Tin thế giới 15/1: Mỹ chọc giận Trung Quốc; Bắc Kinh cảnh báo về cái giá đắt; New Delhi - 'đừng siêu cường nào làm tổn thương Ấn Độ'

Hoàng Hà
TGVN. Nội các của ông Biden, căng thẳng Mỹ-Trung, duyệt binh Triều Tiên, tuyên bố cứng rắn của Ấn Độ, khủng hoảng chính trị ở Italy, Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 15/1: Mỹ chọc giận Trung Quốc; Bắc Kinh cảnh báo cái giá đắt; New Delhi mạnh mẽ - 'đừng siêu cường nào làm tổn thương Ấn Độ'

Hé lộ cố vấn cấp cao về Trung Quốc cho ông Biden

Ngày 14/1, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã lựa chọn bà Laura Rosenberger, chính khách kỳ cựu của Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng làm cố vấn cấp cao về Trung Quốc cho chính quyền mới.

Bà Laura từng là Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng (NSC) phụ trách Trung Quốc và Hàn Quốc tại Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama cũng như cố vấn chính sách đối ngoại cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của bà Hillary Clinton. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xuất phát điểm nhiệm kỳ ông Biden: Tình thế tạo thuận thế

Mỹ trừng phạt các cá nhân Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Biển Đông

Ngày 14/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: “Mỹ sát cánh với các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tìm cách bảo vệ quyền chủ quyền và các lợi ích của họ phù hợp với luật pháp quốc tế".

Ông Pompeo khẳng định, Mỹ "sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh ngừng hành vi bắt nạt ở Biển Đông".

Washington hiện đang áp đặt các hạn chế về thị thực đối với các giám đốc điều hành của các doanh nghiệp nhà nước và quan chức Trung Quốc cùng Hải quân nước này.

Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã bổ sung Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen về kinh tế vì hành vi hỗ trợ Bắc Kinh hăm dọa các nước láng giềng ở Biển Đông.

Mỹ cùng ngày cũng thông báo đưa thêm 9 doanh nghiệp của Trung Quốc vào danh sách đen với cáo buộc là các công ty của quân đội Trung Quốc, trong đó có nhà sản xuất máy bay Comac và nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi.

Hiện Bắc Kinh chưa có phản hồi gì về động thái này. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ sẽ quyết đoán hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
TIN LIÊN QUAN

Không thăm Đài Loan, Đại sứ Mỹ điện đàm với bà Thái Anh Văn, Trung Quốc nổi giận

Ngày 13/1, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Kelly Craft đã điện đàm với người đứng đầu chính quyền Khu hành chính đặc biệt Đài Loan Thái Anh Văn, trong đó Đại sứ Craft tuyên bố, Mỹ sẽ luôn đồng hành cùng Đài Loan.

Bà Craft viết trên Twitter rằng, cuộc điện đàm với bà Thái là "vinh dự lớn". Nhà ngoại giao Mỹ nhận định, trong một số lĩnh vực, Đài Loan là hình mẫu cho thế giới, ví dụ chiến dịch chống Covid-19 thành công.

Phản ứng lại động thái này, ngày 14/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, Bắc Kinh kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào giữa Mỹ và Đài Loan, đồng thời cho biết thêm rằng, một số chính trị gia Mỹ sẽ phải trả giá đắt cho những hành động sai trái của họ liên quan đến khu vực Đài Loan của Trung Quốc. (Nikkei Asia)

TIN LIÊN QUAN
Đại sứ Mỹ tại LHQ chuẩn bị thăm Đài Loan, Trung Quốc cảnh cáo 'trả giá đắt'

Canada mong muốn Mỹ trở lại vũ đài quốc tế

Ngày 14/1, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, Ottawa và các đồng minh khác của Mỹ đang mong đợi Tổng thống đắc cử Joe Biden đưa Washington trở lại tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu và thương mại tự do.

“Cần có một nước Mỹ tham gia trở lại nhiều vấn đề của thế giới. Một trong những điều mà nhiều đồng minh và bạn bè truyền thống của Mỹ đang mong mỏi là sự tham gia trở lại (của Mỹ) trong một số chủ đề lớn, chẳng hạn như thương mại tự do hơn, biến đổi khí hậu, bảo vệ nền dân chủ hoặc hợp tác chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa độc đoán mà chúng ta đang chứng kiến khắp nơi trên thế giới”, ông Trudeau nói rõ.

Thủ tướng Trudeau cũng khẳng định mong muốn sớm được gặp ông Joe Biden sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ nhậm chức. (Washington Examiner)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ 2020: Canada và Mexico nói về quan điểm hợp tác với Washington

Ấn Độ gửi thông điệp mạnh mẽ: đừng siêu cường nào làm tổn thương New Delhi

Ngày 14/1, phát biểu nhân Ngày Cựu chiến binh Lực lượng Vũ trang Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nói: "Chúng tôi không muốn chiến tranh và chúng tôi ủng hộ việc bảo vệ an ninh của mọi người"

"Nhưng tôi muốn nói rõ một điều rằng, nếu bất kỳ siêu cường nào muốn làm tổn thương niềm tự hào của chúng tôi thì các binh sĩ của chúng tôi cũng đều có thể giáng trả một cách thích đáng”, ông Singh tuyên bố.

Theo ông Singh, Ấn Độ không bao giờ muốn có xung đột với bất cứ quốc gia nào và chỉ mong muốn xây dựng quan hệ hòa bình và hữu nghị với các quốc gia khác bởi đó là văn hóa và bản tính của người Ấn Độ. (Times of India)

TIN LIÊN QUAN
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ được hiện thực hóa thế nào dưới thời ông Biden?

Nepal tìm cách cải thiện quan hệ với Ấn Độ

Ngày 15/1, Bộ trưởng Ngoại giao Nepal Pradeep Kumar Gyawali đã lên đường thăm Ấn Độ 3 ngày để dự cuộc họp lần thứ 6 của Ủy ban hỗn hợp Ấn Độ-Nepal.

Ngoại trưởng Gyawali là quan chức hàng đầu của Nepal thăm Ấn Độ sau cuộc tranh cãi về biên giới vào năm ngoái do Kathmandu cho xuất bản một bản đồ chính trị mới, trong đó, 3 vùng lãnh thổ gồm Limpiyadhura, Kalapani và Lipulekh - là một phần của Nepal.

Đây cũng là chuyến đi quan trọng của phía Nepal sau chuyến thăm của Tư lệnh lục quân Ấn Độ Naravane và Giám đốc Cơ quan tình báo Ấn Độ Samant Kumar Goel đến Kathmandu để cải thiện quan hệ song phương. (PTI)

TIN LIÊN QUAN
Ấn - Trung cùng 've vãn' Nepal

Triều Tiên duyệt binh, khoe vũ khí mạnh nhất thế giới

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này đã trình diễn nhiều vũ khí tối tân, trong đó có tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), trong cuộc duyệt binh tối 14/1 ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng để chào mừng thành công của Đại hội lần thứ VIII đảng Lao động Triều Tiên.

KCNA gọi SLBM này là "vũ khí mạnh nhất thế giới", trong khi các chuyên gia cho rằng, đây có thể là Pukguksong-5. Trong cuộc duyệt binh diễn ra vào tháng 10 năm ngoái, Triều Tiên đã trình làng SLBM mới mang tên Pukguksong-4. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Dự báo thế giới 2021: Sẽ có Hội nghị thượng đỉnh Moon-Kim lần thứ 4?

Mỹ đưa Houthi vào danh sách khủng bố: LHQ kêu gọi hủy, Washington bác lập tức

Ngày 14/1, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo Mark Lowcock đã kêu gọi Mỹ hủy quyết định đưa lực lượng Houthi ở Yemen vào danh sách các tổ chức khủng bố nhằm giúp quốc gia Trung Đông này tránh khỏi nguy cơ xảy ra nạn đói nghiêm trọng nhất suốt nhiều thập kỷ qua.

Cùng ngày, nhà trung gian hòa giải của LHQ trong vấn đề Yemen Martin Griffiths đã cảnh báo HĐBA rằng, quyết định của Mỹ có thể gây ra “một tác động khủng khiếp" đối với những nỗ lực hòa giải.

Tuy nhiên, Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Richard Mills kiên quyết cho rằng, động thái của Mỹ là "đúng đắn nhằm gửi đi tín hiệu tích cực nếu chúng ta muốn thúc đẩy tiến trình chính trị".

Mặc dù vậy, ông Mills cho hay đã lắng nghe những cảnh báo về tác động nhân đạo của động thái này và Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động đối với việc cung cấp viện trợ và nhập khẩu thương mại. (Anadolu, AP)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo: Washington sẽ coi lực lượng Houthi ở Yemen là tổ chức khủng bố

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith được bầu làm Tổng bí thư LPRP

Ngày 15/1, tờ Vientiane Times cho biết, tại đại hội đảng lần thứ 11 đang diễn ra ở Vientiane cùng ngày, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) thông báo, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã được bầu làm Tổng bí thư mới của Ban chấp hành trung ương LPRP.

Phiên bế mạc của Đại hội LPRP lần thứ 11 vào chiều 15/1 đã công bố Bộ Chính trị khóa 11 gồm 13 thành viên, tăng 2 thành viên so với Bộ Chính trị nhiệm kỳ trước.

Bộ Chính trị mới không bao gồm Tổng bí thư thứ 10 Ban chấp hành trung ương LPRP Bounnhang Vorachit và đương nhiệm Chủ tịch nước Bounnhang Vorachit. (THX)

TIN LIÊN QUAN
Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng NDCM Lào lần thứ XI

Vụ máy bay rơi tại Indonesia: Các nhà điều tra tải thành công dữ liệu từ hộp đen

Ngày 15/1, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia cho biết, các nhà điều tra của Ủy ban này đã tải thành công dữ liệu từ hộp đen ghi lại hành trình chuyến bay (FDR) của chiếc máy bay Boeing 737-500 thuộc hãng hãng không giá rẻ Sriwijaya bị rơi xuống vùng biển Java ngày 9/1.

Trong một tuyên bố, Ủy ban trên cho hay, FDR "có 330 thông số và tất cả đều trong tình trạng tốt". Những thông số này liên quan đến nhiều dữ liệu được thu lại từ các hệ thống khác nhau của máy bay, trong đó có đường bay, tốc độ, động cơ máy và cánh của máy bay.

Trong khi đó, theo thông báo của cơ quan tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn Indonesia, tính đến hết ngày 14/1, Basarnas đã tìm kiếm và bàn giao thành công 239 bộ phận cơ thể nạn nhân, 40 mảnh vỡ nhỏ và 33 mảnh vỡ lớn.

Cơ quan nhận dạng nạn nhân thảm họa thuộc Cảnh sát Quốc gia Indonesia (DVI) cũng đã xác định thêm danh tính của 6 nạn nhân, nâng tổng số nạn nhân trong vụ máy bay gặp nạn số hiệu SJ-182 được xác định lên thành 12 người. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Tai nạn máy bay Indonesia: Thợ lặn tìm thấy lốp xe và nhiều mảnh vỡ của máy bay rơi

Động đất mạnh ở Indonesia: Cảnh báo nguy cơ sóng thần

Ngày 15/1, sau trận động đất vào rạng sáng tại thành phố Majene, tỉnh Tây Sulawesi, người đứng đầu Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) Dwikorita Karnawati cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ sóng thần nếu có dư chấn mạnh.

Phát biểu họp báo trực tuyến, bà Dwikorita cho biết: "Tâm chấn của trận động đất nằm trên bờ biển và có thể gây sạt lở đất ngầm dưới nước. Vì vậy, vẫn có khả năng xảy ra sóng thần nếu có một dư chấn khác".

Bà Dwikorita cũng hối thúc người dân Majene tránh xa các tòa nhà cao tầng và sơ tán ngay lập tức khỏi các bãi biển trong trường hợp xảy ra dư chấn mà không cần chờ cảnh báo, do sóng thần có thể ập đến rất nhanh.

Liên quan thiệt hại trong trận động đất, theo số liệu thống kê mới nhất, hiện đã có ít nhất 34 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Các cơ quan chức năng cho biết, có thể còn nhiều người đang bị vùi lấp trong các tòa nhà bị đổ. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Động đất mạnh ở Indonesia: Thương vong tăng lên hàng trăm người, hàng nghìn người phải bỏ nhà cửa di tản

Thủ tướng Italy đối mặt với bỏ phiếu tín nhiệm

Ngày 14/1, theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Italy, Thủ tướng Giuseppe Conte sẽ thuyết phục Quốc hội thay vì từ chức sau khi đảng Italy Viva (IV) do cựu Thủ tướng Matteo Renzi lãnh đạo rút lui khỏi liên minh cầm quyền ngày 13/1.

Quốc hội Italy cũng thông báo, Thủ tướng Conte sẽ có phát biểu trước Hạ viện vào ngày 18/1 và Thượng viện vào ngày 19/1. Sau đó, hai viện sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm.

Nếu ông Conte thất bại và phải từ chức, Tổng thống Sergio Mattarella sẽ tiến hành các cuộc tham vấn với tất cả các chính đảng để thành lập chính phủ liên minh mới lãnh đạo đất nước cho tới hết nhiệm kỳ cơ quan lập pháp hiện tại vào tháng 3/2023.

Nếu không chính phủ liên minh nào được thành lập sau đó, người dân sẽ phải đi bầu cử Quốc hội sớm. (Reuters)

Cạnh tranh Mỹ-Trung vẫn là tâm điểm của 2021

Cạnh tranh Mỹ-Trung vẫn là tâm điểm của 2021

TGVN. Cuộc chiến không tiếng súng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chắc chắn vẫn là một trong những tâm điểm đáng ...

Cuộc 'tình tay ba' Trung Quốc-EU-Mỹ và nhân tố mới CAI

Cuộc 'tình tay ba' Trung Quốc-EU-Mỹ và nhân tố mới CAI

TGVN. Trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ đang xấu đi, việc Trung Quốc và EU có thể ký một hiệp định đầu tư toàn diện ...

Tin thế giới 14/1: Ông Trump và 2 lần luận tội - 'ở ngoài đó có ai đang chiến đấu vì tôi không?'; IRGC được 'cổ vũ' phá hủy B-52 Mỹ

Tin thế giới 14/1: Ông Trump và 2 lần luận tội - 'ở ngoài đó có ai đang chiến đấu vì tôi không?'; IRGC được 'cổ vũ' phá hủy B-52 Mỹ

TGVN. Hạ viện Mỹ quyết luận tội, ông Trump 'dốc bầu tâm sự', tình hình Iran, điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2, Iran bắt tàu chở ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động