Người di cư ngồi sưởi ấm trong giá lạnh ở biên giới Belarus-Ba Lan vào ngày 9/11. (Nguồn: AP) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga sẵn sàng làm trung gian giải quyết tình hình ở biên giới Belarus - EU
Ngày 15/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, Nga có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus-EU với tư cách là trung gian.
Ngoài ra, đại diện Moscow khẳng định, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc Belarus đang gây nên cuộc khủng hoảng di cư để đánh lạc hướng sự chú ý của các nước khỏi “hành động của Nga ở biên giới với Ukraine” là không chính xác.
Cũng theo ông Peskov, việc đổ lỗi cho Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko về cuộc khủng hoảng di cư là hoàn toàn sai trái, trong khi không quốc gia nào quan tâm đến số phận của hàng nghìn người tị nạn đang phải chịu cái lạnh ở biên giới gần một tuần nay.
Bên cạnh đó, quan chức Điện Kremlin khẳng định lại rằng, Nga không có kế hoạch chuyển hướng dòng chảy khí đốt khỏi Belarus, bất chấp lời đe dọa của Tổng thống Lukashenko về việc cắt đứt vận chuyển khí đốt tới châu Âu giữa lúc căng thẳng biên giới leo thang.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow Nga sẵn sàng hỗ trợ bằng mọi cách có thể để giải quyết tình hình di cư đang ngày càng căng thẳng ở biên giới Belarus với EU.
Tổng thống Belarus Lukakshenko cùng ngày cũng tuyên bố, nước này không mong muốn bất kỳ xung đột nào xảy ra ở khu vực biên giới bởi điều đó "hoàn toàn là vấn đề gây rắc rối cho chúng tôi". (AFP, Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Hậu căng thẳng Belarus-EU, khủng hoảng di cư trở lại châu Âu? |
TIN LIÊN QUAN |
Mỹ tính chuyện quà gặp mặt Trung Quốc
Ngày 14/11, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS News, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẵn sàng xem xét giảm một số loại thuế đối với Trung Quốc, được áp đặt dưới thời chính quyền tiền nhiệm Donald Trump.
Nhắc lại phát biểu của Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai, bà Yellen nói: “Bà Tai đã nói rằng chúng ta đang xem xét lại thỏa thuận thương mại Giai đoạn Một và ghi nhận các đề nghị giảm thuế trong một số lĩnh vực. Tất nhiên, điều đó hiện đang được cân nhắc”.
Thông báo trên được đưa ra ngày trước thềm cuộc gặp trực tuyến của Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tối 15/11 (theo giờ Mỹ), tức sáng 16/11 (theo giờ Trung Quốc). (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc: Kiểm soát cạnh tranh có trách nhiệm |
Nội dung Thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc
Ngày 15/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên thông báo, trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp diễn ra, Chủ tịch nước này Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ "có cuộc trao đổi quan điểm chân thành, toàn diện và sâu sắc về các vấn đề chiến lược liên quan tương lai quan hệ giữa hai quốc gia cũng như các vấn đề quan trọng liên quan lợi ích chung".
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng Bắc Kinh và Washington sẽ tìm cách thiết lập lại quan hệ hữu nghị, tăng cường đối thoại và hợp tác, cũng như giải quyết đúng đắn các bất đồng và các vấn đề nhạy cảm.
Bắc Kinh bày tỏ kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh sẽ dẫn đến kết quả là Trung Quốc và Mỹ tạo điều kiện đưa quan hệ song phương trở lại con đường phát triển "lành mạnh và bền vững".
Cùng ngày, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nhấn mạnh: "Đây là cơ hội để Tổng thống Biden nói trực tiếp với Chủ tịch Tập rằng, ông ấy kỳ vọng nhà lãnh đạo Trung Quốc chơi đúng luật như một quốc gia có trách nhiệm".
Quan chức này khẳng định, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung cần được tiến hành "thực chất và không mang tính biểu tượng". (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ-Trung sẽ 'phá băng' quan hệ như thế nào? |
Đề phòng Nga tấn công Ukraine: 600 binh sĩ Anh "lên nòng", Mỹ tăng hiện diện?
Ngày 14/11, tờ The Mirror của Anh cho biết, một nhóm tác chiến Anh gồm 600 binh sĩ đã sẵn sàng triển khai ở Ukraine trong trường hợp Nga "xâm lược".
Theo nguồn tin của báo trên, London đang thành lập nhóm, gồm binh sĩ đặc nhiệm, binh sĩ trung đoàn trinh sát đặc nhiệm, nhân viên y tế, kỹ sư, nhân viên thông tin liên lạc và tới 400 lính dù của lữ đoàn tấn công đường không số 16 có trụ sở tại Aldershot.
Nguồn tin này nêu rõ: "Đơn vị trong tư thế sẵn sàng cao khi cần phải triển khai trong thời gian rất ngắn. Từ 400-600 binh sĩ đã sẵn sàng. Tất cả trang thiết bị đã được đóng gói, họ sẵn sàng bay tới Ukraine và đổ bộ từ trên không”.
Nga và Anh hiện chưa bình luận về thông tin trên. Song, Moscow thường xuyên bác mọi cáo buộc gây hấn cũng như di chuyển quân sát biên giới với Ukraine.
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Mỹ Mike Turner tiết lộ trên Fox News rằng, việc nước này cung cấp thông tin tình báo và vũ khí sát thương cho Ukraine là cực kỳ quan trọng với Washington.
Trước đó có thông tin rằng khoảng 80 tấn đạn dược của Mỹ đã được chuyển tới Ukraine, tuy nhiên, số hàng này là một phần viện trợ bổ sung cho Kiev trong lĩnh vực an ninh, tổng giá trị viện trợ là 60 triệu USD.
Ngày 9/11, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã phát hiện một máy bay trinh sát các mục tiêu mặt đất và dẫn đường tấn công của Không quân Mỹ bay trên Biển Đen, cách biên giới Nga chỉ 35 km.
Quân đội Nga cho biết, hành động của Mỹ có liên quan việc nghiên cứu khả năng xảy ra các hoạt động quân sự nhằm chuẩn bị cho giải pháp quân sự của Ukraine ở Donbass. (Sputnik, Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Quan hệ NATO-Nga, phần chìm của tảng băng |
Máy bay Mỹ do thám quân Nga trên Biển Đen?
Ngày 14/11, theo kênh Telegram Voennyi Obozrevatel, một máy bay do thám tầm cao Lockheed U-2S Dragon Lady của Không quân Mỹ, xuất phát từ căn cứ không quân Akrotiri ở Cyprus, đã bị phát hiện do thám lực lượng quân đội Nga ở Biển Đen trong khoảng 5 tiếng đồng hồ
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga, trong vòng 24 giờ trước đó, phát hiện tổng cộng 5 máy bay do thám của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại khu vực trên Biển Đen.
Cơ quan quân sự Nga cho biết thêm, các tàu chiến của Hải quân Mỹ gồm khu trục hạm Porter và tàu chở dầu John Lenthall, sau khi ghé cảng Batumi của Gruzia thì hiện đang ở khu vực Tây-Nam Biển Đen và tiếp tục di chuyển về phía Tây.
Trong khi đó, ngày 15/11, Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ thông báo, tàu chỉ huy Mount Whitney của hạm đội này đã bắt đầu di chuyển từ Biển Đen tới Địa Trung Hải.
Nga cáo buộc các hoạt động quân sự gây hấn của Mỹ ở khu vực Biển Đen là mối đe dọa đối với an ninh và ổn định chiến lược của toàn khu vực. (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Nga theo dõi sát hoạt động của tàu chiến Mỹ và NATO ở Biển Đen |
Bầu cử Philippines: Tổng thống Duterte tranh cử ghế thượng nghị sĩ
Ngày 15/11, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chính thức nộp đơn ứng cử trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2022 của nước này. Đây là nỗ lực nhằm giúp ông tiếp tục tham gia chính trường sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống.
Hãng tin AFP (Pháp) dẫn các tài liệu cho biết, ông Duterte đã đệ đơn ứng cử tại văn phòng Ủy ban Bầu cử cận kề thời hạn chót cơ quan này ngừng tiếp nhận đơn đăng ký tranh cử.
Ông Duterte đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 5/2016. Hiến pháp Philippines quy định tổng thống chỉ được tại vị một nhiệm kỳ 6 năm. Do vậy, ông không được phép tranh cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 2.
Quyết định mới nhất ngày 15/11 nói trên của Tổng thống Duterte hoàn toàn trái ngược so với những tuyên bố trước đây. Ban đầu, ông cho biết muốn nghỉ hưu sau khi kết thúc nhiệm kỳ hiện nay.
Tuy nhiên, vào tháng 8/2021, ông chấp thuận trở thành ứng cử viên của đảng cầm quyền ra tranh cử chức phó tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm sau. Đến đầu tháng 10 vừa qua, ông tuyên bố không ra tranh cử vị trí này và sẽ rút khỏi chính trường.
TIN LIÊN QUAN | |
Bầu cử Philippines 2022: Tổng thống Duterte nộp đơn tranh cử |
Afghanistan: Diễu binh rầm rộ với chiến lợi phẩm Mỹ, Taliban nhận ngay trái đắng
Ngày 14/11, Lực lượng Taliban tổ chức diễu binh tại thủ đô Kabul nhằm thể hiện quá trình chuyển đổi từ lực lượng nổi dậy thành đội quân thường trực.
Hầu hết các vũ khí và trang thiết bị hiện được Taliban sử dụng trong cuộc diễu binh là do Mỹ cung cấp cho chính quyền Kabul trước đây, trong đó có hàng chục xe bọc thép M117 do Mỹ chế tạo.
Đến ngày 15/11, các nguồn tin địa phương cho biết, đã xảy ra vụ nổ tại một trung tâm tiệc cưới ở khu Kot-e-Sangi ở phía Tây thủ đô Kabul vào giờ cao điểm buổi sáng khi xe của lực lượng Taliban di chuyển qua.
Hiện chưa rõ số người thương vong trong vụ nổ trên, nhưng các nhân chứng cho biết, đã nhìn thấy nhiều nạn nhân được đưa ra khỏi hiện trường.
Một nhân chứng cho biết, vụ nổ sử dụng bom tự chế nhằm vào các lực lượng an ninh Taliban. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Thượng đỉnh G20: Món nào cho bữa tối thân tình? |
Một số tin quốc tế khác nổi bật trong ngày:
Căng thẳng EU-Belarus: Tổng thống Lukashenko ra tuyên bố, Đức nói còn lâu...: Ngày 15/11, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng nước này không mong muốn bất kỳ xung đột nào xảy ra ở khu vực biên giới. (AFP, Reuters)
NATO thừa nhận bất đồng về kết nạp Ukraine, Pháp-Mỹ lại lo Nga: Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, các thành viên của khối chưa nhất trí về việc kết nạp Ukraine. (Sputnik, Reuters)
Nga sẽ 'không cho phép' Belarus ngừng cung cấp khí đốt quá cảnh cho châu Âu: Ngày 14/11, trên kênh truyền hình France 24, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell khẳng định, Nga sẽ không cho phép Belarus ngừng cung cấp khí đốt quá cảnh cho châu Âu. (France 24)
Loạt nước tính kích hoạt điều khoản khẩn với NATO do khủng hoảng di cư ở biên giới Belarus: Ba Lan cùng với Lithuania và Latvia đang xem xét kích hoạt Điều 4 của Hiệp ước thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới với Belarus. (PAP)
| 'Chúng ta còn lúng túng khi sử dụng các app công nghệ, khách du lịch nước ngoài đến đây sẽ làm thế nào?' Đề cập đến câu chuyện mở cửa du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh ... |
| Tin thế giới 11/11: Nga lên tiếng cảnh báo Mỹ, Ukraine và NATO; Mỹ-Trung gạt bất đồng, ra tuyên bố chung; Czech sắp rơi vào khủng hoảng chính trị? Thỏa thuận giữa Mỹ-Ukraine khiến Nga 'nóng mặt', tình hình biên giới Ba Lan-Belarus, quan hệ Nga-Mỹ, Nga-NATO... là những sự kiện quốc tế nổi ... |