Tin thế giới 15/6: Tổng thống Nga trải lòng trước giờ 'G'; NATO khiến Trung Quốc 'nóng mặt', Nga gắt 'đừng ngạc nhiên nếu vào danh sách đen'

Hoàng Hà
Thượng đỉnh Nga-Mỹ; tuyên bố chung của Thượng đỉnh NATO và phản ứng từ Nga, Trung Quốc; Thượng đỉnh Mỹ-EU; tình hình Belarus, Dòng chảy phương Bắc 2 và bán đảo Triều Tiên là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 15/6:
Thế giới đnag đổ dồn sự chú ý vào Thượng đỉnh Nga-Mỹ vào ngày mai, 16/6, giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Thượng đỉnh Nga-Mỹ:

Vào lúc 6h chiều ngày 16/6 (giờ Việt Nam), Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden sẽ diễn ra tại biệt thự Villa La Grange, cạnh hồ Geneva, Geneva, Thụy Sỹ.

Đây là cuộc cặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, cuộc gặp dự kiến ​​sẽ kéo dài khoảng 4-5 giờ bao gồm cả thời gian nghỉ giải lao.

Một ngày trước Hội nghị, Thụy Sỹ đã triển khai hàng loạt biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho cuộc gặp lịch sử như tạm thời hạn chế không phận đối với thành phố Geneva, triển khai tới 3.000 binh sĩ và cảnh sát để bảo đảm an ninh.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Điểm danh 3 vấn đề nổi cộm 'không thể ngó lơ'*

Tổng thống Putin trải lòng trước giờ "G"

Ngày 14/6, Điện Kremlin đã công bố toàn bộ cuộc phỏng vấn của Tổng thống Putin với kênh truyền hình Mỹ NBC, về nhiều vấn đề nóng như cáo buộc tấn công mạng, nghi án đầu độc chính trị gia đối lập Alexei Navalny, quan hệ Nga-Trung Quốc...

Ông Putin đã bác bỏ cáo buộc của Washington rằng, tin tặc hoặc chính phủ Nga đứng sau các cuộc tấn công mạng ở Mỹ, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng, Mỹ, một quốc gia công nghệ cao, có khả năng và có ý định nhắm mục tiêu vào Moscow.

Liên quan nghi vấn đầu độc ông Navalny, ông Putin cho biết, Nga không có "thói quen" ám sát, đồng thời phủ nhận việc ra lệnh sát hại Navalny.

Về việc đưa quân tới gần biên giới Ukraine, Tổng thống Nga nói rằng, Moscow thực hiện các cuộc tập trận quân sự trên lãnh thổ của mình, trong khi NATO thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận gần biên giới Nga.

Trong quan hệ với Mỹ, nhà lãnh đạo Nga nhận định mối quan hệ hai nước đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, nhưng cho rằng, ông Biden là một "chính trị gia chuyên nghiệp" và hy vọng ông chủ Nhà Trắng sẽ không có những bước đi vội vàng như người tiền nhiệm Donald Trump.

Tổng thống Putin cũng cho hay, ông đã nhận thấy những nỗ lực nhằm phá hủy quan hệ Nga-Trung Quốc, vốn được nhà lãnh đạo Nga nhận định đang ở cấp độ cao chưa từng có, đồng thời khẳng định "hài lòng và trân trọng nó".

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Putin cũng đã trả lời về chủ đề người kế nhiệm, khẳng định ông sẵn sàng ủng hộ một người trung thành với đất nước dù người đó có quan điểm chỉ trích ông Putin. (Kremlin)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Ông Biden thực sự nghĩ gì về ông Putin? *

Tổng thống Mỹ cam kết vạch "lằn ranh đỏ" với Nga

Ngày 14/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh giá cuộc gặp của ông với người đồng cấp Nga Putin là "quan trọng" và sẽ đề nghị hợp tác với Moscow về các lĩnh vực có chung lợi ích nếu Điện Kremlin lựa chọn như vậy.

Ông nói: "Nếu ông ấy không hợp tác và hành động theo cách mà ông ấy đã từng làm trong quá khứ liên quan đến an ninh mạng và một số hoạt động khác, chúng tôi sẽ đáp theo cách tương tự".

Tổng thống Mỹ sẽ làm rõ với ông Putin "đâu là lằn ranh đỏ" ở những khía cạnh mà hai bên không đạt được tiếng nói chung và một trong những khía cạnh đó là vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định không muốn xung đột với Nga, nhưng "chúng tôi sẵn sàng đáp trả nếu Nga tiếp tục các hành động nguy hại và chắc chắn sẽ bảo vệ liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương". (AFP, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Cuộc gặp vội vã?

Thượng đỉnh NATO:

Ngày 14/6, lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã gặp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh của liên minh này ở Brussels, Bỉ.

Sau Hội nghị, một loạt vấn đề nóng đã được đưa ra trong tuyên bố chung dài 41 trang, tập trung vào vào một số nội dung chính như Nga, Trung Quốc, tình hình Afghanistan, đoàn kết nội khối...

NATO đã lần đầu tiên đánh giá Trung Quốc đặt ra "những thách thức mang tính hệ thống" đối với an ninh và luật pháp quốc tế, trong khi cảnh báo Nga rằng, sẽ không thể quay trở lại quan hệ bình thường với liên minh quân sự này cho đến khi Moscow tuân thủ luật pháp quốc tế.

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị Thượng đỉnh NATO: Lần đầu tiên trong lịch sử đề cập thách thức từ Trung Quốc, gửi 'tối hậu thư' cho Nga?

NATO sẽ tăng cường quan hệ với 4 nước châu Á-Thái Bình Dương

Lãnh đạo các nước thành viên NATO đã nhất trí tăng cường quan hệ với Nhật Bản và các nước châu Á-Thái Bình Dương khác để hỗ trợ duy trì trật tự quốc tế dựa trên quy định.

Thông cáo đưa ra sau Hội nghị nêu rõ Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc là các quốc gia mà NATO có kế hoạch tăng cường "đối thoại chính trị và hợp tác thực tế" nhằm thúc đẩy an ninh hợp tác và hỗ trợ trật tự quốc tế dựa trên quy định. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Những điều ẩn chứa trong Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh NATO

NATO-Trung Quốc: Bắc Kinh "nóng mặt"

Ngày 15/6, Bắc Kinh đã cáo buộc NATO "tạo thế đối đầu" sau khi liên minh quân sự của phương Tây cam kết hợp tác để đối phó với thách thức do những chính sách của Trung Quốc đặt ra.

Trung Quốc cũng kêu gọi NATO "đánh giá đúng về sự phát triển" của nước này cũng như ngừng thổi phồng dưới bất kỳ hình thức nào 'thuyết về mối đe dọa Trung Quốc". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc 'phản pháo' sau khi bị NATO đưa ra 'mổ xẻ', tìm cách đối phó

NATO-Ukraine: Tổng thống Mỹ nêu điều kiện để Ukraine gia nhập NATO

Ngày 14/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay, Ukraine cần loại bỏ tận gốc tình trạng tham nhũng và đáp ứng các tiêu chuẩn khác để gia nhập NATO.

Ông Biden cũng lưu ý, việc Nga sáp nhập Crime và vai trò của Moscow tại Đông Ukraine không có nghĩa là Kiev sẽ không bao giờ được trở thành thành viên của liên minh này.

Phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh NATO, ông Biden nói: "Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để đặt Ukraine vào một vị trí có thể kháng cự lại hành động gây hấn của Nga, nhằm duy trì an ninh của họ".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ hoan nghênh tuyên bố của NATO xác nhận ủng hộ nỗ lực gia nhập khối này của Kiev. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Triển vọng Ukraine gia nhập khối NATO: Nói dễ, làm khó

NATO-Nga: Đã đến lúc NATO quyết định

Trên kênh Telegram cá nhân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, các nước thành viên NATO nên quyết định các chính sách của họ đối với Moscow, nếu không muốn bị đưa vào danh sách các quốc gia không thân thiện.

Trước đó, Hội nghị thượng đỉnh của NATO đã thúc giục Nga đưa Czech và Mỹ ra khỏi danh sách các quốc gia không thân thiện.

Theo bà Zakharova, với thông điệp trên, NATO đang "bày tỏ mong muốn được kết bạn", đồng thời cho rằng: "Đã đến lúc NATO quyết định: hoặc họ ngừng nghĩ ra những câu chuyện gián điệp mà họ sử dụng như một cái cớ để áp đặt trừng phạt, hoặc đừng ngạc nhiên nếu thấy tên mình trong danh sách quốc gia không thân thiện". (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nga ra điều kiện nói chuyện 'làm hòa' với NATO

Thượng đỉnh Mỹ-EU:

Chiều 15/6 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã cùng nhau tiến hành cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU).

Đây là Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ đầu tiên kể từ năm 2014, là cơ hội để làm mới quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương và thiết lập một chương trình nghị sự chung vì sự hợp tác giữa EU và Mỹ trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.

Khẳng định có cái nhìn khác so với người tiền nhiệm, Tổng thống Biden tuyên bố: "Nước Mỹ đã trở lại. Chúng tôi đang khẳng định lại thực tế rằng, việc có mối quan hệ tuyệt vời với NATO và EU là hoàn toàn vì lợi ích của Mỹ".

Thông điệp của ông Biden ông Michel và bà von der Leyen. Chủ tịch Hội đồng châu Âu khẳng định: "Nước Mỹ đã quay trở lại toàn cầu. Đó là một tin tuyệt vời". (CNN)

EU, Mỹ nhất trí đình chỉ tranh cãi về trợ cấp máy bay thêm 5 năm

Ngày 15/6, các nguồn tin châu Âu cho biết, EU và Mỹ đã nhất trí đình chỉ vụ tranh cãi về vấn đề Airbus-Boeing kéo dài 17 năm giữa hai bên trong 5 năm, đánh dấu thắng lợi ngoại giao trong chuyến công du Brussels của Tổng thống Biden. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU: 4 trụ cột chính

Dòng chảy phương Bắc 2: Đức nêu khả năng Mỹ trừng phạt

Ngày 15/6, Bloomberg đưa tin Ngoại trưởng Đức Heiko Maas không loại trừ khả năng Mỹ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đưa khí đốt từ Nga tới châu Âu.

Theo ông Maas, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đều không có thái độ tích cực đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Tuy nhiên, đã có tín hiệu lạc quan từ các cuộc đàm phán đang diễn ra trong vài tuần qua và trong những tháng tới, quyết định có thể được đưa ra.

Ngoại trưởng Maas bày tỏ hy vọng vấn đề này sẽ không gây xung đột trong quan hệ hợp tác giữa Đức và Mỹ. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Dòng chảy phương Bắc 2: Lợi ích vẫn quan trọng nhất?

Tình hình Belarus:

Ryanair không ủng hộ lệnh cấm sử dụng không phận Belarus

Giám đốc điều hành của hãng hàng không Ryanair (Ireland) Michael O'Leary tuyên bố không ủng hộ lệnh cấm sử dụng không phận Belarus trong dài hạn.

Hôm 23/5, một máy bay của Ryanair bị buộc hạ cánh xuống Minsk, sau đó, Belarus bắt giữ một nhà báo bất đồng chính kiến trên chuyến bay này, động thái làm dấy lên sự chỉ trích quốc tế, khiến các quốc gia châu Âu cấm các hãng hàng không sử dụng không phận Belarus.

Theo ông O'Leary, kêu gọi các nhà chức trách quốc tế khôi phục quyền tiếp cận không hạn chế các đường hàng không sớm nhất có thể, với sự đảm bảo thích hợp từ chính quyền Belarus và/hoặc Nga rằng các động thái trên sẽ không bao giờ tái diễn. (Reuters)

Nga xóa lệnh truy nã chính trị gia đối lập Belarus

Ngày 15/6, hãng tin RIA đưa tin, cảnh sát Nga đã đưa chính trị gia đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya ra khỏi danh sách truy nã theo đề nghị của chính quyền Belarus.

Bà Tsikhanouskaya đã chạy trốn sang một nước khác sau khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ năm 2020 bị dập tắt. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Belarus-EU khủng hoảng: Đúng ý Tổng thống Putin?

Bán đảo Triều Tiên:

Đồn đoán về khả năng Triều Tiên có hành động quân sự với Hàn Quốc

Hãng theo dõi hoạt động hàng không Aircraft Spot cho biết, máy bay phản lực hai động cơ An-148 được phát hiện bay về miền Đông Bắc vào khoảng 10h sáng 9/6. Các tín hiệu của máy bay đã mất dấu gần tỉnh Bắc Hamgyong.

Các hãng theo dõi tình hình Triều Tiên cho hay, chiếc máy bay nói trên của hãng hàng không Air Koryo từng được sử dụng làm máy bay cá nhân của ông Kim.

Với hướng bay này, một số người cho rằng, điểm đến của máy bay có thể là Sinpo trên bờ biển phía Đông, nơi Triều Tiên được cho là đang đóng một tàu ngầm mới đang trong giai đoạn hoàn tất.

Tàu ngầm mới được cho là một tàu lớp 3.000 tấn và có thể có khả năng mang 3 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).

Chuyến bay cá nhân hiếm hoi của ông Kim diễn ra sau khi Triều Tiên cảnh báo có hành động quân sự chống Hàn Quốc để phản đối việc các nhà hoạt động chống chính quyền Triều Tiên phát tán truyền đơn biên giới. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình bán đảo Triều Tiên thay đổi nhanh chóng, ông Kim Jong Un muốn nâng cao năng lực quốc phòng

NATO hối thúc Triều Tiên đối thoại "có ý nghĩa" với Mỹ

Trong tuyên bố chung sau Hội nghị thượng đỉnh NATO, Mỹ và 29 nước thành viên còn lại đã hối thúc Triều Tiên tham gia đối thoại có ý nghĩa với Mỹ hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.

Lãnh đạo của 30 quốc gia thành viên NATO cũng kêu gọi Triều Tiên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế, đồng thời kêu gọi các nước khác thực thi đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Triều Tiên. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Trước thềm Thượng đỉnh: Ngoại trưởng Mỹ nhắc nhở Nga, Moscow mong Washington cảm nhận được trách nhiệm
Cập nhật Covid-19 ngày 15/6: Ấn Độ mở lại đền Taj Mahal; Nhật Bản tính 'nới nhẹ' ở Tokyo trước Olympic; thế giới cần hơn 11 tỷ liều vaccine
Nguy hiểm: Nổ nhà máy hóa chất ở bang Illinois, Mỹ; khoảng 1.000 người phải sơ tán khẩn cấp
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Đâu chỉ có Ukraine 'đứng ngồi không yên'
Tin thế giới 14/6: Nối tiếp G7, NATO tỏ thái độ với Nga-Trung; thời khắc chờ 50 năm của ông Biden và kỳ vọng của Nga; chính trường Israel sang trang

Đọc thêm

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và ...
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO: Việt Nam là đối tác chiến lược, tin cậy, trách nhiệm của tổ chức UNESCO

Chiều ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.
Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh thăm làm việc tại Kazakhstan

Chuyến thăm là cơ hội tốt để khảo sát những tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Bắc Ninh với các địa phương của Kazakhstan.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024, thị trường có động thái bất ngờ, xuất khẩu sụt giảm, lo ngại sản lượng vụ mùa năm tới

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ quay đầu giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt  84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước vượt 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? thị trường khó xuống vì 'lực mua khủng'

Giá vàng hôm nay 26/4/2024: Giá vàng trong nước hơn 84 triệu đồng/lượng, đấu giá vàng gặp vấn đề gì? vàng khó xuống vì 'lực mua khủng' từ nước này?
Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại Việt Nam

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Armenia tại ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động