Tin thế giới 13/9: Nga cảnh báo chiến tranh với NATO, bà Harris muốn tranh luận thêm với ông Trump, Nga thu hồi thẻ nhân viên ngoại giao Anh

Nhất Phong
Ukraine phản đối Mông Cổ vì không bắt giữ Tổng thống Nga, Triều Tiên lần đầu công khai cơ sở hạt nhân, Ấn Độ nỗ lực đưa công dân trong quân đội Nga về nước, Tổng thống Colombia tố cáo âm mưu đảo chính… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Triều Tiên bất ngờ công khai cơ sở 'nóng', Hàn Quốc thấp thỏm tuyên bố không bao giờ chấp nhận điều này. KCNA
Triều Tiên lần đầu tiên công khai một cơ sở làm giàu uranium. (Nguồn: KCNA)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

* Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga gặp Chủ tịch Triều Tiên: Các hãng thông tấn của Nga đưa tin Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã đến thăm Triều Tiên ngày 13/9 và hội đàm với nhà lãnh đạo nước chủ nhà Kim Jong Un.

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến ở Ukraine, trong đó Mỹ cáo buộc Triều Tiên đã cung cấp đạn dược và tên lửa đạn đạo cho Nga.

Theo RIA, cuộc họp diễn ra trong "bầu không khí thân thiện, tin cậy đặc biệt", đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được giữa Tổng thống Putin và ông Kim Jong Un tại hội nghị thượng đỉnh 3 tháng trước. (Reuters)

Tin liên quan
Sau thời gian im ắng, Triều Tiên bất ngờ Sau thời gian im ắng, Triều Tiên bất ngờ 'tung chiêu' khiến Hàn-Nhật đứng ngồi không yên, Mỹ vội trấn an đồng minh

*Ấn Độ nỗ lực đưa công dân trong quân đội Nga về nước: Ngày 12/9, Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) thông báo thêm 45 công dân Ấn Độ đã được xuất ngũ trong quân đội Nga và đang nỗ lực giải quyết để đưa khoảng 50 người khác trở về sớm.

Theo phát ngôn viên của MEA, Randhir Jaiswal, trong số 45 công dân Ấn Độ, 35 người đã được xuất ngũ kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi nêu vấn đề này với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Vấn đề công dân Ấn Độ gia nhập quân đội Nga đã gây căng thẳng trong quan hệ hai nước. Thủ tướng Modi đã yêu cầu xuất ngũ sớm cho công dân Ấn Độ trong quân đội Nga tại cuộc hội đàm với Tổng thống Putin ở Moscow hồi tháng 7.

Ông cũng cho biết còn khoảng 50 công dân Ấn Độ vẫn đang phục vụ trong quân đội Nga và Bộ Ngoại giao Ấn Độ đang nỗ lực để họ được xuất ngũ càng sớm càng tốt. Theo số liệu chính thức, đã có 9 công dân Ấn Độ thiệt mạng khi phục vụ trong quân đội Nga. (TTXVN)

*Triều Tiên lần đầu công khai cơ sở làm giàu uranium: Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 13/9 đưa tin Nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Jong Un, đã kêu gọi tăng số lượng máy ly tâm làm giàu uranium để tăng cường vũ khí hạt nhân tự vệ.

Theo bản tin của KCNA, lời kêu gọi trên được ông Kim Jong Un đưa ra trong chuyến thăm Viện Vũ khí Hạt nhân và cơ sở sản xuất "vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí". Bản tin không tiết lộ địa điểm của các cơ sở hoặc ngày thanh tra.

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai một cơ sở làm giàu uranium.

Trong chuyến thăm, nhà lãnh đạo Kim Jong Un "nhấn mạnh nhu cầu tăng số lượng máy ly tâm để tăng gấp bội vũ khí hạt nhân tự vệ theo đúng đường lối của Đảng (Lao động Triều Tiên) là xây dựng lực lượng vũ trang hạt nhân". (Yonhap)

*Ukraine phản đối Mông Cổ vì không bắt giữ Tổng thống Nga: Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 12/9 tuyên bố đã gửi công hàm ngoại giao phản đối Mông Cổ vì không thực hiện lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong tuyên bố, Bộ này cho hay một nhà ngoại giao Mông Cổ đã được thông báo về "sự thất vọng sâu sắc" của Ukraine khi từ chối tuân thủ lệnh bắt giữ ông Putin. Cơ quan này cũng cho rằng quyết định của Mông Cổ sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương. (Reuters)

*Ấn Độ thử thành công tên lửa đất đối không: Ngày 12/9, các quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết Tổ chức nghiên cứu và phát triển Quốc phòng (DRDO) cùng Hải quân Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa đất đối không tầm ngắn từ bệ phóng thẳng đứng (VL-SRSAM) tại bãi thử tích hợp Chandipur, ven biển Odisha.

Tên lửa được phóng từ bệ phóng thẳng đứng trên mặt đất và nhằm vào mục tiêu bay trên không có tốc độ cao ở độ cao thấp. Hệ thống tên lửa đã thành công trong việc "theo dõi và tấn công mục tiêu".

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh biểu dương DRDO và Hải quân Ấn Độ vì thành tích này, nhấn mạnh cuộc thử nghiệm chứng tỏ độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống vũ khí VL-SRSAM.

Trước cuộc thử nghiệm, khoảng 3.100 cư dân sống trong bán kính 2,5 km từ bệ phóng đã được di chuyển đến nơi trú ẩn tạm thời nhằm đảm bảo an toàn sau khi tham vấn với cơ quan chức năng. (Reuters)

Châu Âu

*Tổng thống Nga cảnh báo sẽ có chiến tranh với NATO: Ngày 12/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay việc phương Tây cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu của Nga có nghĩa là NATO sẽ "có chiến tranh" với Nga.

Phát biểu trên được đưa ra khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Anh thảo luận về việc nới lỏng các quy tắc sử dụng vũ khí phương Tây tấn công Nga, điều mà Kiev đã thúc đẩy, sau hơn 2 năm rưỡi kể từ khi nổ ra chiến dịch quân sự đặc biệt. Ông Putin nói: "Điều này sẽ thay đổi đáng kể bản chất của cuộc xung đột. Điều đó có nghĩa là các nước NATO, Mỹ, các nước châu Âu đang có chiến tranh với Nga".

Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh, khi bản chất của cuộc xung đột thay đổi như vậy thì phía Nga “sẽ đưa ra các quyết định phù hợp dựa trên các mối đe dọa mà chúng tôi sẽ phải đối mặt". (TASS)

*Bỉ triệt phá đường dây buôn người tại Arlon: Cơ quan chức năng Bỉ mới đây đã triệt phá một đường dây buôn người hoạt động tại khu vực Arlon, tỉnh Luxembourg. Theo thông tin từ Viện kiểm sát Luxembourg, hai đối tượng, trong đó có một phụ nữ gốc Colombia sinh sống tại Arlon, đã bị bắt giữ và buộc tội buôn người.

Thông tin ban đầu về vụ việc được Đại sứ quán Colombia tại Bỉ báo cáo. Cảnh sát đã tiến hành điều tra và xác định được nhiều nạn nhân, chủ yếu là phụ nữ trẻ người Colombia. Các đối tượng đã bị bắt giữ và tạm giam, chờ ngày ra tòa.

Vụ việc này một lần nữa cho thấy sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại tội phạm xuyên quốc gia. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực giải cứu các nạn nhân và đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý. (AFP)

*Nga thu hồi thẻ của 6 nhân viên ngoại giao Anh: Ngày 13/9, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết Nga đã thu hồi thẻ ngoại giao của 6 nhà ngoại giao Anh vì nghi ngờ hoạt động gián điệp và "đe dọa an ninh của Nga".

Trong một tuyên bố, FSB nêu rõ: "Để đáp trả nhiều hành động thù địch của London, Bộ Ngoại giao Nga ... đã thu hồi thẻ ngoại giao của 6 nhân viên thuộc Phòng chính trị của Đại sứ quán Anh tại Moscow".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Bộ này hoàn toàn nhất trí với "đánh giá của FSB về hoạt động của những nhà ngoại giao Anh giả mạo này. Đại sứ quán Anh đã vi phạm phần lớn các giới hạn do Công ước Vienna đặt ra".

Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố việc Nga quyết định trục xuất 6 nhà ngoại giao Anh vì lo ngại hoạt động gián điệp không liên quan đến bất kỳ nỗ lực nào nhằm cắt đứt quan hệ ngoại giao với London. (Reuters)

* Nga tập trận phóng tên lửa hành trình ở Biển Barents: Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/9 cho biết các tàu thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga đã phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Biển Barents như một phần của cuộc tập trận hải quân quy mô lớn có tên Ocean 2024. Đây là cuộc tập trận hải quân lớn nhất của Nga trong 30 năm qua.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, cuộc tấn công được thực hiện bằng tên lửa chống hạm Vulkan và Oniks với tầm bắn tương ứng khoảng 200 và 180 km. Tên lửa đã đánh trúng các mục tiêu giả định. (Sputniknews)

*Nga cáo buộc NATO là một bên trong cuộc chiến ở Ukraine: Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin ngày 13/9 cáo buộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một bên tham gia hoạt động quân sự ở Ukraine. Ông cho rằng NATO đã tham gia rất nhiều trong việc ra các quyết định quân sự.

Ông Vyacheslav Volodin, một đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin, cáo buộc liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu này giúp đỡ Ukraine chọn các thành phố của Nga để tấn công, nhất trí với các hành động quân sự và ra lệnh cho Kiev. Ông Volodin viết trên kênh Telegram: "Họ đang tiến hành chiến tranh với đất nước chúng ta". (Reuters)

Trung Đông – châu Phi

*Pháp triệu nhà ngoại giao Iran liên quan đến tên lửa đạn đạo: Một nguồn tin ngoại giao ngày 13/9 cho biết Bộ Ngoại giao Pháp hôm 12/9 đã triệu Đại biện lâm thời của Iran tại nước này liên quan tới cáo buộc Tehran chuyển giao tên lửa đạn đạo cho Nga.

Trước đó trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay Nga đã nhận được tên lửa đạn đạo từ Iran và có khả năng sẽ sử dụng số vũ khí này trong cuộc xung đột ở Ukraine trong vài tuần tới.

Iran đã bác bỏ thông tin này. (Reuters)

*Trung Quốc viện trợ 1.300 tấn lương thực cho Somalia: Đại sứ quán Trung Quốc tại Somalia hôm 12/9 đã tặng 1.300 tấn lương thực viện trợ cho Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia của Somalia (SoDMA), quốc gia đang thực hiện các biện pháp chủ động để giảm thiểu tác động của các đợt hạn hán kéo dài sắp tới.

Khoản viện trợ này đã được Đại sứ Trung Quốc tại Somalia Vương Vũ trao cho SoDMA tại một buổi lễ được tổ chức tại thủ đô Mogadishu của Somalia.

Trong buổi lễ, ông Vương đã bày tỏ cam kết của chính phủ Trung Quốc trong việc hỗ trợ người dân Somalia vào thời điểm khó khăn, đặc biệt là trước tình hình hạn hán sắp tới.

Theo SoDMA, viện trợ lương thực đến vào thời điểm quan trọng vì Somalia vẫn là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, với các thảm họa thiên nhiên liên tiếp làm tê liệt nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp và làm gia tăng cuộc khủng hoảng nạn đói. (AFP)

*Tổng thống Senegal tuyên bố giải tán quốc hội: Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye hôm 12/9 tuyên bố ông đã giải tán quốc hội do phe đối lập chiếm đa số và ấn định cuộc bầu cử lập pháp mới vào ngày 17/11.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, ông nói: "Tôi đã giải tán Quốc hội, để yêu cầu người dân có chủ quyền cung cấp các phương tiện thể chế cho phép tôi tiến hành chuyển đổi hệ thống, cam kết mà tôi đã đưa ra với họ... Hôm nay, hơn bao giờ hết, đã đến lúc mở ra một giai đoạn mới trong nhiệm kỳ của chúng ta".

Vị Tổng thống 44 tuổi này đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vào tháng 3/2024, với cam kết sẽ mang lại sự thay đổi triệt để cho Senegal.

Theo hiến pháp Senegal, ông Faye có thể giải tán quốc hội do phe đối lập chiếm đa số kể từ ngày 12/9 và kêu gọi bầu cử lập pháp sớm. Động thái này có thể giúp ông giành được đa số ghế cần thiết để thực hiện chương trình nghị sự của mình. (AP)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Bà Kamala Harris muốn tranh luận tiếp với ông Donald Trump: Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, ngày 12/9 tin rằng cử tri nước này xứng đáng được xem một cuộc tranh luận khác giữa bà và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Phát biểu này được bà Harris đưa ra trước những người ủng hộ tại một buổi mít tinh ở North Carolina.

Trước đó cùng ngày, cựu Tổng thống Trump tuyên bố sẽ không tham gia thêm một cuộc tranh luận nào với bà Harris trước ngày bầu cử 5/11. (Reuters)

*Venezuela triệu Đại sứ tại Tây Ban Nha vì phát ngôn của Bộ trưởng Quốc phòng: Ngày 12/9, Chính phủ Venezuela đã triệu hồi Đại sứ tại Tây Ban Nha Gladys Gutiérrez và đại diện của Madrid tại Caracas Ramón Santos Martínez để tham vấn về việc Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles gọi Chính phủ của Tổng thống Nicolás Maduro là “chế độ độc tài”.

Trên tài khoản Telegram, Ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil đã bác bỏ tuyên bố của bà Robles và tố cáo đầy là hành vi “can thiệp vào công việc nội bộ” của nước Nam Mỹ. Ông này cho rằng phát ngôn của bà Robles “xấc xược và thô lỗ”.

Quan hệ giữa Venezuela và Tây Ban Nha xấu đi nhanh chóng trong những ngày qua sau khi ứng cử viên tổng thống thuộc phe đối lập Edmundo Urrutia được Tây Ban Nha cấp quy chế tị nạn và tới nước này, cũng như việc Quốc hội Tây Ban Nha thừa nhận ông này thắng cử tại Venezuala. (AFP)

*Tổng thống Colombia tố cáo âm mưu đảo chính: Ngày 12/9, Tổng thống Colombia Gustavo Petro tố cáo một âm mưu đảo chính đang được tiến hành nhằm ám sát hoặc lật đổ ông.

Phát biểu tại một buổi họp báo, Tổng thống Petro cho biết “Mệnh lệnh đã được đưa ra: trong 3 tháng tới, hãy ám sát tổng thống hoặc lật đổ ông ấy”.

Những tuyên bố này của Tổng thống Petro được đưa ra sau khi Ủy ban luận tội của Hạ viện tuyên bố rằng “mặc dù bị đình chỉ nhiều lần”, nhưng cuộc điều tra về việc tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Petro sẽ tiếp tục được thực hiện.

Tổng thống Petro cũng cáo buộc báo chí do “các nhóm kinh tế và chính trị lớn” thao túng đã “reo rắc vào đầu người dân Colombia” về việc ông vi phạm luật, nhằm tạo ra một quy trình luận tội chính trị để bãi bỏ ông. (AFP)

*Mỹ trừng phạt giới chức cấp cao Venezuela: Ngày 12/9, Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt mới đối với 16 quan chức trong chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Bộ Tài chính Mỹ cho hay những cá nhân bị trừng phạt bao gồm các nhân vật cấp cao trong Hội đồng bầu cử quốc gia (CNE) và Tòa án Công lý tối cao (TSJ), đồng thời lưu ý “họ đã cản trở một quá trình bầu cử minh bạch và việc công bố kết quả bầu cử chính xác”.

Những nhân vật khác bị trừng phạt bao gồm các quan chức quân sự, tình báo và chính phủ mà Bộ Tài chính Mỹ cho là "chịu trách nhiệm tăng cường đàn áp thông qua đe dọa, bắt giữ bừa bãi và kiểm duyệt thông tin".

Thứ trưởng Bộ Tài chính Wally Adeyemo cho biết: "Bộ Tài chính đang nhắm mục tiêu vào các quan chức chủ chốt có liên quan đến các tuyên bố chiến thắng gian lận bất hợp pháp của ông Maduro và cuộc đàn áp tàn bạo của ông ta đối với quyền tự do ngôn luận sau cuộc bầu cử”. (AFP)

Sử dụng bom nhiệt áp trả đũa Ukraine, Nga tuyên bố tiêu diệt nhóm chỉ huy; Một nước EU 'tiếp sức' Kiev bằng lô vũ khí mới

Sử dụng bom nhiệt áp trả đũa Ukraine, Nga tuyên bố tiêu diệt nhóm chỉ huy; Một nước EU 'tiếp sức' Kiev bằng lô vũ khí mới

Theo Sky News, phía Nga cho biết họ đã sử dụng bom nhiệt áp chống lại lực lượng Ukraine khi tuyên bố tiến hành chiến ...

Báo Anh đưa tin London cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga, Moscow nói gì?

Báo Anh đưa tin London cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga, Moscow nói gì?

Ngày 12/9, Moscow cho rằng, việc các nước phương Tây đưa ra quyết định cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công sâu ...

Mỹ dội 'gáo nước lạnh' giữa lúc Kiev phiền muộn vì nỗ lực bất thành, Tổng thống Nga thẳng thừng lên tiếng với NATO

Mỹ dội 'gáo nước lạnh' giữa lúc Kiev phiền muộn vì nỗ lực bất thành, Tổng thống Nga thẳng thừng lên tiếng với NATO

Xoay quanh nỗ lực của Ukraine nhằm được các nước phương Tây cho phép sử dụng vũ khí tầm xa tấn công sâu vào Nga, ...

Động thái mới làm 'lạnh' thêm quan hệ Nga-Anh, Moscow tuyên bố đây là 'đòn đáp trả' London

Động thái mới làm 'lạnh' thêm quan hệ Nga-Anh, Moscow tuyên bố đây là 'đòn đáp trả' London

Bộ Ngoại giao Nga đã thu hồi thẻ ngoại giao của 6 nhà ngoại giao Anh vì nghi ngờ hoạt động gián điệp và "đe ...

Mỹ trừng phạt nhiều thực thể Trung Quốc liên quan đến Nga, Bắc Kinh chính thức lên tiếng

Mỹ trừng phạt nhiều thực thể Trung Quốc liên quan đến Nga, Bắc Kinh chính thức lên tiếng

Ngày 25/8, Bộ Thương mại Trung Quốc lên tiếng lo ngại sau quyết định của Mỹ về việc đưa nhiều thực thể của nước này ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trong Bộ và Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thăm chính thức Lào và tham dự AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thăm chính thức Lào và tham dự AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức CHDCND Lào và tham dự AIPA-45 từ ngày 17-19/10.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Hành động giúp Cristiano Ronaldo được ca ngợi hết lời

Hành động giúp Cristiano Ronaldo được ca ngợi hết lời

Cristiano Ronaldo được tán dương hết lời sau khi thực hiện hành động thân thiện với một cổ động viên ở trận đội tuyển Bồ Đào Nha thắng Ba Lan.
Tắt tạp chí màn hình khóa Xiaomi dễ dàng chỉ bằng 3 bước đơn giản

Tắt tạp chí màn hình khóa Xiaomi dễ dàng chỉ bằng 3 bước đơn giản

Bạn muốn tắt tạp chí màn hình khóa trên điện thoại Xiaomi vì cản trở công việc mình. Dưới đây là hướng dẫn tắt tính năng này nhanh chóng với ...
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược của Việt Nam là gì?

Câu chuyện chiến lược đang được phát triển của Việt Nam, qua trình bày của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phản ánh một quốc gia đang đối mặt với ngã rẽ...
Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Truyền thông Trung Quốc: Bắc Kinh sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với chất lượng và trình độ cao hơn

Báo chí Trung Quốc như Tân Hoa xã, Nhân dân nhật báo… đồng loạt đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Phiên bản di động