Tin thế giới 16/10: Ngoại trưởng Nga tới Trung Quốc, Israel bác thông tin ngừng bắn

Minh Vương
Ông Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine, Israel chỉ trích tuyên bố của Colombia… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(10.16) Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp chủ nhà Vương Nghị hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16/10. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Nga)
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh ngày 16/10. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Nga)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Ông Putin nêu điều kiện đàm phán với Ukraine: Ngày 16/10, trả lời phỏng vấn Đài truyền hình trung ương CCTV (Trung Quốc), Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: “Tổng thống Ukraine đã ban hành sắc lệnh cấm đàm phán với chúng tôi... Làm sao bạn có thể thương lượng nếu họ không muốn và ngay cả khi họ đã ban hành văn bản quy định cấm các cuộc đàm phán này".

Ngoài ra, Tổng thống Putin nói rằng, những sai lầm ở Ukraine năm 2014 cần được sửa chữa không phải thông qua hoạt động quân sự, mà phải thông qua các thủ tục dân chủ, song phương Tây đã triển khai hoạt động quân sự thông qua Kiev. Nhà lãnh đạo này nêu rõ: “Đụng độ bắt đầu ở Ukraine không phải từ hoạt động quân sự của chúng tôi, mà sớm hơn nhiều - vào năm 2014, khi các nước phương Tây đóng vai trò là thế lực bảo đảm cho các thỏa thuận giữa Tổng thống (Ukraine Viktor) Yanukovich và phe đối lập chỉ vài ngày sau đã quên hết những lời đảm bảo của họ theo nghĩa đen. Họ đã thúc đẩy cuộc đảo chính (ở Ukraine)”.

Liên quan tới đề xuất của Trung Quốc về Ukraine, Tổng thống Nga “đánh giá cao những đề xuất này...chúng khá thực tế. Trong mọi trường hợp, chúng có thể là cơ sở cho thỏa thuận hòa bình”. (Sputnik/Tân hoa xã)

Tin liên quan
Tình hình Ukraine : Avdiivka vẫn là điểm nóng, Washington sẽ tăng viện trợ cho Kiev? Tình hình Ukraine : Avdiivka vẫn là điểm nóng, Washington sẽ tăng viện trợ cho Kiev?

* Nga: Quân đội Ukraine thiệt hại nặng ở Kupyansk: Ngày 16/10, người đứng đầu trung tâm báo chí của nhóm quân phía Tây thuộc Lực lượng vũ trang Nga (VSRF), ông Sergei Zybinsky cho biết 24 giờ qua, Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã mất “2 đại đội, 1 xe tăng, 2 xe chiến đấu bọc thép, 2 máy bay không người lái (UAV), 2 xe bán tải”. Theo quan chức này, pháo binh của nhóm quân phía Tây cũng phá hủy 1 pháo tự hành 152 mm 2S1 Gvozdika khi phản pháo.

Ngoài ra, ông cho biết ở Kupyansk, phi đội máy bay chiến đấu-ném bom Su-34 của nhóm quân phía Tây đã tấn công các điểm triển khai quân tạm thời và thành trì của đơn vị thuộc các lữ đoàn cơ giới 40, 43 và 115. Các đợt không kích cũng nhắm vào lữ đoàn xung kích đường không số 95 của Ukraine tại các khu đông dân cư Golubovka, Kulagovka, Petropavlovka và Kupyansk-Uzlovoy. (TASS)

* Mỹ giải thích lý do ủng hộ Ukraine: Ngày 15/10, trả lời đài CBS (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, một trong các mục tiêu của ông ở Ukraine là ngăn chặn người đồng cấp Nga Vladimir Putin kiểm soát “một quốc gia độc lập giáp với các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và giáp giới Nga”. Ông nêu rõ: “Chúng tôi muốn bảo đảm rằng các nền dân chủ đó được duy trì. Và Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm điều đó xảy ra”.

Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen có thể đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm khai thác số tiền thu được từ tài sản cố định của Nga tại các cuộc họp với các bộ trưởng tài chính EU trong chuyến thăm Luxemburg vào tuần này. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Putin: Chiến dịch của Ukraine đã thất bại hoàn toàn, sẵn sàng đáp trả đòn phản công mới

Israel-Hamas

* Israel bác thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza: Ngày 16/10, tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nêu rõ: “Hiện tại không có lệnh ngừng bắn và viện trợ nhân đạo ở Gaza để đổi lấy việc đưa người nước ngoài ra ngoài”.

Trước đó, hai nguồn tin an ninh của Ai Cập cho biết Mỹ, Israel và Ai Cập đã nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn ở phía Nam Gaza từ 6h GMT (tức 13h giờ Việt Nam) và kéo dài 5 giờ, cùng việc mở lại cửa khẩu Rafah nhằm mục đích cung cấp viện trợ nhân đạo cho vùng đất này và cho phép người nước ngoài rời Gaza. (Reuters)

* Israel sơ tán dân làng gần biên giới Lebanon, nêu số người bị Hamas bắt giữ: Ngày 16/10, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã kích hoạt kế hoạch sơ tán cư dân của 28 ngôi làng trong phạm vi 2 km từ biên giới Lebanon, sau các đợt đụng độ với Hezbollah song song với xung đột leo thang ở Dải Gaza.

Một trong số những ngôi làng nằm trong kế hoạch sơ tán là Shtula, mục tiêu tấn công tên lửa của Hezbollah ngày 15/10, khiến một dân thường thiệt mạng.

Trong một tin liên quan, các cư dân thành phố Metulla gần biên giới với Lebanon được lệnh ở trong nhà để đề phòng nguy cơ xâm nhập vũ trang từ bên kia biên giới. Trong khi đó, giới chức Israel chưa bình luận gì về thông tin này.

Cùng ngày, người phát ngôn IDF, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho biết, sau đợt tấn công ngày 7/10, Hamas đã đưa về Dải Gaza 199 người, bao gồm cả công dân Israel và người nước ngoài. Ông cho biết, giải cứu con tin là ưu tiên hàng đầu của Israel. IDF và các cơ quan khác đang nỗ lực đưa những người này trở về. Trước đó, Israel thông báo, 155 con tin đang bị Hamas giam giữ.

Đồng thời, Chuẩn đô đốc Hagari cáo buộc Iran đã chỉ đạo Hezbollah thực hiện các cuộc tấn công vào miền Bắc quốc gia Do Thái này nhằm đánh lạc hướng, giảm sự tấn công của IDF vào các cơ sở của phong trào Hồi giáo ở mặt trận phía Nam. Quan chức này cũng bác bỏ lệnh ngừng bắn với Hamas ở Nam Gaza.

Đến nay, ít nhất 1.400 người đã thiệt mạng trong đợt tấn công của Hamas vào Israel và 2.750 người khác thiệt mạng sau đợt đáp trả của IDF ở Gaza.

Trong diễn biến khác, ngày 16/10, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách vấn đề cứu trợ nhân đạo Martin Griffiths thông báo sẽ đến Trung Đông vào ngày 17/10 để hỗ trợ đàm phán về việc đưa hàng viện trợ vào Dải Gaza. Ông Martin Griffiths cho biết đang thảo luận với Israel, Ai Cập và các bên liên quan về vấn đề này. Hiện tiến trình này cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Ngoại trưởng Mỹ Blinken trong chuyến thăm các nước trong khu vực này. (AFP/Reuters)

* Israel phản đối phát ngôn của Tổng thống Colombia về tình hình Dải Gaza: Ngày 15/10, trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel Lior Haiat nhấn mạnh: “Hôm nay, theo chỉ đạo của Ngoại trưởng Eli Cohen, Đại sứ Yonatan Peled, Vụ phó Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Israel, đã triệu Đại sứ Manjarez, để trao công hàm phản đối liên quan những tuyên bố thù địch chống lại nhà nước Israel được Tổng thống Colombia, Gustavo Petro đưa ra vào tuần trước”.

Theo ông, Israel chỉ trích lãnh đạo Colombia ủng hộ hành động của Hamas, “kích động chủ nghĩa bài Do Thái, gây tổn hại cho các đại diện của nhà nước Israel và đe dọa sự an toàn của cộng đồng Do Thái ở Colombia”. (Sputnik)

* Nhiên liệu tại bệnh viện ở Gaza sắp cạn kiệt: Ngày 16/10, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết, dự trữ nhiên liệu tại tất cả các bệnh viện Dải Gaza chỉ còn 24 giờ nữa. OCHA viết: “Việc tắt máy phát điện dự phòng sẽ khiến tính mạng hàng nghìn bệnh nhân gặp nguy hiểm”.

Trước đó, ngày 15/10, Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine tại vùng Cận Đông của Liên hợp quốc (UNRWA) thông báo các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza đã dẫn đến “thảm họa nhân đạo chưa từng có” tại Palestine. Người đứng đầu UNRWA Philippe Lazzarini nhấn mạnh: “Không một giọt nước, không một hạt lúa mì, không một lít nhiên liệu nào được phép vào Dải Gaza 8 ngày qua”.

Trước đó, cũng trong ngày 15/10, chính quyền Israel thông báo mở lại nguồn cấp nước cho khu vực phía Nam Gaza. (AFP/Reuters)

* Liên đoàn Arab lên tiếng, tuần hành ở Thụy Sỹ phản đối IDF tấn công Gaza: Ngày 16/10, phát biểu trong cuộc họp Bộ trưởng Tư pháp các nước Arab tại Baghdad (Iraq), Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự tại Dải Gaza và mở hành lang an toàn để vận chuyển đồ cứu trợ cho người dân ở đây.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, hãng thông tấn Keystone-SDA (Thụy Sĩ) tin, hàng trăm người đã xuống đường để thể hiện tình đoàn kết với Palestine vào cuối tuần qua ở Bern (Thụy Sỹ). Nhiều người tham gia đã mang cờ Palestine, cùng các biểu ngữ và hô vang những khẩu hiệu thể hiện sự ủng hộ quốc gia này.

Đây là hoạt động được kêu gọi bởi nhóm Palestine Group Bern. Cuộc tuần hành được chính quyền ở Bern cho phép. Cuộc tuần hành diễn ra trong hòa bình, với sự hiện diện của lực lượng an ninh để kiểm soát tình hình. (AFP/TTXVN)

* Ai Cập, Pháp kêu gọi cấp viện trợ cho Gaza qua cửa khẩu Rafah: Ngày 16/10, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và người đồng cấp Pháp Catherine Colonna kêu gọi cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza và đưa công dân nước ngoài ra khỏi vùng lãnh thổ này trong ngày thứ 10 của cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas. Nhấn mạnh “những ai muốn rời khỏi Gaza đều có quyền đó”, bà Colonna cũng hối thúc mở các cửa khẩu.

Ai Cập kiểm soát cửa khẩu Rafah, lối đi duy nhất ra vào Dải Gaza mà không do Israel kiểm soát. Một quan chức Mỹ cuối tuần qua đã nói với AFP rằng Ai Cập và Israel đã đạt được thỏa thuận cho phép công dân Mỹ rời khỏi Gaza qua Rafah.

Tuy nhiên, phát biểu với báo giới ngày 16/10, Ngoại trưởng Shoukry cho biết Ai Cập đã “lặp lại yêu cầu đối với Israel về việc cho phép vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đi qua”. Ông nhấn mạnh: “Không có gì mới, đó là một vấn đề nguy hiểm khi xét đến nhu cầu mới mà người Palestine ở Gaza đang đối mặt”.

Đến chiều cùng ngày, cửa khẩu này vẫn đóng, ngăn các đoàn xe viện trợ ở một bên biên giới và phía bên kia là người Palestine và một số người nước ngoài.

Quan chức Izzat El Reshiq của Hamas cho biết, không có thông tin xác thực về việc mở lại cửa khẩu biên giới Rafah hay lệnh ngừng bắn tạm thời. (AFP)

* Thượng nghị sĩ Mỹ tới Israel, Ngoại trưởng Blinken bất ngờ trở lại: Ngày 15/10, Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của đảng Dân chủ tại bang New York, đã dẫn đầu đoàn nghị sĩ lưỡng đảng tới Israel. Chuyến thăm nhằm thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Israel.

Ông Schumer đã gặp Tổng thống chủ nhà Isaac Herzog tại Tel Aviv sáng cùng ngày. Dự kiến, ông sẽ gặp Thủ tướng Benjamin Netanyahu và lãnh đạo đảng đối lập Benny Gantz, hai chính trị gia này vừa thành lập chính phủ thống nhất.

Người phát ngôn của Thượng nghị sĩ này cho biết, ông sẽ thảo luận với Israel về cách Washington có thể hỗ trợ Israel trên mọi mặt trận. Thượng nghị sĩ Schumer, 72 tuổi, là người Do Thái có vị trí cao nhất trong Chính phủ Mỹ từ trước đến nay và là người Do Thái đầu tiên đảm nhiệm vị trí lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện.

Trước đó, ông Schumer đã cắt ngắn chuyến công du châu Á để quay về Mỹ cùng ứng phó với cuộc khủng hoảng tại Trung Đông. Trong chuyến công tác, ông vẫn giữ liên lạc với quan chức và lãnh đạo Israel từ Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Quốc hội Mỹ hiện đang chờ đề nghị bổ sung ngân sách hỗ trợ Israel từ Nhà Trắng.

Trong một tin liên quan, một phóng viên AFP đi cùng Ngoại trưởng Antony Blinken xác nhận sau khi công du 6 quốc gia Arab, ông đã trở lại Israel ngày 16/10 để thảo luận về xung đột với Hamas. Theo đó, máy bay chở Ngoại trưởng Antony Blinken, người đã đến Israel hôm 12/10 trong chuyến thăm thể hiện sự đoàn kết của Mỹ đối với Nhà nước Do Thái, đã hạ cánh xuống Tel Aviv. Dự kiến, ông gặp lại Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Jerusalem. (AFP/Reuters)

* Thủ tướng Đức công du Israel: Ngày 16/10, kênh NTV (Đức) dẫn nguồn tin Chính phủ cho biết, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ tới Israel ngày 17/10 để thể hiện tình đoàn kết với Israel sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas cuối tuần trước.

Người phát ngôn của Chính phủ Đức chưa bình luận về chuyến công du này.

Tuần trước, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã tới Israel. Sau chuyến thăm tới Nhà nước Do Thái, bà đã đến Ai Cập, trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang nỗ lực ngăn chặn xung đột leo thang trong khu vực Trung Đông. (NTV)

* Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về xung đột Israel-Hamas: Ngày 16/10, một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ngoại trưởng Hakan Fidan đã thảo luận với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về tình hình tại Israel và dải Gaza. Tuy nhiên, nguồn tin không nêu thông tin chi tiết.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng đóng vai trò hòa giải trong xung đột này và đã liên hệ với Hamas về việc phóng thích những dân thường bị nhóm này bắt làm con tin. Ankara đã gửi hàng viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza, song lô hàng này hiện đang lưu lại Ai Cập do biên giới bị đóng cửa. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Mỹ muốn thực hiện chuyến đi táo bạo tới Israel để thể hiện thái độ của Washington

Nga-Trung

* Ngoại trưởng Nga-Trung thảo luận về quan hệ song phương: Ngày 16/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, Ngoại trưởng Vương Nghị gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại thủ đô Bắc Kinh. Cuộc hội đàm diễn ra trước thềm Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3, diễn ra từ ngày 17-18/10 ở Bắc Kinh.

Ông Vương cho biết, Trung Quốc đánh giá cao sự coi trọng và ủng hộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin với sáng kiến, hoan nghênh Moscow tiếp tục tham gia tích cực để đóng góp hơn nữa nhằm thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng chung.

Về phần mình, ông Sergei Lavrov cho hay, hai nước đã duy trì động lực tốt trong phát triển quan hệ song phương. Nga hy vọng sẽ duy trì liên lạc chiến lược chặt chẽ với Trung Quốc và tăng cường hợp tác thiết thực trên mọi lĩnh vực. Ông Lavrov lưu ý, Tổng thống Putin rất mong chờ được gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Trung Quốc và tham gia diễn đàn, bày tỏ tin tưởng vào thành công của sự kiện.

Ngoài ra, hai bên đã tiến hành phối hợp chiến lược liên quan đến nỗ lực tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), nhóm BRICS và các khuôn khổ đa phương khác. (Reuters/Tân hoa xã)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc phát hiện tàn tích kho vũ khí thời cổ đại dọc Vạn lý trường thành

Nam Á

* Ấn Độ-Trung Quốc nhất trí không hành động khiêu khích ở Ladakh: Ngày 16/10, Indian Defense News (Ấn Độ) đưa tin trong vòng đàm phán thứ 20, nước này và Trung Quốc nhất trí không có hành động khiêu khích nào dọc khu vực Ladakh vào mùa Đông và giảm số lượng binh sĩ của cả hai xuống mức tối thiểu.

Nguồn tin xác nhận: "Do khí hậu mùa Đông khắc nghiệt, số lượng quân đồn trú trong khu vực đều giảm với số lượng tối thiểu. Một số quân được rút vào sâu hơn, số khác sẽ thu quân hoàn toàn. Vào mùa Hè, họ quay trở lại khu vực trách nhiệm”.

Ngoài ra, nguồn tin cho biết thêm một vòng đàm phán khác sẽ được Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức vào mùa Đông để thảo luận về kế hoạch triển khai mùa Hè.

Hiện Ấn Độ và Trung Quốc triển khai khoảng 50.000 quân cùng với trang thiết bị cho mỗi bên. Vào mùa Đông, số lượng quân triển khai khu vực này giảm mạnh.

Trước đó, Không quân Ấn Độ đã vận chuyển thêm hơn 68.000 binh sĩ, cũng như gần 90 xe tăng và hơn 300 xe chiến đấu bộ binh, lên đỉnh Ladakh sau cuộc đụng độ với Trung Quốc ở Thung lũng Galwan ngày 15/6/2020. Kể từ đó, dù đã rút khỏi Thung lũng Galwan, Pangong Tso, Gogra và Hot Springs, hai bên vẫn giữ hàng nghìn binh sĩ và trang thiết bị dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC). (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Ấn Độ: Khả năng đáng nể trong một thế giới đầy thách thức

Đông Bắc Á

* Nhật Bản, Australia hoãn hội đàm 2+2 vì tình hình Trung Đông: Ngày 16/10, các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này và Australia đã quyết định hoãn cuộc hội đàm song phương theo thể thức 2+2, với sự tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước dự kiến vào cuối tuần này.

Trước đó, Chính phủ hai nước đã sắp xếp cuộc hội đàm 2+2 tại Tokyo vào ngày 20/10 nhằm đẩy mạnh quan hệ an ninh. Tuy nhiên, nguồn tin sau đó cho hay Canberra đã thông báo với Tokyo rằng hiện họ cần ưu tiên bảo vệ công dân Australia và xem xét các biện pháp ứng phó với tình hình ở Trung Đông.

Lần gần đây nhất Nhật Bản và Australia tổ chức cuộc hội đàm 2+2 là vào tháng 12 tại Tokyo. Trong tuyên bố chung, hai bên cam kết mở rộng các cuộc tập trận chung với quân đội Mỹ để tăng cường hợp tác quốc phòng ba bên. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Lần đầu tiên triển khai máy bay quân sự để làm điều này, Hàn Quốc 'ghi điểm' với Nhật Bản

Châu Âu

* Động đất ở Kamchatka (Nga): Chiều 16/10 (giờ Việt Nam), một trận động đất 5,5 độ Richter đã xảy ra ở bờ biển phía Đông bán đảo Kamchatka (Nga). Theo Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất GFZ của Đức, trận động đất xảy ra lúc 6h48 GMT ngày 16/10 (tức 13h48 cùng ngày giờ Việt Nam). Độ sâu chấn tiêu 54 km, ban đầu được xác định ở vị trí 53,43 độ vĩ Bắc và 160,32 độ kinh Đông.

Kamchatka nằm ở vùng viễn Đông của Nga. Nơi đây nổi tiếng với các cụm núi lửa lớn, là một điểm đến du lịch hấp dẫn và được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản thế giới. (TASS)

* Nga hạn chế nhập khẩu cá và hải sản từ Nhật Bản: Ngày 16/10, Cơ quan Giám sát thú y và kiểm dịch thực vật Nga (Rosselkhoznadzor) cho hay: “Như một biện pháp phòng ngừa, từ ngày 16/10, Rosselkhoznadzor tham gia các biện pháp hạn chế tạm thời của Trung Quốc liên quan đến nhập khẩu cá và hải sản từ Nhật Bản”. Trước đó, hạn chế được đưa ra trước khi có đầy đủ thông tin cần thiết để xác nhận sự an toàn của sản phẩm thủy sản và tuân thủ các yêu cầu của Liên minh kinh tế Á-Âu, cũng như phân tích của các chuyên gia Rosselkhoznadzor.

Trong khi đó, nhà sản xuất hàng điện tử và cung cấp giải pháp cơ sở hạ tầng Nhật Bản Fujitsu đã triển khai quá trình giải thể pháp nhân Fujitsu Technology Solutions LLC ở Nga. Theo truyền thông Nga, sau khi diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, Fujitsu đã đình chỉ việc bán trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ, song vẫn chưa tuyên bố rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga. (RT)

* Phe đối lập tại Ba Lan có thể thắng cử: Tối 15/10, các điểm bỏ phiếu tại Ba Lan đóng cửa. Kết quả thăm dò sau bỏ phiếu cho thấy đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền có khả năng về nhất. Tuy nhiên, đảng này không hội đủ đa số để thành lập chính phủ mà phải tìm kiếm đồng minh để tiếp tục nắm quyền.

Trong khi đó, thăm dò do Ipsos tiến hành cho TVN24 (Ba Lan), Liên minh Dân sự (KO) đối lập, Con đường thứ ba (TC) trung dung và Cánh tả mới (NL) nhiều khả năng giành được tổng cộng 248 ghế tại Hạ viện gồm 460 thành viên, qua đó giành chiến thắng nếu thành lập liên minh. Trong khi đó, PiS chỉ có được khoảng 200 ghế. “Liên đoàn” (Konfederacja) cực hữu được dự đoán giành 12 ghế. Lãnh đạo phe đối lập KO Donald Tusk tuyên bố: “Triều đại của PiS đã kết thúc”.

Để thành lập được chính phủ, một đảng hoặc liên minh phải giành được đa số, ít nhất 231/460 ghế tại Hạ viện. (TTXVN)

Hàn Quốc tổ chức Đối thoại Quốc phòng Seoul 2023

Hàn Quốc tổ chức Đối thoại Quốc phòng Seoul 2023

Ngày 16/10, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Seoul sẽ đăng cai Diễn đàn an ninh quốc tế thường niên trong tuần này, nhằm ...

Ukraine rốt ráo tìm cách ‘tiêu tiền’ của Nga, hối thúc Mỹ và EU, các đồng minh đáp lại thế nào?

Ukraine rốt ráo tìm cách ‘tiêu tiền’ của Nga, hối thúc Mỹ và EU, các đồng minh đáp lại thế nào?

Cựu Thủ tướng Ukraine (nhiệm kỳ 2014-2016) Arseniy Yatsenyuk, hiện là người đứng đầu Diễn đàn An ninh Kiev (KSF) cho biết, việc tịch thu ...

Mỹ có thêm bằng chứng bất ngờ hé lộ UAV tấn công Ukraine có liên quan đến Iran

Mỹ có thêm bằng chứng bất ngờ hé lộ UAV tấn công Ukraine có liên quan đến Iran

Ngày 12/10, giới chức quân đội Mỹ đã chứng minh mảnh vỡ máy bay không người lái (UAV) mới được thu hồi ở Ukraine cho ...

Cam kết mạnh hơn với Hamas, Iran khiến Mỹ lo nước này sẽ trực tiếp tham chiến

Cam kết mạnh hơn với Hamas, Iran khiến Mỹ lo nước này sẽ trực tiếp tham chiến

Ngày 15/10, phát biểu trên đài CBS, Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivancho biết nước Mỹ lo ngại cuộc xung đột ...

Israel cáo buộc Hezbollah do Iran hậu thuẫn tấn công miền Bắc, bác bỏ tin đồn về thoả thuận ngừng bắn 5 giờ ở Dải Gaza

Israel cáo buộc Hezbollah do Iran hậu thuẫn tấn công miền Bắc, bác bỏ tin đồn về thoả thuận ngừng bắn 5 giờ ở Dải Gaza

Ngày 16/10, người phát ngôn Quân đội Israel (IDF), Chuẩn tướng Daniel Hagari cho biết, Iran chỉ đạo phong trào Hezbollah ở Lebanon triển khai ...

Bài viết cùng chủ đề

Xung đột Israel-Hamas

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - xổ số hôm nay 28/4. kết quả xổ số miền Nam 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động