Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm' tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Nhất Phong
Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 12/11: Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết tiếp tục ‘bơm tiền’ cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc gia tăng sức ép ở B
Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio làm ngoại trưởng. (Nguồn: Getty Images)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc: Ôtô lao vào đám đông khiến hàng chục người thiệt mạng: Truyền thông Trung Quốc ngày 12/11 đưa tin, 35 người đã thiệt mạng và 43 người khác bị thương sau khi một chiếc ô tô lao vào một nhóm người bên ngoài một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải, miền Nam Trung Quốc tối 11/11.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết nước này sẽ tiến hành điều tra vụ tai nạn và giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, đảm bảo an ninh xã hội.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hối thúc các cơ quan và chính quyền địa phương nỗ lực hết sức để đảm bảo an toàn cho đời sống của người dân và ổn định xã hội. (Reuters)

Tin liên quan
Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025 Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

*Trung-Nga cam kết tăng cường hợp tác trước các thách thức: Tại cuộc gặp Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu ở Bắc Kinh ngày 12/11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh rằng hai nước cần tăng cường đoàn kết và hợp tác để bảo vệ các lợi ích chung trước các thách thức từ bên ngoài.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị khẳng định sẵn sàng thúc đẩy trao đổi và phối hợp chặt chẽ, cũng như tăng cường hợp tác đa phương với Nga. (Reuters)

*Ấn Độ và Nga ký thỏa thuận hợp tác sản xuất vũ khí phòng không: Ngày 11/11, Ấn Độ đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir, nâng cao năng lực phòng không của quân đội Ấn Độ. Biên bản ghi nhớ (MoU) này được ký kết giữa Bharat Dynamics Limited (BDL) và Công ty Rosoboronexport, thuộc Tập đoàn Rostec của Nga, trong khuôn khổ cuộc họp lần thứ năm của Nhóm Ủy ban liên Chính phủ Ấn Độ-Nga (IRIGC) tại Goa.

Hệ thống phòng không Pantsir là một nền tảng đa năng, có khả năng bảo vệ các cơ sở quân sự và hạ tầng quan trọng khỏi các mối đe dọa trên không, đồng thời củng cố khả năng phòng thủ của các đơn vị phòng không. (AFP)

*Trung Quốc ra mắt trực thăng chống ngầm hiện đại bậc nhất thế giới: Tại triển lãm hàng không Chu Hải ngày 12/11, quân đội Trung Quốc đã giới thiệu trực thăng Z-20 cải tiến với phiên bản hải quân vũ trang Z-20J, được các chuyên gia đánh giá có thể tác động lớn đến tác chiến chống ngầm của nước này.

Theo các nhà phân tích, Z-20 với thiết kế tương tự trực thăng UH-60 Black Hawk của Mỹ - sẽ giúp khắc phục điểm yếu trong khả năng tự vệ chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. Báo cáo của Lầu Năm Góc tháng 10/2023 cho biết phiên bản Z-20F sẽ mang lại cải tiến đáng kể so với các mẫu trực thăng nhỏ hơn mà quân đội Trung Quốc đang vận hành.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London (Anh), hiện Trung Quốc đã triển khai 15 chiếc Z-20 cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. (Reuters)

*Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga: Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 12/11 đưa tin, Triều Tiên đã phê chuẩn "Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên và Liên bang Nga", thành sắc lệnh của Chủ tịch CHDCND Triều Tiên vào ngày 11/11/2024.

Theo KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết hiệp ước trên tại Bình Nhưỡng vào ngày 19/6/2024. Hiệp ước này sẽ có hiệu lực từ ngày hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn.

Động thái của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh lo ngại gia tăng về việc Bình Nhưỡng điều quân tới Nga. KCNA nhấn mạnh, hiệp ước trên có điều khoản cam kết hai nước sẽ hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấn công. (Yonhap/KCNA)

*Philippines tố Trung Quốc gia tăng sức ép ở Biển Đông: Trong cuộc gặp người đồng cấp Australia tại Canberra ngày 12/11, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro cho biết Trung Quốc đang tăng cường sức ép buộc Manila từ bỏ các quyền chủ quyền ở Biển Đông.

Cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng Australia-Philippines này là lần thứ năm kể từ tháng 8/2023, phản ánh mối quan hệ an ninh ngày càng chặt chẽ giữa hai nước vốn cùng quan ngại về hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp với Philippines và các nước Đông Nam Á khác.

Sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 9/2023, Australia và Philippines đã tổ chức các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không đầu tiên ở Biển Đông. Philippines cũng lần đầu tham gia các cuộc tập trận quân sự tại Australia trong năm nay. (Reuters)

Châu Âu

*Đức ấn định thời điểm bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội: Một nguồn tin ngày 12/11 cho biết Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội vào ngày 16/12. Động thái này sẽ mở đường cho các cuộc bầu cử sớm, sau sự sụp đổ của liên minh cầm quyền ba bên hồi tuần trước.

Trong khi đó, báo Handelsblatt dẫn các nguồn tin từ phe đối lập cho biết các cuộc bầu cử sớm ở Đức có thể diễn ra trong ngày 23/2/2025. Quyết định về ngày bầu cử sớm sẽ do Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đưa ra. (Reuters/ Sputniknews)

*EU cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine: Bà Kaja Kallas, người vừa được chọn giữ chức Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/11 khẳng định EU sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine về quân sự, tài chính và nhân đạo "cho đến khi cần" trong xung đột với Nga.

Cựu Thủ tướng Estonia, 47 tuổi, nhấn mạnh cần có "lộ trình rõ ràng" để Ukraine gia nhập EU, đồng thời cảnh báo cuộc chiến hiện nay liên quan đến an ninh và các nguyên tắc của châu Âu.

Theo thống kê của Viện nghiên cứu Kiel (Đức), EU đã viện trợ khoảng 125 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi năm 2022, trong khi Mỹ cung cấp khoảng 90 tỷ USD. (AFP)

*Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV xâm phạm lãnh thổ: Ngày 12/11, Bộ Ngoại giao Moldova đã triệu Đại sứ Nga để trao công hàm phản đối việc 2 thiết bị bay không người lái (UAV) của Nga rơi xuống lãnh thổ nước này hôm 10/11.

Đây không phải lần đầu tiên UAV Nga bay lạc vào không phận Moldova trong quá trình tấn công các mục tiêu ở Ukraine. (Reuters)

*Tàu khu trục của Nga tập trận ở eo biển Manche: Ngày 12/11, Hạm đội phương Bắc của Nga thông báo tàu khu trục Đô đốc Golovko đã hoàn thành hải trình qua eo biển Manche và hiện đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở Đại Tây Dương.

Trong hải trình đi qua eo biển Manche, thủy thủ đoàn của khinh hạm Nga đã tiến hành các nội dung diễn tập đảm bảo phòng không và phòng thủ chống ngầm cho một đội tàu, cũng như một số buổi huấn luyện để tiến hành các hoạt động cứu hộ bằng máy bay trên boong - trực thăng Ka-27.

Chuyến đi đường dài của tàu Đô đốc Golovko bắt đầu vào ngày 2/11, khởi hành từ căn cứ chính của Hạm đội phương Bắc tại Severomorsk. (Sputniknews)

*EU chuẩn bị chi hàng tỷ USD cho quân sự: Tờ Financial Times đưa tin Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị giải ngân hàng tỷ euro từ ngân sách - vốn dự định để giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng kinh tế - để chi cho quốc phòng và an ninh.

Theo tờ báo, 392 tỷ euro (418 tỷ USD) đã được phân bổ để giảm bất bình đẳng kinh tế trong kế hoạch ngân sách EU hiện tại cho giai đoạn 2021-2027, trong đó chưa đến 5% đã được chi trong gần 4 năm qua.

Trước khi được bổ nhiệm làm Ủy viên châu Âu về Quốc phòng và Không gian vào tháng 9, nhà lập pháp EU Andrius Kubilius cho biết EU nên phát triển ngành công nghiệp quốc phòng riêng do thực tế là Mỹ sẽ tập trung đối đầu với Trung Quốc trong những thập kỷ tới. (Sputniknews)

Trung Đông – châu Phi

*Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran sẽ tổ chức vòng đàm phán mới về Syria: Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/11 ra tuyên bố chung sau các cuộc đàm phán cho biết 3 nước này đã nhất trí tổ chức vòng đàm phán Astana tiếp theo về Syria vào nửa đầu năm 2025.

Tuyên bố chung có đoạn: “Chúng tôi nhất trí tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 23 về Syria tại Astana vào nửa đầu năm 2025". (Sputniknews)

*Iran xây "đường hầm phòng thủ" đầu tiên ở thủ đô Tehran: Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim ngày 12/11 đưa tin Iran đang xây dựng một "đường hầm phòng thủ" tại thủ đô Tehran.

Đường hầm nói trên, nằm gần trung tâm thành phố, sẽ nối một ga tàu điện ngầm của Tehran với bệnh viện Imam Khomeini, qua đó tạo ra lối đi ngầm trực tiếp đến cơ sở y tế này. Đây là dự án đường hầm đầu tiên được xây dựng với mục đích phòng thủ tại Iran.

Động thái này diễn ra sau các cuộc không kích của Israel vào các cơ sở quân sự gần Tehran và miền Tây Iran hồi tháng trước, đáp trả vụ Iran tấn công Israel hôm 1/10. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

*Pháp phản đối Israel xâm phạm khu đất tại Jerusalem: Bộ Ngoại giao Pháp ngày 12/11 triệu phái viên Israel sau vụ lực lượng an ninh nước này xâm nhập trái phép vào khu đất do Pháp quản lý tại Jerusalem hôm 7/11.

Sự việc xảy ra khi hai nhân viên an ninh Pháp có quy chế ngoại giao bị tạm giữ tại khu vực Nhà thờ Pater Noster trên Núi Ô liu - một trong 4 địa điểm do Pháp quản lý tại Jerusalem.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot khẳng định sẽ không dung thứ cho việc lực lượng vũ trang Israel xâm nhập trái phép vào các khu vực này trong tương lai.

Quan hệ Pháp-Israel đã xấu đi sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí tấn công được sử dụng tại Dải Gaza cho Israel. Mới đây, Pháp cũng cấm các công ty Israel tham gia trưng bày tại một cuộc triển lãm quốc phòng tại Paris. (Reuters)

*Iran xem xét khả năng đàm phán trực tiếp với Mỹ: Người phát ngôn Chính phủ Iran Fatemeh Mohajerani ngày 12/11 cho biết nước này sẽ theo đuổi "bất cứ điều gì đảm bảo lợi ích quốc gia", khi được hỏi về khả năng đàm phán trực tiếp với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tương lai.

Bà Mohajerani nhấn mạnh chiến dịch "gây sức ép tối đa" của ông Trump trước đây đã thất bại, mặc dù gây tổn thất lớn cho người dân Iran. Cựu Tổng thống Mỹ từng đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran vào năm 2018.

Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Washington và Tehran về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân dưới thời Tổng thống Joe Biden hiện đang bế tắc. (Reuters)

*Tân Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố tiếp tục tấn công tổng lực Hezbollah: Ngày 12/11, tân Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz khẳng định trên mạng xã hội rằng nước này sẽ không chấp nhận lệnh ngừng bắn ở Lebanon và sẽ tiếp tục tấn công tổng lực vào phong trào Hồi giáo Hezbollah.

Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc họp của ông Katz với các quan chức quân sự Israel. (Al Jazeera)

*Nga-Iran thiết lập "cầu nối" tài chính: Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng giữa hai nước vào ngày 11/11, cho phép người dân Iran sử dụng thẻ ngân hàng tại các máy ATM ở Nga.

Bước tiến này đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia, nhằm đơn giản hóa giao dịch tài chính cho du khách hai nước trong bối cảnh cả Iran và Nga đều đang chịu các lệnh trừng phạt quốc tế.

Dự kiến đến cuối năm nay, giai đoạn hai của dự án sẽ được triển khai, cho phép du khách Nga sử dụng thẻ tại các máy ATM ở Iran. Giai đoạn cuối cùng sẽ mở rộng dịch vụ, cho phép du khách Iran thanh toán mua sắm tại Nga bằng thẻ Shetab. (Al Jazeera)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Ông Trump chọn Ngoại trưởng và Bộ trưởng An ninh Nội địa: Kênh truyền hình CNN dẫn hai nguồn tin ngày 12/11 cho biết Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn bà Kristi Noem, Thống đốc bang Nam Dakota, làm Bộ trưởng An ninh Nội địa.

Trước đó, theo New York Times tối 11/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm ngoại trưởng trong chính quyền mới của Mỹ.

Trong quá khứ, ông Rubio tạo tiếng tăm trong chính sách đối ngoại với tư cách là một người chỉ trích mạnh mẽ Cuba và các đồng minh cánh tả của nước này ở Mỹ Latinh, đặc biệt là Venezuela.

Sau chiến thắng vượt trội với đối thủ đảng Dân chủ Kamala Harris trong cuộc bầu cử ngày 5/1, ông Donald Trump bắt đầu hình thành nội các chính phủ với vị trí Chánh văn phòng Nhà Trắng. (Reuters/AFP)

*Haiti có Thủ tướng mới: Hội đồng chuyển tiếp (CPT) của Haiti đã chính thức phế truất Thủ tướng Garry Conille vào ngày 10/11, chỉ sau 5 tháng ông nắm quyền. Doanh nhân Alix Didier Fils-Aimé, cựu ứng cử viên Thượng viện dưới sự ủng hộ của đảng chính trị Verite, được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới. Lễ nhậm chức của ông diễn ra vào ngày 11/11 (giờ địa phương) và chính phủ mới sẽ được thành lập ngay sau đó.

Haiti hiện đang trong tình trạng thiếu cơ quan lập pháp, khi không tổ chức bầu cử kể từ năm 2016. Tình hình bạo lực băng đảng tại thủ đô Port-au-Prince đang ngày càng tồi tệ, với các băng nhóm tội phạm kiểm soát khoảng 80% diện tích thành phố. Từ ngày 17/10, hơn 4.200 người đã phải rời bỏ nhà cửa và nhiều người đang lánh nạn tại các trường học, nhà thờ và trung tâm y tế. Tình trạng bạo lực đã khiến khoảng 700.000 người phải di dời và hơn 5 triệu người đối mặt với nạn đói. (AFP)

Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?

Ông Donald Trump 'chọn mặt gửi vàng', bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?

Mới đây, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt cái tên mới mà ông sẽ bổ nhiệm vào đội ...

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh ...

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Điều được dự báo nhưng không trông đợi đã diễn ra. Rạng sáng ngày 26/10, Israel tiến hành đòn tập kích hỏa lực đường không ...

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu ...

Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước 'nở rộ'

Triều Tiên hành động sau cái gật đầu của Nga, tình thân hai nước 'nở rộ'

Mới đây, mối quan hệ Nga-Triều Tiên đã chính thức tiến thêm một bước mới, trong bối cảnh tình chính trị và an ninh quốc ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động