Triển vọng các cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn chưa rõ ràng. (Nguồn: TASS) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga-Ukraine: Moscow dội gáo nước lạnh vào Kiev, nói Mỹ chỉ cần điều này từ Ukraine
Ngày 11/10, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev có bài báo đăng trên tờ
đối với Moscow và tạo ra cái được gọi là 'sự chống Nga'".
bởi "phương Tây chỉ lợi dụng Kiev để tạo ra liên minh bài Nga".
Ông Medvedev nhận định, Nga cần chờ đợi một "bộ máy lãnh đạo lành mạnh" tại Ukraine được thành lập, quan tâm tới việc xây dựng quan hệ công bằng và đôi bên cùng có lợi với Moscow.
Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, triển vọng các cuộc tiếp xúc giữa Moscow và Kiev ở cấp cao nhất chưa rõ ràng vì "thể thức cũng như tình trạng của các thỏa thuận trước đây vẫn không thay đổi, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần tuyên bố sẵn sàng có các cuộc gặp". (TASS)
Trung chuyển khí đốt ở châu Âu: Trung Quốc bảo vệ Nga
EU không tin xảy ra Polexit
Ngày 11/10, Ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội khối thuộc Ủy ban châu Âu (EC) Thierry Breton cho biết, ông không tin sẽ xảy ra "Polexit" (Ba Lan rời khỏi EU) sau khi Tòa án Hiến pháp Ba Lan ra phán quyết rằng, một số phần của luật EU không phù hợp với hiến pháp nước này.
Phát biểu trên Đài phát thanh France Inter, ông Breton nêu rõ: "Chúng tôi đang đợi quyết định bằng văn bản và sau đó chúng tôi sẽ phân tích nó. Tôi không tin sẽ xảy ra Polexit. Hơn 100.000 người Ba Lan ngày 10/10 đã tuần hành để thể hiện sự ủng hộ tư cách thành viên EU".
Trước đó, ngày 9/10, Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định, nước này sẽ tiếp tục tôn trọng và thực thi đầy đủ luật của EU.
Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định, nước này muốn ở lại EU. (Reuters)
Nếu EU càng mạnh, NATO sẽ càng mạnh?
Ngày 10/10, trang web chính thức của cơ quan đối ngoại của EU đăng bài viết của Đại diện cấp cao Josep Borrell có tiêu đề: "Châu Âu không thể trở thành kẻ đứng ngoài cuộc trên thế giới. Chúng ta cần một la bàn chiến lược".
Theo đại diện cấp cao EU Joseph Borrell, khối này "nên tránh tranh cãi và chia rẽ" về câu hỏi nên tăng cường năng lực an ninh của riêng châu Âu hay trong NATO, mà "cần làm cả hai".
Quan chức cấp cao EU nêu rõ: "EU trở nên càng mạnh, NATO sẽ càng mạnh".
Ông Borrell cũng tiết lộ các thông tin ban đầu về Chiến lược La bàn mới của EU, vốn sẽ vạch ra chiến lược quốc phòng và an ninh châu Âu cho tới 2030, đồng thời cho hay, sắp tới, ông sẽ tới Mỹ gặp mặt Ngoại trưởng nước chủ nhà Antony Blinken bàn về vấn đề này. (Europa)
Siết tình thân, Serbia cảm ơn Nga, tuyên bố không gia nhập NATO
Ngày 10/10, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã tiếp Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại thủ đô Belgrade, đồng thời gửi lời cảm ơn Moscow vì những đóng góp đối với an ninh năng lượng của quốc gia Balkan.
Cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Serbia Aleksandar Vulin cho biết: "Miễn là chính quyền vẫn do Tổng thống Vucic dẫn dắt và tôi vẫn ở trong các cấu trúc an ninh thì Serbia sẽ không trở thành một quốc gia thành viên NATO. Chúng tôi sẽ vẫn tuân thủ chặt chẽ việc duy trì tính trung lập quân sự của chúng tôi".
Quan chức cấp cao này nhấn mạnh: "Serbia sẽ không bao giờ ủng hộ các lệnh trừng phạt của Nga hay sự quá khích bài Nga". (Sputnik)
Israel tuyên bố sẽ giữ Cao nguyên Golan, tập trận gần Gaza
Ngày 11/10, Thủ tướng Israel Naftali Bennett tuyên bố sẽ giữ Cao nguyên Golan, khu vực mà nước này đã chiếm đóng từ Syria trong cuộc chiến tranh năm 1967, ngay cả khi những quan điểm quốc tế về Damascus thay đổi.
Phát biểu tại Hội nghị về tương lai của Cao nguyên Golan do tờ Makor Rishon tổ chức, ông Bennett cho rằng, cuộc nội chiến ở Syria đã “thuyết phục nhiều quốc gia trên thế giới rằng có lẽ nên để khu vực chiến lược và đẹp đẽ này trong tay Nhà nước Israel".
Cho rằng "ngay cả khi tình hình thế giới thay đổi liên quan Syria hoặc Tổng thống nước này Bashar al-Assad", ông Bennett khẳng định, "điều này không liên quan Cao nguyên Golan, nó vẫn là của Israel".
Trong một tin khác, cùng ngày, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo tiến hành một cuộc tập trận từ sáng ở gần biên giới với Dải Gaza nhằm mục đích "duy trì năng lực và tính cảnh giác cho các binh sĩ".
Theo IDF, cuộc tập trận này đã được lên kế hoạch từ trước và trong thời gian diễn ra sẽ có nhiều tiếng nổ cũng như xe quân sự hoạt động tại khu vực này. (Reuters)
Mỹ và lời hứa với Taliban, phong trào hồi giáo gửi lời tới thế giới
Theo AFP, ngày 10/10, đại diện của Taliban cho biết, cuộc đàm phán giữa họ và Mỹ ở Doha, Qatar đã đạt được kết quả tốt đẹp, theo đó, Washington đồng ý viện trợ nhân đạo cho Kabul.
Tuy nhiên, phía Mỹ nhấn mạnh, viện trợ không đồng nghĩa với việc chính thức công nhận chính quyền của Taliban ở Afghanistan, đồng thời đề nghị Taliban cho phép công dân Mỹ và những công dân khác có nguyện vọng rời quốc gia Tây Nam Á.
Người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen cho biết, Ngoại trưởng của chính quyền Taliban đã cam kết với phía Mỹ rằng, phong trào này sẽ không để các phần tử cực đoan sử dụng lãnh thổ Afghanistan để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào quốc gia khác.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 11/10, đại diện Taliban Zabihullahd Mujahid cho biết, lực lượng này đang nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, trong đó có Nga.
Ông Mujahid cũng cho biết, lực lượng này đang nỗ lực nối lại các chuyến bay quốc tế từ sân bay Kabul, song để làm được điều này, phải có một tổ chức vận hành đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn tại sân bay và trên máy bay theo quy định quốc tế. (AFP, TASS)
Đức-Israel bất đồng về vấn đề Iran và Palestine
Ngày 10/10, trong khuôn khổ chuyến thăm cuối cùng tới Israel trên cương vị Thủ tướng Đức, phát biểu trong một cuộc họp đặc biệt với nội các Israel, bà Angela Merkel khẳng định: “Vấn đề an ninh của Israel sẽ luôn có tầm quan trọng trung tâm và là chủ đề trung tâm của mọi chính phủ ở Đức”.
Nhà lãnh đạo Đức khẳng định, quan hệ giữa nước này và Israel không chỉ liên quan những vấn đề trong quá khứ, mà tới cả tầm nhìn hướng tới tương lai giữa hai nước.
Trong cuộc họp báo cùng ông Bennett sau đó, nhà lãnh đạo Đức đã có bất đồng liên quan chương trình hạt nhân Iran và vấn đề thiết lập nhà nước Palestine.
Bà Merkel cho biết, Đức vẫn giữ cam kết khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran, đồng thời không thay đổi quan điểm rằng một giải pháp hai nhà nước là biện pháp tốt nhất để chấm dứt cuộc xung đột Israel-Palestine.
Hai quan điểm này đều vấp phải sự phản đối của phía Israel. (Reuters)
Ấn Độ-Trung Quốc đổ lỗi cho nhau vì đàm phán thất bại
Ngày 10/10, giới chức quân sự Ấn Độ và Trung Quốc đã tham gia vòng đàm phán thứ 13 nhằm giải quyết tranh chấp ở khu vực biên giới Himalaya rộng lớn, tuy nhiên, cuộc hội đàm không đạt được tiến triển. Cả hai nước đều lên tiếng đổ lỗi cho nhau về thất bại của vòng đàm phán này.
Ấn Độ cho hay, nước này đã đưa ra những đề xuất mang tính xây dựng song phía Trung Quốc không tán thành và cũng không nêu ra bất cứ đề xuất tiến bộ nào"
Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng, "phía Ấn Độ tiếp tục khăng khăng đưa ra những yêu cầu không hợp lý và không thực tế, khiến các cuộc đàm phán trở nên khó khăn hơn". (Reuters)
Nga-Mỹ: Quan chức Mỹ nằm trong danh sách đen được gỡ trừng phạt, chuẩn bị sang Moscow
Bà , sau khi Washington có hành động tương tự với một công dân Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Nuland dự kiến có mặt Moscow từ ngày 11-13/10. (TASS)
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tập trận tại biển Nhật Bản
Ngày 11/10, Cơ quan Báo chí Quân khu miền Đông Nga thông báo, 2 tàu của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Nga gồm tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Varyag và tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs đã tham gia các cuộc diễn tập ở biển Nhật Bản.
Hai tàu trên đã thực hiện 10 vụ phóng tên lửa là một phần của đợt kiểm tra cuối cùng trong giai đoạn huấn luyện chiến đấu mùa Hè. Tuy nhiên, thông báo không nêu cụ thể thời gian diễn tập. (TASS)
Thủ tướng mới của Áo tuyên thệ nhậm chức
Ngày 11/10, ông Alexander Schallenberg đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Áo, thay thế ông Sebastian Kurz đã từ chức liên quan các cáo buộc về tham nhũng.
Lễ nhậm chức diễn ra tại Văn phòng Tổng thống Alexander Van der Bellen. Tham dự sự kiện này còn có ông Michael Linhart, người vừa được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Áo thay thế ông Schallenberg. Cũng giống người tiền nhiệm, ông Linhart là một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng làm Đại sứ Áo tại Pháp.
Trong khi đó, cựu Thủ tướng Áo Sebastian Kurz vẫn sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch đảng Nhân dân của Áo (ÖVP). (Reuters)