📞

Tin thế giới 1/6: Nga tung chiêu cảnh cáo EU; Trung Quốc phát cảnh báo nóng tới Mỹ; Iran không vui nhắc nhở Pháp-Đức

Hoàng Hà 19:59 | 01/06/2022
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Nga-EU liên quan năng lượng, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, Iran với phương Tây "lời qua tiếng lại", mâu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Cả thế giới đang trông chờ vào một cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Không loại trừ khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Ukraine, song trước hết cần chuẩn bị và hoàn tất một văn kiện đã bị ngừng soạn thảo, theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov.

Phát biểu với phóng viên, ông Peskov nói: "Lập trường của chúng tôi và lập trường của Tổng thống Nga về cuộc gặp ông Zelensky là rất rõ ... Trước hết, không bên nào loại trừ khả năng tổ chức một cuộc gặp như vậy, không bao giờ loại trừ cả".

Tuy nhiên, "cần phải chuẩn bị cho cuộc gặp này và việc ông Putin gặp ông Zelensky trở nên hợp lý khi hoàn tất một văn kiện nhất định, việc soạn thảo văn kiện này đã bị dừng lại cách đây khá lâu và hiện vẫn chưa nối lại”. (Sputnik)

* Nga đã kiểm soát 70% thành phố Sievierodonetsk, khu vực có tầm quan trọng chiến lược ở miền Đông Ukraine, theo lời Thống đốc vùng Luhansk Serhiy Gaidai ngày 1/6.

Trên ứng dụng tin nhắn Telegram, ông Gaidai nói: "Một số binh sĩ Ukraine đã rút lui về các vị trí được chuẩn bị trước có lợi thế hơn". (AP)

* Mỹ xác nhận gửi thêm vũ khí hiện đại cho Ukraine, gồm các hệ thống rocket phóng loạt tiên tiến Himars cho Ukraine. Washington đã quyết định không gửi các loại đạn có tầm bắn xa hơn. (AFP)

* Nga cảnh báo Mỹ việc gửi vũ khí cho Ukraine: Ngày 1/6, Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cung cấp các hệ thống tên lửa và vũ khí tiên tiến cho Ukraine là cực kỳ tiêu cực và sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu trực tiếp. (Reuters)

* Mỹ không muốn chiến tranh với Nga: Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, Washington không tìm kiếm một cuộc chiến giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với Nga.

Theo nhà lãnh đạo Mỹ, "chừng nào chúng tôi hoặc các đồng minh không bị tấn công, chúng tôi sẽ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này, bằng cách gửi quân đội Mỹ đến chiến đấu ở Ukraine hay tấn công lực lượng Nga". (Sputnik)

* Đức gửi hệ thống phòng không IRIS-T cho Ukraine, theo thông báo của Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 1/6 tại Hạ viện.

Ông Scholz cho biết thêm, nước này "đã chuyển giao liên tục kể từ đầu chiến dịch quân sự của Nga", gồm hơn 15 triệu viên đạn, 100.000 quả lựu đạn và hơn 5.000 quả mìn chống tăng đã được chuyển tới Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại quốc gia láng giềng vào ngày 24/2. (Reuters)

* Giáo hoàng Francis kêu gọi ngừng phong tỏa xuất khẩu lúa mì của Ukraine, bởi ông cho rằng, không thể sử dụng loại ngũ cốc này như một “vũ khí chiến tranh” và vì hàng triệu người sống phụ thuộc vào lúa mì từ Ukraine, đặc biệt là ở các nước nghèo nhất thế giới. (Reuters)

* ICC muốn mở văn phòng điều tra tội phạm chiến tranh ở Ukraine: Estonia, Latvia và Slovakia đã ký thỏa thuận cùng Ukraine, Ba Lan và Lithuania tham gia Nhóm điều tra chung, phối hợp chia sẻ bằng chứng về những tội ác đã xảy ra ở Ukraine thông qua Cơ quan hợp tác tư pháp của Liên minh châu Âu.

Công tố viên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) Karim Khan cho biết, cơ quan này đang phối hợp nhằm mở một văn phòng tại Kiev để hỗ trợ các cuộc điều tra. (Interfax)

* Tổng thống Ukraine thông báothiệt hại của quân đội: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, mỗi ngày, quân đội nước này mất đi từ 60-100 binh sĩ và khoảng 500 người bị thương trong các cuộc giao tranh.

Ông cũng khẳng định, Kiev không có ý định nhượng lại các vùng lãnh thổ của mình, tuy nhiên có thể tham gia các cuộc thảo luận về những bất đồng liên quan.

Nhà lãnh đạo Ukraine cũng lưu ý, nước này không có ý định tấn công lãnh thổ Nga. (TASS, Sputnik)

* Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc thủy lôi của Ukraine cản trở vận chuyển lương thực: Ngày 31/5, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, các thủy lôi của Ukraine đã ngăn cản tàu chở ngũ cốc ra vào vùng biển Odessa của quốc gia Đông Âu này.

Nhà ngoại giao này cũng cho biết thêm, các bên đang cố gắng tìm ra giải pháp cho vấn đề nêu trên.

Châu Âu

* Tập đoàn Nga tung đòn cảnh cáo châu Âu: Ngày 31/5, Tập đoàn năng lượng độc quyền Nga Gazprom thông báo sẽ cắt nguồn cung khí đốt cho công ty điện lực Orsted của Đan Mạch, cũng như hãng Shell Energy với hợp đồng cung cấp khí đốt cho Đức, sau khi những đối tác này từ chối thanh toán bằng Ruble.

Việc ngừng cung cấp này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6 cho đến khi các công ty này thanh toán bằng đồng Ruble theo như yêu cầu của Nga.

Trước đó, ngày 30/5, Tập đoàn Gazprom cũng thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan do công ty này từ chối thanh toán bằng đồng Ruble. (TASS)

* Đan Mạch ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO: Ngày 1/6, Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Jeppe Kofod sẽ yêu cầu Quốc hội nước này ủng hộ việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. (Reuters)

* Nga hoàn tất thử nghiệm tên lửa hành trình siêu vượt âm Zircon và sẽ triển khai tên lửa hiện đại này trước cuối năm nay trên một tàu khu trục mới có tên Đô đốc Golovko của Hạm đội phương Bắc, theo lời chỉ huy Hạm đội trên, Đô đốc Alexander Moiseyev.

Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả Zircon là một phần của hệ thống vũ khí bất khả chiến bại thế hệ mới, có thể bay với tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh. (Reuters)

* Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp lại xích mích: Ngày 31/5, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, nước này đang đình chỉ Cơ chế hội đồng chiến lược cấp cao với Hy Lạp do Athens nhiều lần trì hoãn đề nghị do Ankara đưa ra về việc tổ chức một hội nghị của hội đồng này ở cấp độ cao nhất.

Ngày 1/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, Ankara không còn tiến hành các cuộc đàm phán song phương với Hy Lạp. (Anadolu)

* Thủ tướng Anh Boris Johnson đối mặt nguy cơ cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, khi đến nay, đã có hơn 25 nghị sĩ đảng Bảo thủ kêu gọi ông Johnson từ chức liên quan các cuộc tiệc tùng bất hợp pháp tại Văn phòng Thủ tướng trong thời gian Anh áp lệnh phong tỏa phòng dịch Covid-19.

Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng sẽ được thực hiện nếu có ít nhất 54 nghị sĩ đảng bảo thủ chính thức gửi yêu cầu lên Chủ tịch Ủy ban 1922 của đảng này. Nếu thất bại tại cuộc bỏ phiếu, ông Johnson sẽ buộc phải rời ghế Thủ tướng. (The Guardian)

Thái Bình Dương

* Ngoại trưởng Australia thăm Samoa và Tonga: Tân Ngoại trưởng Australia Penny Wong đang thực hiện chuyến thăm Samoa và Tonga, hai quốc đảo ở Thái Bình Dương, chỉ vài ngày sau khi người đồng cấp Vương Nghị có chuyến công du “lịch sử” đến Nam Thái Bình Dương.

Bà Penny Wong tuyên bố sẽ “làm mới và củng cố sâu sắc các mối quan hệ hữu nghị và gia đình của Australia”.

Trước đó, hôm 26/5, bà Penny Wong cũng đã thực hiện chuyến thăm Fiji, thể hiện nỗ lực của Australia trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương. (AFP)

* Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ngoại giao tại Thái Bình Dương: Ngày 31/5, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước này lên kế hoạch tăng cường hiện diện ngoại giao tại khu vực Thái Bình Dương, đồng thời sẽ hợp tác để thúc đẩy cam kết tại khu vực với các đối tác.

Cùng ngày, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã gặp Tổng thống Biden tại Nhà Trắng để thảo luận những nỗ lực của Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tại cuộc gặp, Tổng thống Biden nhấn mạnh Washington không muốn “chỉ đạo” khu vực mà muốn hợp tác với các nước trong khu vực. (Reuters)

Mỹ-Trung Quốc

"Mỹ gần đây đã tăng cường các hoạt động về vấn đề Đài Loan, ngầm khuyến khích và hỗ trợ những người ủng hộ Đài Loan độc lập".

Theo quan chức này, điều đó "là nguy hiểm cho Đài Loan và sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Mỹ". (TASS)

* Trung Quốc nêu mục đích cuộc diễn tập tuần tra gần Đài Loan: Quân đội Trung Quốc ngày 1/6 thông báo, trong những ngày gần đây họ đã tiến hành một cuộc tuần tra về khả năng sẵn sàng chiến đấu trên biển và trên không quanh đảo Đài Loan, khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Theo Trung Quốc, đây là "hành động cần thiết" để đối phó với "sự thông đồng" giữa Đài Loan và Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào của thế lực bên ngoài hay mưu đồ tìm kiếm "Đài Loan độc lập". (THX, Reuters)

Trung Đông

* Iran chỉ trích Đức, Pháp “can thiệp không phù hợp”, sau khi hai nước này lên án Tehran vì vụ bắt giữ hai tàu chở dầu mang cờ Hy Lạp ở vùng Vịnh hồi tuần trước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh tuyên bố: “Sự can thiệp không thích hợp như vậy vào các quy trình tư pháp độc lập của đất nước chúng tôi sẽ không giúp giải quyết các vấn đề”.

Trước đó, trong các tuyên bố riêng rẽ, Bộ Ngoại giao Đức và Pháp đã lên án vụ bắt giữ là vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi Iran thả các tàu và thủy thủ đoàn ngay lập tức.

Bác bỏ “việc đưa ra những tuyên bố phiến diện và thiếu chính đáng" như trên, ông Khatibzadeh cho rằng, hai nước Pháp và Đức “đang phản đối các biện pháp pháp lý được thực hiện ở Iran trong khi giữ im lặng trước việc chính quyền Hy Lạp bắt giữ trái phép con tàu mang cờ Iran và dỡ hàng hóa trên tàu”. (AFP)

* Iran đổ lỗi cho Mỹ về bế tắc trong đàm phán hạt nhân, cho rằng Washington "thiếu quyết đoán". Tehran cho rằng, nếu Washington ngừng thái độ "lừng khừng" và đưa ra quyết định chính trị thì sẽ không có bế tắc nào trong các cuộc thương lượng và đàm phán có thể kết thúc bằng một thỏa thuận mới.

Châu Phi

(AP)

* Nhiều thương vong trong vụ tấn công khủng bố ở Cameroon: Ngày 31/5, các nguồn tin an ninh và địa phương cho biết, các chiến binh của nhóm khủng bố Boko Haram được vũ trang hạng nặng đã tấn công vào Hitaoua ở khu vực phía Bắc của Cameroon khiến ít nhất 3 binh sĩ và 4 dân thường thiệt mạng.

Lực lượng quân đội chi viện đã có mặt và đẩy lùi những kẻ tấn công vào trong núi.

* IS thừa nhận gây ra vụ tấn công đẫm máu ở CHDC Congo: Ngày 31/5, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thừa nhận thực hiện vụ tấn công hôm 29/5 khiến ít nhất 15 dân thường thiệt mạng tại một ngôi làng ở phía Đông Bắc Congo.