, Dự án “Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá tác động môi trường và xã hội tại các khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học” nhằm tìm ra những giải pháp kịp thời giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học và được thực hiện tại 4 địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình và Hoà Bình.
Đại sứ Nguyễn Thị Hoàng Anh, Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam, nguyên Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phát biểu tại Hội thảo. |
Đến nay, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tại các địa phương trên và thực hiện nhiều hội thảo góp ý cho dự thảo và trở thành diễn đàn cho những quan tâm chia sẻ thông tin, ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện nghiên cứu.
Đại diện Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, bà Lê Đức Hạnh đánh giá cao đánh giá cao sáng kiến của Hội Luật quốc tế đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo bộ tiêu chí đánh giá tác động môi trường-xã hội tại các khu bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.
Bà Lê Đức Hạnh cho biết, Bộ Ngoại giao đóng vai trò là cơ quan chủ quản, luôn theo sát mọi hoạt động của Hội, hỗ trợ và sát cánh với Hội. Sau hơn 6 năm hoạt động hiệu quả, cho đến nay, Hội đã mở rộng phạm vi hoạt động trên cả nước với gần 500 hội viên là các luật gia làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp. Hội đã quy tụ được các hội viên là những luật gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật nói chung và luật quốc tế nói riêng.
Kể từ những ngày đầu thành lập, Hội đã trở thành một diễn đàn để chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy sự phát triển của Luật quốc tế, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước. Hội cũng luôn xác định rõ một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Hội là: “Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến và thực hành Luật quốc tế tại Việt Nam”.
Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, bà Lê Đức Hạnh phát biểu tại Hội thảo. |
Tham dự hội thảo, các đại biểu có cơ hội tiếp cận với các quy định của các điều ước quốc tế và thực tiễn quốc tế hiệu quả nhất liên quan đến bảo vệ đa đạng sinh học và trách nhiệm đánh giá tác động môi trường; trong đó có những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã tham gia như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Công ước toàn cầu về đa dạng sinh học (CBD), Công ước Ramsar về các vùng ngập nước, Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới… và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. Các điều ước quốc tế này cũng là những nguồn để hình thành tiêu chí pháp luật khi thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội.
Bà Lê Đức Hạnh tin tưởng, hội thảo sẽ thu được nhiều ý kiến đóng góp từ và qua đó, nâng cao nhận thức và kiến thức về Dự thảo các nội dung cơ bản của Bộ Tiêu chí đánh giá; đồng thời có thể cùng nhau đưa ra một Bộ tiêu chí đánh giá tác động môi trường - xã hội tại các khu bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên hoàn thiện hơn.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các tiêu chí pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đánh giá về tác động môi trường đối với những dự án có ảnh hưởng tới các khu bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.
Đồng thời, thảo luận những vấn đề vướng mắc, khó khăn về đối với công tác xây dựng và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với những dự án có ảnh hưởng tới các khu bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.
Không chỉ vậy, các đại biểu đã có những chia sẻ nhận thức về các tiêu chí, yêu cầu pháp luật đối với công tác đánh giá tác động môi trường đối với những dự án có ảnh hưởng tới các khu bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.
| Chuyên gia: Tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông có ý nghĩa đối với thế giới Ngày 18/11, Viện Á-Phi thuộc Đại học Hamburg (Đức) tổ chức hội thảo quốc tế về các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ... |
| Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Báo Thế giới và Việt Nam xin trân trọng ... |
| Hội thảo góp ý dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá tác động môi trường và xã hội tại các khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học Ngày 2/12 tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL) phối hợp với Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế ... |
| Việt Nam đánh giá cao vai trò của AMF và EAMF trong thúc đẩy hợp tác biển ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác Trong hai ngày 6-7/12, Diễn đàn biển ASEAN (AMF) lần thứ 12 và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF) lần thứ 10 đã diễn ... |
| Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 Sáng 8/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức “Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc ... |