Tin thế giới 12/9: Ukraine bác đề xuất hòa bình của Trung Quốc, Mỹ chuyển vũ khí chống ngầm cho Ấn Độ, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Nhất Phong
Nga-Trung tập trận bắn đạn thật ở Biển Nhật Bản, Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga, Indonesia xua đuổi 5 tàu cá Trung Quốc, Ukraine bác đề xuất hòa bình của Trung Quốc và Brazil, Nga nhận lô tiêm kích tối tân mới… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 12/9: Mỹ cung cấp vũ khí chống ngầm cho Ấn Độ, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, Chủ tịch Trung Quốc sắp thăm Nga,  Tàu chiến Mỹ
Hải quân Mỹ ngày 12/9 thông báo lực lượng này đã tập trận cùng các tàu chiến Italy trong tuần này ở Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Chủ tịch Trung Quốc sắp thăm Nga: Ngày 12/9, Ngoại trưởng Vương Nghị thông báo Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga vào tháng tới. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại St.Petersburg, ông Vương Nghị cho biết Chủ tịch Tập "rất vui mừng" nhận lời mời tham dự hội nghị.

Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga và Trung Quốc cùng bảo vệ "các nguyên tắc của một trật tự thế giới dân chủ công bằng dựa trên luật pháp quốc tế, chủ quyền và bình đẳng". Ông cho rằng lập trường này nhận được sự ủng hộ từ đa số các quốc gia Nam bán cầu - chiếm đa số trên thế giới.

Nhà lãnh đạo Nga đánh giá cao "mối quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược" giữa hai nước, đồng thời nhắc đến sự kiện kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Trung sẽ diễn ra vào ngày 2/10 tới. (Sputnik)

Tin liên quan
Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo

*Mỹ cung cấp vũ khí chống ngầm cho Ấn Độ: Mỹ đã quyết định bán phao sonar chống ngầm trị giá 52,8 triệu USD cho Ấn Độ, nhằm tăng cường năng lực tác chiến chống tàu ngầm của nước này.

Theo Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ, thương vụ này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng đối phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phê duyệt thương vụ này vào ngày 23/8.

Mỹ kỳ vọng thương vụ này sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và mục tiêu an ninh quốc gia của nước này bằng cách củng cố quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn Độ. Đồng thời, góp phần duy trì ổn định chính trị, hòa bình và phát triển kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Nam Á. (AFP)

*Indonesia đuổi 5 tàu cá Trung Quốc neo đậu trái phép: Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla) vừa xua đuổi 5 tàu cá Trung Quốc neo đậu trái phép ở vùng biển Tanjung Berakit, Batam.

Ngày 12/9, Đại tá Rudi Endratmoko, Chỉ huy tàu KN Tanjung Datu-301, xác nhận Hệ thống giao thông tàu thuyền (VTS) Batam trước đó một ngày đã phát hiện 5 tàu cá treo cờ Trung Quốc đang neo đậu cách Tanjung Berakit 40 km về phía bắc. Đại tá Rudi Endratmoko cho biết: "Chúng tôi đã liên lạc nhưng không nhận được phản hồi từ các tàu. Họ neo đậu mà không có giấy phép từ văn phòng quản lý cảng".

Theo Đại tá Rudi Endratmoko, các tàu cá này có thể đang chờ nhập cảnh vào Singapore, để đảm bảo an toàn, tàu KN Tanjung Datu-301 đã tiến hành xua đuổi các tàu neo đậu trái phép ra khỏi vùng biển Batam. (Strait Times)

*Hàn Quốc phê duyệt xây dựng 2 lò hạt nhân mới: Ngày 12/9, Hàn Quốc đã phê duyệt xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới ở bờ biển phía đông nước này.

Mỗi lò phản ứng có công suất 1,4 gigawatt và dự kiến được xây dựng vào năm 2033. Quyết định này đã đảo ngược chính sách chống hạt nhân của chính quyền trước đây dưới thời Tổng thống Moon Jae In - theo đó đặt mục tiêu đưa Hàn Quốc hoàn toàn không có hạt nhân vào năm 2084. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên tuyên bố phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật bằng công nghệ dẫn đường mới

*Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn: Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên sáng 12/9 đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía vùng biển phía Đông nước này. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc chưa cung cấp thêm chi tiết và cho biết họ đang tiến hành phân tích vụ phóng. Lần gần đây nhất Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo là vào ngày 1/7.

Chính phủ Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối mạnh mẽ tới Triều Tiên liên quan đến vụ phóng tên lửa và coi những hành động như vậy là mối đe dọa đối với an ninh khu vực.

Trong tuyên bố ngày 12/9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết "Những hành động đang diễn ra của Triều Tiên, bao gồm cả các vụ phóng tên lửa, gây ra mối đe dọa đến hòa bình và an ninh của Nhật Bản, khu vực và cộng đồng quốc tế. (Sputnik News)

*Tàu chiến Mỹ, Italy tập trận chung ở Biển Đông: Hải quân Mỹ ngày 12/9 thông báo lực lượng này đã tập trận cùng các tàu chiến Italy trong tuần này ở Biển Đông, đây là lần thứ 3 hai đồng minh này phối hợp với nhau ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong năm nay.

Theo thông cáo báo chí từ Hạm đội 7 của Mỹ, cuộc tập trận này diễn ra từ ngày 8-11/9 và có sự tham gia của tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Russell của Mỹ, một máy bay P-8A Poseidon của Australia cùng tàu sân bay ITS Cavour, khinh hạm ITS Alpino và tàu chiến đa năng ITS Raimondo Montecuccoli của Hải quân Italy.

Trong cuộc tập trận, các tàu và máy bay đã thực hành tác chiến chống tàu ngầm, chiến thuật chung, tác chiến mặt nước và các kịch bản chỉ huy và kiểm soát. (SCMP)

*Nga-Trung tập trận bắn đạn thật ở Biển Nhật Bản: Ngày 12/9, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Hải quân Nga và Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật chống các mục tiêu trên biển và trên không tại Biển Nhật Bản, trong khuôn khổ cuộc diễn tập chiến lược "Ocean-2024".

Theo thông báo, đội tàu chiến hỗn hợp gồm các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thực hành nhiều chiến thuật phòng thủ khác nhau tại khu vực trung tâm Biển Nhật Bản.

Đội tàu chiến hỗn hợp của Nga bao gồm các tàu hộ tống "Gromky", "Sovershenny", "Anh hùng Liên bang Nga Aldar Tsydenzhapov" và các tàu hỗ trợ của Hạm đội Thái Bình Dương. Phía Trung Quốc điều động các tàu khu trục "Tây Ninh" và "Vô Tích", khinh hạm Lâm Nghi và tàu tiếp tế Thái Hồ tham gia. (TASS/Sputnik)

Châu Âu

*Ukraine bác bỏ đề xuất hòa bình Trung Quốc-Brazil: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên tiếng chỉ trích gay gắt đề xuất hòa bình của Trung Quốc và Brazil, gọi đó là "phá hoại" và chỉ mang tính "tuyên bố chính trị".

Trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Metropoles công bố hôm 11/9, ông Zelensky đặt câu hỏi về tính hợp lệ của đề xuất này. Ông nhấn mạnh rằng sáng kiến được đưa ra mà không hề tham khảo ý kiến Ukraine: "Làm sao có thể đưa ra đề xuất 'đây là sáng kiến của chúng tôi' mà không hỏi ý kiến chúng tôi?". (Reuters/Metropoles)

*Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga: Tờ Guardian ngày 11/9 đưa tin Chính phủ Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Theo tờ Guardian, chưa biết chính xác khi nào Anh sẽ đưa ra công bố chính thức, nhưng chắc chắn sẽ không vào ngày 13/9 , trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Washington.

Ngoài ra, nguồn tin này chỉ ra rằng chuyến thăm chung của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy tới Kiev ngày 11/9 đã không diễn ra “nếu không có quyết định chấp thuận liên quan đến việc sử dụng Storm Shadow". Storm Shadow là tên lửa hành trình có tầm bắn khoảng 560 km. (AFP)

*Nga hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô chiến lược: Tại cuộc họp Nội các ngày 11/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị Thủ tướng Mikhail Mishustin xem xét hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô chiến lược, như urani, titan và nikel, cho thị trường nước ngoài nếu biện pháp này không gây bất lợi cho Moscow.

Đây được xem như phản ứng "bất đối xứng" để đáp trả lời đe dọa của Washington cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga.

Mỹ hiện là khách hàng lâu năm mua urani làm giàu và titan của Nga. Trong năm ngoái, Nga đã bán cho Mỹ lượng urani trị giá 1,9 tỷ USD, nhiều hơn năm 2023. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ chi tiếp 717 triệu USD cho Ukraine, cùng Anh tuyên bố ủng hộ Kiev cho đến khi chiến thắng

*Nga nhận lô tiêm kích Su-57 và Su-35S mới: Ngày 12/9, Tổng công ty chế tạo máy bay thống nhất (UAC, thành viên Rostec) đã bàn giao cho lực lượng Hàng không vũ trụ Nga lô máy bay chiến đấu Su-57 và Su-35S mới. Đây là đợt chuyển giao Su-57 đầu tiên trong năm nay cho quân đội.

Tiêm kích Su-57 của các lô tiếp theo đang ở các công đoạn hoàn thiện khác nhau, còn Su-35S đang chuẩn bị xuất xưởng.

Tổng Giám đốc UAC Yury Slyusar cho biết: “Số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 phiên chế cho lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đang tăng lên hàng năm. Ngày nay tổ hợp hàng không thế hệ thứ 5 đầy hứa hẹn Su-57 là loại máy bay tiền tuyến hiện đại nhất ở Nga”. (Sputnik)

*Moscow tố Mỹ giao nhiệm vụ cho Ukraine tấn công dân thường Nga: Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng Chính phủ Mỹ đã giao nhiệm vụ cho Kiev tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào dân thường Nga.

Theo ông Antonov: "Rõ ràng là các cuộc tấn công khủng bố bằng hàng trăm thiết bị bay không người lái (UAV) vào cơ sở hạ tầng dân sự ở vùng ngoại ô Moscow sẽ không còn là sự kiện đơn lẻ nữa. Kiev đang được giao nhiệm vụ tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào dân thường Nga, các thành phố và làng mạc của chúng tôi. Không ai cố gắng che giấu - ngay cả ở cấp cao nhất tại Nhà Trắng - về việc dữ liệu tình báo đã và đang được chuyển từ Mỹ đến Kiev". (TASS)

Trung Đông-châu Phi

*Trung Quốc và UAE tăng cường hợp tác song phương: Ngày 12/9, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan đã hội đàm tại Abu Dhabi.

Thủ tướng Lý Cường bày tỏ mong muốn mở rộng quy mô thương mại hai nước, đồng thời thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới như năng lượng sạch, xe điện, sản xuất công nghệ cao, y sinh, kinh tế số.

Ông Lý Cường đồng thời cho biết Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục làm việc với UAE và các nước khác thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) để thúc đẩy hoàn tất sớm các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-GCC.

Về phía UAE, Tổng thống Sheikh Mohamed khẳng định tuân thủ nguyên tắc Một Trung Quốc và mong muốn trở thành "đối tác hợp tác đáng tin cậy" của Trung Quốc, đặc biệt trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Thủ tướng Lý Cường hiện đang có chuyến thăm Saudi Arabia và UAE từ ngày 10-13/9. (THX)

*UAE trục xuất 400 người Nigeria: Đài truyền hình Nigeria NTA ngày 11/9 đưa tin, 400 người Nigeria, bao gồm 90 phụ nữ và 310 nam giới, đã bị Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trục xuất về nước.

Những người bị trục xuất đã được Văn phòng Cố vấn An ninh quốc gia cùng với Ủy ban Quốc gia về người tị nạn, Người di cư và Người di tản trong nước, Cơ quan quốc gia về Cấm buôn bán người (NAPTIP), Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia (NEMA) và các bên liên quan của Nigeria đón nhận tại Sân bay Quốc tế Nnamdi Azikiwe, Abuja.

Tháng trước, Nam Phi cũng đã trục xuất 90 người Nigeria vì các vi phạm có liên quan đến nhập cư. Theo hãng thông tấn Nigeria (NAN), đây là vụ trục xuất hàng loạt thứ 2 sau cuộc trục xuất ngày 28/2, khi 97 người Nigeria, trong đó có 2 phụ nữ, bị trục xuất khỏi Nam Phi. (AFP)

*Hamas bác bỏ mọi điều kiện tiên quyết mới cho thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza: Phong trào Hồi giáo Hamas ngày 12/9 tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ điều kiện tiên quyết mới nào cho một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza, bất kể ai có thể đề xuất những ý tưởng đó.

Hamas đã đưa ra tuyên bố này trên trang Telegram của nhóm sau cuộc họp của phái đoàn với Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani và người đứng đầu Cục tình báo Ai Cập Abbas Kamel tại Doha.

Tuyên bố nêu rõ: "Hamas nhấn mạnh sự sẵn sàng thực hiện ngay lập tức một thỏa thuận ngừng bắn, nhưng chỉ khi thỏa thuận đó dựa trên các đề xuất của Tổng thống Biden, được trình bày vào ngày 31/5 và Nghị quyết 2735 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng như dự thảo thỏa thuận được Hamas phê duyệt vào ngày 2/7/2024".

Hamas cũng khẳng định rằng phong trào này coi "việc tổ chức Gaza sau chiến tranh là một vấn đề riêng của người Palestine" và bác bỏ "bất kỳ dự án nào được đề xuất từ bên ngoài để giải quyết vấn đề này". (Al Jazeera)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Lệnh cấm của Mỹ gây thiệt hại cho Cuba hơn 5 tỷ USD mỗi năm: Cuba đã phải chịu thiệt hại hơn 5 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 3/2023 đến tháng 2/2024 do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với đảo quốc Caribe này.

Nguồn tin địa phương trích dẫn báo cáo của Chính phủ Cuba có tựa đề “Cần chấm dứt sự phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba”, dự kiến được Bộ trưởng Ngoại giao Bruno Rodríguez trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 vào ngày 12/9.

Thống kê cho thấy nền kinh tế Cuba chỉ tăng trưởng 1,3% vào năm 2021 và 2% vào năm 2022, giảm 1,9% vào năm 2023.

Tại Đại hội đồng LHQ khóa 78 vào năm ngoái, 187 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết xóa bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Cuba, trong khi có hai quốc gia phản đối là Mỹ và Israel, và Ukraine bỏ phiếu trắng. (TTXVN)

*Brazil sẽ tiếp tục tiếp nhận người tị nạn Venezuela: Ngày 11/9, Tổng thống Brazil, Lula da Silva, khẳng định nước này sẽ tiếp tục tiếp nhận người nhập cư Venezuela đang tìm nơi ẩn náu và tái khẳng định mong muốn tình hình ở Venezuela sẽ “trở lại bình thường”.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Radio Norte FM, ông Lula da Silva cho biết đã chỉ thị cho Ngoại trưởng Mauro Vieira về việc “cần đối xử hết sức tôn trọng với những người đến Brazil vì nhu cầu sinh tồn”. Ông nhấn mạnh: “Tôi hy vọng Venezuela sẽ trở lại bình thường và những người này có thể trở lại Venezuela càng sớm càng tốt”.

Theo số liệu từ Tổ chức Di trú quốc tế, từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2024, hơn 1,13 triệu người di cư Venezuela đã tới Brazil. (AP)

Mỹ nói gia nhập NATO là điều tất yếu với Kiev, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi đưa bán đảo Crimea trở lại Ukraine

Mỹ nói gia nhập NATO là điều tất yếu với Kiev, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi đưa bán đảo Crimea trở lại Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 11/9 cho biết các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nói rõ ...

Mỹ chi tiếp 717 triệu USD cho Ukraine, cùng Anh tuyên bố ủng hộ Kiev cho đến khi chiến thắng

Mỹ chi tiếp 717 triệu USD cho Ukraine, cùng Anh tuyên bố ủng hộ Kiev cho đến khi chiến thắng

Ngày 11/9, tại Kiev, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Anh David Lammy tuyên bố sẽ ủng hộ Ukraine cho đến khi ...

Báo Anh đưa tin London cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga, Moscow nói gì?

Báo Anh đưa tin London cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga, Moscow nói gì?

Ngày 12/9, Moscow cho rằng, việc các nước phương Tây đưa ra quyết định cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công sâu ...

Nga-Trung Quốc tập bắn đạn thật ở Biển Nhật Bản, Bắc Kinh nêu mục đích bắt tay với Moscow

Nga-Trung Quốc tập bắn đạn thật ở Biển Nhật Bản, Bắc Kinh nêu mục đích bắt tay với Moscow

Mới đây, Hải quân Nga và Trung Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật chống các mục tiêu trên biển và trên không ...

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 11/11/2024: Kim Ngưu có vận đỏ tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 11/11/2024: Kim Ngưu có vận đỏ tình cảm

Tử vi hôm nay 11/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ tiền bạc không thiếu

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 11/11/2024: Tuổi Tỵ tiền bạc không thiếu

Xem tử vi 11/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 11/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 11/11/2024, Lịch vạn niên ngày 11 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 11/11/2024, Lịch vạn niên ngày 11 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 11/11. Lịch âm 11/11/2024? Âm lịch hôm nay 11/11. Lịch vạn niên 11/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Huyện Nam Đàn, Nghệ An và quận Cerro Navia, thủ đô Santiago thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác

Huyện Nam Đàn, Nghệ An và quận Cerro Navia, thủ đô Santiago thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác

UBND huyện Nam Đàn, Nghệ An (Việt Nam) và quận Cerro Navia, thủ đô Santiago (Chile) đã trao bản ghi nhớ về việc thiết lập quan hệ hữu nghị hợp ...
Thủ tướng tiếp Điều phối viên Thường trú và các Trưởng đại diện các tổ chức LHQ Việt Nam

Thủ tướng tiếp Điều phối viên Thường trú và các Trưởng đại diện các tổ chức LHQ Việt Nam

Thủ tướng tiếp bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú và các Trưởng đại diện các tổ chức của LHQ tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Ngày LHQ.
Toàn cảnh Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santiago, Chile

Toàn cảnh Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santiago, Chile

Sáng 10/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến dâng hương, hoa và trồng cây lưu niệm tại Tượng ...
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Phiên bản di động