Tin thế giới 15/2: Lộ kế hoạch của Moscow ở Kharkov; quốc gia Nam Á 'cấm cửa' hàng chục tàu Nga; EU tính trừng phạt Iran

Hoàng Hà
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Mỹ-Trung Quốc liên quan khinh khí cầu, tình hình Trung Đông, động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 15/2: Lộ kế hoạch của Nga ở Kharkov; quốc gia Nam Á 'cấm cửa' hàng chục tàu Nga; EU tính trừng phạt Iran
Giáo hoàng Francis muốn tới Nga gặp Tổng thống Putin để bàn về kế hoạch giải quyết hòa bình ở châu Âu. (Nguồn: Time News)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Nga lên kế hoạch lấy lại các khu dân cư ở Kharkov: Ngày 15/2, theo lời một quan chức đứng đầu chính quyền do Moscow bổ nhiệm ở tỉnh Kharkov, Đông Bắc Ukraine, những dữ liệu gần đây đã chứng minh khả năng Nga tái triển khai quân tới tỉnh này.

Trước đó, hôm 8/2, 3 phóng viên người Đức đưa tin, quân đội Nga đã giành lại một phần quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ đã mất trước đó ở Tây Bắc Svatovo, đồng thời vượt qua ranh giới của tỉnh Kharkov từ phía Luhansk. Bản đồ cho thấy quân đội Nga chỉ cách Kupyansk vài km về phía Đông Bắc. (Reuters)

* Đức chưa ưu tiên việc gửi chiến đấu cơ cho Kiev hiện nay, song vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 14/2.

Trả lời phỏng vấn đài ARD, Bộ trưởng Pistorius nói: "Khi nào vùng trời trên Ukraine được duy trì an toàn trong khoảng thời gian từ 3 tới 4 tháng, lúc đó bạn mới có thể thảo luận về các bước đi tiếp theo". (Reuters)

* Phớt lờ chiến đấu cơ, Anh tuyên bố ủng hộ Ukraine trên thực địa: Ngày 15/2, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho rằng, các đồng minh phương Tây có thể hỗ trợ Ukraine nhanh hơn bằng cách ủng hộ vị thế của Kiev trên thực địa, thay vì tập trung vào việc cung cấp máy bay chiến đấu.

Phát biểu với hãng Sky News, Bộ trưởng Wallace lập luận, máy bay chiến đấu đòi hỏi “phi hành đoàn rất lớn”, trong khi nước Anh có thể hỗ trợ tăng cường ngay lập tức thông qua hoạt động cung cấp vũ khí tầm xa và tên lửa phòng không.

* Ba Lan lạc quan về thỏa thuận cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine: Ngày 14/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak nhấn mạnh, các cuộc đàm phán về việc cung cấp F-16 cho Ukraine nhiều khả năng sẽ mang lại kết quả.

Theo quan chức Ba Lan, Warsaw nhận thức được khả năng đóng góp của mình là có hạn vì chỉ có 48 chiếc F-16, tuy nhiên, "các đồng minh có tiềm năng nhiều hơn hẳn... Bạn chỉ cần gia tăng sức ép”. (Reuters)

* Giáo hoàng Francis muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo lời người đứng đầu Liên minh các tín đồ cổ điển thế giới (WBU) Leonid Sevastyanov ngày 15/2.

Dẫn nội dung một bức thư của Giáo hoàng, ông Sevastyanov cho biết, Giáo hoàng Francis sẵn sàng đến Moscow "và nói chuyện với Tổng thống Putin về kế hoạch giải quyết hòa bình ở châu Âu”.

Trước đó, Đại sứ Nga tại Vatican Alexander Avdeev cho biết, Giáo hoàng Francis đang giúp trao đổi tù nhân trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. (Social Bites)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Chuyên gia châu Âu đánh giá về cơ hội tái sinh kinh tế Ukraine từ ‘đống tro tàn'?

Châu Âu

* EU đề xuất trừng phạt các thực thể Iran dính líu xung đột Ukraine, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen xác nhận ngày 15/2.

Phát biểu với các nhà lập pháp châu Âu ở Strasbourg (Pháp), bà von der Leyen nhấn mạnh: “Lần đầu tiên chúng tôi cũng đề xuất trừng phạt các thực thể của Iran, trong đó có những thực thể liên quan Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran”.

Bà Von der Leyen cho biết, gói trừng phạt thứ 10, với tổng giá trị lên đến 11 tỷ Euro (11,79 tỷ USD), sẽ bao gồm các lệnh cấm thương mại và kiểm soát xuất khẩu công nghệ mới, trong đó có máy bay không người lái, trực thăng và tên lửa. (Reuters)

* Quốc hội Nga triệu tập họp bất thường vào ngày 22/2 tới. Trước đó một ngày, Tổng thống Putin sẽ trình bày Thông điệp liên bang trước hai viện Quốc hội.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sẽ có bài phát biểu tại phiên họp và thảo luận với các nghị sĩ về những vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Moscow, sau đó, ông sẽ trả lời câu hỏi của các nghị sĩ về những vấn đề quốc tế cấp bách, đặc biệt liên quan chiến dịch quân sự. (TASS)

* Serbia phủ nhận liên quan âm mưu gây bất ổn Moldova: Ngày 14/2, Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic đã điện đàm với người đồng cấp Moldova Nicolae Popescu và bác bỏ cáo buộc công dân Serbia có liên quan âm mưu gây bất ổn cho Chisinau.

Bộ Ngoại giao Serbia cho hay, đến nay, chưa có bằng chứng về sự tham gia của công dân nước này vào âm mưu trên như thông tin tình báo của Ukraine đã đưa cách đây một ngày.

Theo Ngoại trưởng Dacic, Serbia và Moldova là những quốc gia thân thiện và hai bên nhất trí không để những thông tin trên "ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị song phương". (RFERL)

* NATO nên chi tối thiểu 2% GDP cho phòng thủ, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 15/2, trong bối cảnh lãnh đạo quốc phòng của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang nhóm họp tại Brussles (Bỉ).

Phát biểu với báo giới, ông Pistorius nói: "Chỉ chi 2% sẽ là không đủ. Nó phải là cơ sở cho mọi thứ sau đó. chính phủ Đức đang tranh luận điều này và sẽ sớm đạt được một thỏa thuận". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga phản pháo cáo buộc lên kế hoạch gây bất ổn Moldova

Châu Á

* 69 tàu Nga bị cấm vào các cảng Bangladesh: Ngày 15/2, Đại sứ quán Nga tại Bangladesh xác nhận, 69 tàu nước này đã bị cấm vào các cảng của quốc gia Nam Á này.

Đại sứ quán Nga nhấn mạnh rằng lệnh cấm 69 tàu không có nghĩa là chấm dứt hoạt động nhập khẩu của Nga vào Bangladesh mà chỉ những tàu cụ thể mới bị trừng phạt”.

Bangladesh giải thích, quyết định này là do chính phủ muốn tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. (TASS)

* Trung Quốc sẽ triển khai những biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào 6 thực thể của Bắc Kinh liên quan vụ khinh khí cầu, theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. (THX)

* Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Tính đến ngày 15/2, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất đã lên đến hơn 41.000 người, song giới chức hai nước lo ngại con số trên sẽ còn tiếp tục tăng.

Những người sống sót cũng đối mặt với khủng hoảng về thực phẩm và nơi trú ẩn, trong khi tiết trời giá lạnh càng khiến điều kiện sinh hoạt thêm khắc nghiệt. Các hộ gia đình ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cho biết họ đang đối phó với hậu quả về mặt tâm lý sau khi chứng kiến thảm họa trên.

Phát biểu tại cuộc họp Nội các tối 14/2 tại trụ sở của Cơ quan Quản lý khẩn cấp và thảm họa (AFAD), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cam kết, công tác cứu hộ sẽ được triển khai triệt để cho đến khi người cuối cùng được đưa ra khỏi các đống đổ nát.

Liên hợp quốc cho biết, giai đoạn giải cứu các nạn nhân đang gần kết thúc và trọng tâm sẽ được chuyển dần sang cung cấp nơi trú ẩn, lương thực và giáo dục.

* Thái Lan đăng cai cuộc tập trận chung đa phương "Hổ mang Vàng", trong đó lần đầu tiên huấn luyện ứng phó với các thảm họa không gian, theo thông báo của Lực lượng vũ trang Hoàng gia Thái Lan.

Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 27/2-10/3, quy tụ 7.394 quân nhân từ 30 quốc gia, trong đó có 6.000 quân nhân Mỹ.

Có 7 quốc gia tham gia các cuộc tập trận chính là Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Singapore. Ba quốc gia sẽ tham gia diễn tập viện trợ nhân đạo là Trung Quốc, Ấn Độ và Australia.

10 quốc gia sẽ tham gia với tư cách quan sát viên là Campuchia, Lào, Brazil, Pakistan, Việt Nam, Đức, Thụy Điển, Hy Lạp, Kuwait và Sri Lanka. (Sputnik)

* Nhật Bản xây thêm 4 kho có thể chứa tên lửa tầm xa với khả năng tấn công căn cứ của kẻ thù tại các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ (SDF) ở tỉnh Otia và Aomori, theo các nguồn tin chính phủ Nhật Bản ngày 15/2.

Việc xây dựng các cơ sở này sẽ bắt đầu trong tài khóa 2023, từ tháng 4 tới.

Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ tiến hành khảo sát trong năm tài khóa này về việc xây 6 kho lớn tương tự tại nhiều cơ sở của SDF ở trong nước. (Kyodo)

* Các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây: Ngày 14/2, Israel tuyên bố muốn mở thêm nhiều khu định cư Do Thái ở Bờ Tây bị chiếm đóng, sau khi chính thức công nhận 9 khu định cư khác, khiến nhiều quốc gia phản đối, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức.

Theo mạng tin Ynetnews, cùng ngày, Trưởng phái đoàn Palestine tại Liên hợp quốc Riyad Mansour đã kêu gọi các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xúc tiến thông qua nghị quyết lên án động thái trên của Israel cũng như việc Nhà nước Do Thái thúc đẩy kế hoạch xây dựng 10.000 căn hộ mới.

Trong một bức thư gửi 15 thành viên HĐBA, đại diện Palestine đã cáo buộc Israel “tìm cách áp đặt việc đã rồi ở vùng đất chiếm đóng của Palestine, thông qua quá trình tăng cường sử dụng các biện pháp bất hợp pháp nhằm thuộc địa hóa, sáp nhập và trừng phạt tập thể”.

* Houthi kết án tử hình vắng mặt bộ trưởng Quốc phòng Yemen: Một tòa án quân sự do lực lượng Houthi điều hành ở thủ đô Sanaa (Yemen) đã kết án tử hình vắng mặt Bộ trưởng Quốc phòng nước này Mohsen Al-Daeri cùng 29 sĩ quan quân đội với cáo buộc hợp tác với các đối thủ của nhóm phiến quân.

Tòa án quân sự này đã ra lệnh thực thi quyết định xử tử, trục xuất ra khỏi quân ngũ và tịch thu tài sản trong và ngoài nước của những người này. (Arab News)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông: Chuyến đi 'xoa dịu' những bất đồng

Châu Mỹ

* Tổng thống Mỹ bổ nhiệm cố vấn kinh tế của Nhà Trắng: Ngày 14/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) Lael Brainard làm Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC) của Nhà Trắng, thay thế ông Brian Deese mới tuyên bố từ chức.

Tổng thống Biden cũng bày tỏ ý định bổ nhiệm cộng sự thân tín Jared Bernstein thay bà Cecilia Rouse làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế (CEA).

Theo Tổng thống Biden, hai cố vấn kinh tế mới sẽ giúp Mỹ đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế vững mạnh, tăng trưởng bao trùm và khả năng phục hồi tốt hơn trong tương lai. (Reuters)

* Cựu Tổng thống Brazil Bolsonaro dự định về nước trong tháng 3, theo thông tin từ tờ Wall Street Journal ngày 14/2.

Theo nguồn tin trên, ông Bolsonaro sẽ trở lại Brazil để lãnh đạo phe đối lập với Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva, đồng thời tự bảo vệ trước những cáo buộc xúi giục biểu tình phản đối bầu cử vào tháng trước.

Ông đã bay đến Florida 2 ngày trước khi Tổng thống Lula da Silva tuyên thệ nhậm chức hôm 1/1, sau đó xin thị thực du lịch 6 tháng để tiếp tục ở lại Mỹ.

* Ba vật thể bay bị Mỹ bắn hạ không gây ra nguy hiểm, theo Điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby.

Ông cho rằng, đây là giải thích khả dĩ nhất, rằng những vật thể này là bóng bay được gắn đơn giản với các thực thể thương mại hoặc nghiên cứu.

Theo ông, đến nay, nhà chức trách Mỹ chưa thấy bất kỳ dấu hiệu hay bất cứ điều gì cụ thể cho thấy 3 vật thể này là một phần của chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hoặc liên quan các nỗ lực thu thập thông tin tình báo bên ngoài. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Vụ các vật thể bay: Mỹ đưa ra nhận định 'khả dĩ nhất', không liên quan Trung Quốc? Nỗi nghi ngờ của Nhật Bản

Châu Phi

* Chính quyền Tunisia tiếp tục bắt giữ các chính trị gia đối lập: Ngày 14/2, các luật sư cho biết, giới chức Tunisia đã bắt giữ ông Noureddine Bhiri, một thủ lĩnh cấp cao của phong trào đối lập Ennahda, do bị tình nghi tham gia "âm mưu chống lại an ninh đất nước".

Trong khi đó, ông Lazhar Akremi, một luật sư đồng thời là người chỉ trích Tổng thống Kais Saied, và ông Noureddine Bouttar, Tổng giám đốc đài phát thanh độc lập Mosaïque, cũng đã bị lực lượng an ninh bắt giữ ngày 13/2.

Một thành viên nổi bật khác của phong trào đối lập Ennahda là ông Andelhamid Jelassi đã bị bắt vào ngày 11/2, cùng với ông Khayam Turki, cựu lãnh đạo đảng dân chủ xã hội Ettakatol.

Nhà chức trách Tunisia hiện chưa công bố bất kỳ thông tin nào về làn sóng bắt giữ này. (AP)

* Nam Phi công bố nội dung Hội nghị BRICS: Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) 2023 do Nam Phi đăng cai sẽ có chủ đề "BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm".

Thứ trưởng Bộ Quan hệ và hợp tác quốc tế Nam Phi Alvin Botes tiết lộ: “Một trong những vấn đề sẽ được thảo luận tại BRICS là làm thế nào để tái cơ cấu cấu trúc chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu để nó trở nên cân bằng, mang tính đại diện, bao trùm và công bằng hơn”.

BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Năm 2023, Nam Phi tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên của BRICS từ Trung Quốc. (THX)

Hai ngày trước khi tròn một năm xung đột Ukraine, Quốc hội Nga họp bất thường

Hai ngày trước khi tròn một năm xung đột Ukraine, Quốc hội Nga họp bất thường

Ngày 15/2, truyền thông Nga đưa tin, Quốc hội nước này sẽ triệu tập phiên họp bất thường vào ngày 22/2 tới.

Tình hình Ukraine: Nga chọc thủng phòng tuyến ở Luhansk, hai nước châu Âu khước từ Kiev và sự chờ đợi của phương Tây

Tình hình Ukraine: Nga chọc thủng phòng tuyến ở Luhansk, hai nước châu Âu khước từ Kiev và sự chờ đợi của phương Tây

Ngày 15/2, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về những bước tiến trong chiến dịch quân sự ở Ukraine tại khu vực miền Đông.

'Mối tình' nhiều thập niên với châu Âu rạn nứt, mất 'khách sộp', Nga cậy nhờ ai?

'Mối tình' nhiều thập niên với châu Âu rạn nứt, mất 'khách sộp', Nga cậy nhờ ai?

Hoạt động buôn bán khí đốt của Nga với châu Âu - vốn được xây dựng một cách tỉ mỉ trong nhiều thập niên - ...

Tàu chiến Nga mang tên lửa siêu thanh khủng cập bến Nam Phi

Tàu chiến Nga mang tên lửa siêu thanh khủng cập bến Nam Phi

Ngày 13/2, khu trục hạm Đô đốc Gorshkov của Nga đã cập cảng Cape Town trước thềm cuộc tập trận với Nam Phi và Trung ...

Nga không ‘tê liệt’ trước một ý tưởng ‘yếu’, thêm trừng phạt, thêm đau đớn, đây là lý do cấm vận phản tác dụng

Nga không ‘tê liệt’ trước một ý tưởng ‘yếu’, thêm trừng phạt, thêm đau đớn, đây là lý do cấm vận phản tác dụng

Các số liệu thống kê cho thấy, những nỗ lực dồn dập của phương Tây nhằm "bóp nghẹt" nền kinh tế Nga cho đến nay ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Toyota mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Toyota của các dòng Vios 2021, Rush 2021, Wigo 2021, Corolla Altis 2021, Innova 2021, Yaris 2021, Alphard 2021, Fortuner 2021, Camry 2022, Granvia 2021, Hilux ...
Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Quỳnh Lưu - Nghệ An: Một gánh hát gia đình suốt 70 năm phục vụ người dân và bộ đội

Trong những ngày này trên khắp đường phố tại tỉnh Điện Biên, lực lượng bộ đội đang chuẩn bị những hoạt động để kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện ...
Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Argentina liên tục đăng bài ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều tờ báo của Argentina tiếp tục đăng bài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cho rằng thắng lợi đó bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết ...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cách mạng của ...
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của ...
Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac lùi kế hoạch chuyển hẳn sang ô tô thuần điện

Hãng xe sang Cadillac vừa công bố một chiến lược mới về tương lai của thương hiệu trong việc phát triển xe điện.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động