Ngày 9/8, Mỹ, Anh và Canada đồng loạt tuyên bố áp trừng phạt nhằm vào hàng loạt quan chức, thực thể của Belarus trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế. (Nguồn: Belarus in focus) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga-Mỹ: Washington áp trừng phạt mới; Moscow hành động dựa trên thực tế
Ngày 9/8, Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 3 tổ chức của Nga với cáo buộc phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nga coi cách tiếp cận này là "không thể chấp nhận và về cơ bản mâu thuẫn với 'tinh thần Geneva', cũng như nỗ lực ổn định quan hệ giữa hai nước”.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẽ không đóng cửa đối thoại với Mỹ và sẽ duy trì liên lạc.
Bà Zakharova nói: "Có nhiều đề xuất, tuyên bố và ý định, nhưng tiếc là không đi đến đâu ngoài lời nói. Vì vậy, chúng tôi sẽ đánh giá và hành động dựa trên những bước đi thực tế của phía Mỹ".
Theo đó, Nga sẽ "đáp trả những bước đi không thân thiện mà Mỹ đang thực hiện với Moscow, nhưng đồng thời luôn phản ứng tích cực đối với những bước đi mang tính xây dựng". (TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
Bị Mỹ áp trừng phạt, Nga gay gắt: 'Không bằng chứng, kiêu ngạo, không thể chấp nhận được' |
Belarus: Các nước liên thủ áp trừng phạt Belarus, Lithuania chưa chịu 'buông tha'
Ngày 9/8, Mỹ, Anh và Canada đồng loạt tuyên bố áp trừng phạt nhằm vào hàng loạt quan chức, thực thể của Belarus trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Lithuania tuyên bố, nước này cũng sẽ tìm cách mở rộng các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Belarus.
Trên mạng xã hội Twitter, Bộ Ngoại giao Lithuania nêu rõ: "Chúng tôi hoan nghênh các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ, Anh và Canada đối với chính quyền của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Chúng tôi đang phối hợp với các đồng minh để trợ giúp nhiều hơn cho người dân Belarus".
Trong khi đó, Tổng thống Lukashenko khẳng định, ông đang mời các quốc gia phương Tây vào bàn đàm phán thay vì gia tăng cuộc chiến trừng phạt, đồng thời sẵn sàng xem xét ân xá cho hàng chục đối thủ chính trị bị tống giam. (Reuters, AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ, Anh, Canada 'liên thủ' tung đòn dồn dập vào Belarus, Tổng thống Lukashenko vội nói điều này |
Nga-Anh: Moscow áp trừng phạt, London phản ứng
Ngày 9/8, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số đại diện của Anh nhằm đáp trả những biện pháp trước đó của London nhằm vào Moscow, theo đó, cấm một số công dân Anh nhập cảnh Nga.
Phản ứng trước động thái này, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố, London lấy làm tiếc về quyết định của Moscow.
Người phát ngôn trên nói: "Đây là quyết định vô căn cứ và đáng tiếc. Quyết định này trái ngược với tiến trình lập luận cẩn thận và minh bạch mà Anh sử dụng để áp dặt các biện pháp trừng phạt chống tham nhũng và vi phạm nhân quyền". (Sputnik, Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Nga tuyên bố trả đũa Anh |
Nga-Nhật Bản: Biểu tình trước Đại sứ quán Nga tại Nhật Bản
Ngày 9/8, hàng chục nhà hoạt động Nhật Bản tập trung trước Đại sứ quán Nga tại Tokyo nhân kỷ niệm ngày Liên Xô tham gia cuộc chiến chống quân phiệt Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, đây là hành động khiêu khích được giới chức Nhật Bản ngầm cho phép và thể hiện Tokyo "tiếp tục cố gắng phớt lờ những kết quả được quốc tế công nhận của Thế chiến II, cũng như việc không sẵn lòng đưa ra đánh giá khách quan về quá khứ”.
Nhật Bản hiện chưa lên tiếng về vụ việc. (TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
Biểu tình trước Đại sứ quán Nga tại Nhật Bản, Moscow đổ lỗi Tokyo có liên quan |
Trung Quốc-Canada: Ottawa chỉ trích Bắc Kinh vụ công dân bị 'kết án tử'
Ngày 10/8, Tòa án tối cao tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã bác đơn kháng cáo của Robert Schellenberg, công dân Canada bị kết án tử hình vì tội buôn lậu ma túy, bị Bắc Kinh bắt giữ vào tháng 12/2014.
Đại sứ Canada tại Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích phán quyết trên của tòa và kêu gọi lòng khoan dung của Trung Quốc.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Canada Marc Garneau tuyên bố, Ottawa chỉ trích phán quyết của tòa án Trung Quốc, đồng thời sẽ tiếp tục thảo luận với các quan chức Trung Quốc ở cấp cao nhất để khoan hồng cho ông Schellenberg. (Sputnik, Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
'Biến' mới trong quan hệ Canada-Trung Quốc |
Trung Quốc-Lithuania: Trung Quốc triệu hồi đại sứ, yêu cầu Lithuania làm tương tự
Ngày 10/8, Trung Quốc đề nghị Lithuania rút đại sứ nước này tại Bắc Kinh sau khi quốc gia Baltic thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho phép Đài Loan mở một văn phòng đại diện.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ: “Chúng tôi hối thúc phía Lithuania ngay lập tức sửa đổi quyết định sai trái, thực hiện các biện pháp cụ thể để khắc phục thiệt hại và không mắc thêm sai lầm”.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ triệu hồi đại sứ tại Lithuania.
TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc làm căng, yêu cầu một quốc gia EU rút đại sứ ở Bắc Kinh |
Bán đảo Triều Tiên: Sau cáo buộc 'phản bội', Triều Tiên 'bặt tăm'
Sáng 10/8, bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, lên án Hàn Quốc và Mỹ vì tiếp tục xúc tiến các cuộc tập trận chung, đồng thời bày tỏ vô cùng lấy làm tiếc trước "hành động phản bội của chính quyền Hàn Quốc".
Chỉ vài giờ sau, vào chiều 10/8, Triều Tiên không trả lời các cuộc gọi hàng ngày của Hàn Quốc thông qua các đường dây nóng liên lạc và quân sự giữa 2 bên.
Trước đó, giới chức Bộ Thống nhất và Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, các đường dây liên lạc liên Triều, bao gồm các đường dây nóng và các kênh quân sự ở khu vực biên giới phía Đông và phía Tây, vẫn hoạt động bình thường trong sáng 10/8. (Yonhap)
TIN LIÊN QUAN | |
Bị Mỹ-Hàn phớt lờ cảnh cáo, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ trích 'hành động phản bội' |
Tình hình Afghanistan:
Nga, Trung Quốc, Mỹ tham gia đàm phán hoà bình ở Qatar
Ngày 9/8, Bộ Ngoại giao Qatar thông báo, nước này sẽ tổ chức một cuộc họp dưới hình thức ba bên (troika) mở rộng về Afghanistan vào ngày 10/8 với sự tham gia của các nước Nga, Trung Quốc, Mỹ và Pakistan.
Cùng ngày, Phái viên Mỹ về Afghanistan Zalmay Khalilzad đã lên đường tới Qatar để tham gia cuộc đàm phán này.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: "Trong cuộc đàm phán, đại diện của các nước ở trong và khu vực cũng như từ các tổ chức đa phương sẽ hối thúc giảm bạo lực cũng như đạt được một lệnh ngừng bắn và cam kết không công nhận một chính quyền được thành lập bằng vũ lực". (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Tình hình Afghanistan: Khi khói súng phủ bóng tương lai |
Taiban 'rình rập' thành phố lớn nhất mìền Bắc, Ấn Độ vội sơ tán dân
Ngày 10/8, một nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ cho biết, nước này sẽ tạm thời đóng cửa lãnh sự quán ở thành phố Mazar-e-Sharif, miền Bắc Afghanistan, trong bối cảnh Taliban tuyên bố phát động một cuộc tấn công tại đó.
Nước này cũng sắp xếp chuyến bay sơ tán cho công dân Ấn Độ ở trong và xung quanh Mazar-e-Sharif trở về nước, dự kiến khởi hành vào tối cùng ngày.
Một chỉ huy lực lượng thân chính phủ tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ Mazar-e-Sharif, thành phố lớn nhất ở miền Bắc này.
Theo hãng tin Reuters, tại thị trấn Aibak, thủ phủ tỉnh Samangan trên tuyến đường chính giữa thủ đô Kabul và thành phố Mazar-e-Sharif, người dân địa phương cho biết, các tay súng Taliban đang tiến vào các tòa nhà chính quyền địa phương, trong khi các lực lượng an ninh dường như đã rút khỏi thị trấn. (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Tình hình Afghanistan: Ấn Độ đóng cửa lãnh sự quán, sơ tán nhân viên ngoại giao |
Vụ tấn công tàu chở dầu ngoài khơi Oman: Iran tìm đến Liên hợp quốc, Mỹ cam kết trừng phạt
Iran đã gửi đề nghị yêu cầu Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) vào cuộc điều tra các vụ tấn công mới đây nhằm vào nhiều tàu chở dầu trên Vịnh Oman mà Mỹ, Israel và một số quốc gia phương Tây cáo buộc Tehran đứng sau.
Trong khi đó, tại cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tái cam kết trừng phạt Iran liên quan vụ việc, đồng thời nhấn mạnh, thế giới không thể cho phép Tehran “không bị trừng phạt”. (Reuters, Urdupoint)
TIN LIÊN QUAN | |
Vụ tấn công tàu chở dầu ngoài khơi Oman: Iran 'hết chịu nổi', đề nghị LHQ vào cuộc; Mỹ khẳng định trừng phạt Tehran |
Iraq chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh khu vực Trung Đông
Ngày 9/8, Văn phòng Thủ tướng Iraq thông báo, Baghdad sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh khu vực vào cuối tháng 8 này, với sự tham dự của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhưng chưa ấn định thời điểm.
Theo thông báo, Iraq đã gửi lời mời tới Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Quốc vương Salman của Saudi Arabia, trong khi chưa chắc chắn khả năng tham dự của tân Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Iraq đang nỗ lực trở thành trung gian hòa giải giữa các quốc gia Arab và Iran. Hồi tháng 4, Baghdad cũng đã đăng cai tổ chức các cuộc hội đàm giữa hai cường quốc kình địch tại khu vực là Iran và Saudi Arabia. (AFP)
| Cập nhật Covid-19 ngày 10/8: Delta chưa đi Lambda đã tới, 'song kiếm' hoành hành ở Mỹ; số ca mắc ở Trung Quốc cao nhất trong 7 tháng Theo trang thống kê Worldometers, đến nay toàn cầu ghi nhận hơn 204,1 triệu người nhiễm Covid-19, trong đó có hơn gần 4,32 triệu ca ... |
| Tin thế giới 9/8: Tổng thống Belarus nói gì vụ vận động viên đào tẩu? Tham vọng của Ukraine với Mỹ; Trung Quốc và Nga 'phô' tầm cao mới Vụ vận động viên Belarus đào tẩu, các cuộc tập trận chung Nga-Trung, Mỹ-Hàn, quan hệ Mỹ-Ukraine, tình hình Afghanistan, Dòng chảy phương Bắc 2, ... |